Bài thơ Ta đi tới của nhà thơ Tố Hữu sẽ được hướng dẫn tìm hiểu trong chương trình môn Ngữ văn lớp 8.
Neu-edutop.edu.vn sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 8: Ta đi tới. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết ngay sau đây.
1. Sơ đồ tư duy Ta đi tới
2. Soạn bài Ta đi tới chi tiết
Đôi nét về tác giả Tố Hữu
a. Vài nét về tiểu sử
– Tố Hữu (1920 – 2002) tên thật là Nguyễn Kim Thành.
– Quê gốc ở làng Phù Lai, nay thuộc xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế.
– Thân sinh là một nhà nho nghèo, bà mẹ cũng là con một nhà nho, cả hai người đã truyền cho con tình yêu tha thiết với văn học dân gian.
– Năm 12 tuổi, mồ côi mẹ. Sau đó một năm vào học tại trường Quốc học Huế, tham gia phong trào đấu tranh cách mạng.
– Bước vào tuổi thiếu niên, ông tham gia phong trào cách mạng và trở thành người lãnh đạo chủ chốt của Đoàn thanh niên Dân chủ ở Huế.
– Cuối tháng 4 năm 1939, Tố Hữu bị thực dân Pháp bắt giam vào nhà lao Thừa Thiên.
– Tháng 3 năm 1942: ông vượt ngục ra Thanh Hoá tiếp tục hoạt động.
– Cách mạng tháng Tám 1945: Ông là Chủ tịch Uỷ ban khởi nghĩa Huế.
– Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, ông ra Thanh Hoá, lên Việt Bắc công tác ở cơ quan Trung ương Đảng, phụ trách văn hoá văn nghệ.
– Tố Hữu cũng từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong hệ thống chính trị của Việt Nam.
– Ông là một nhà thơ tiêu biểu của nền thơ ca cách mạng Việt Nam. Đồng thời ông cũng là một cán bộ cách mạng lão thành của Việt Nam.
– Năm 1996: Được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
b. Đường cách mạng, đường thơ
– Tố Hữu là một trong những lá cờ đấu của nền văn nghệ Cách mạng Việt Nam.
– Các chặng đường thơ của Tố Hữu luôn gắn bó và phản ánh chân thật chặng đường cách mạng đầy gian khổ hy sinh nhưng cũng nhiều thắng lợi vinh quang của dân tộc, đồng thời cũng là những chặng đường vận động trong quan điểm tư tưởng và bản lĩnh nghệ thuật của nhà thơ.
– Các chặng đường thơ:
- Từ ấy (1937 – 1946): chặng đường đầu tiên của thơ Tố Hữu, đánh dấu bước trưởng thành của người thanh niên quyết tâm đi theo ngọn cờ cách mạng và gồm ba phần Máu lửa – Xiềng xích – Giải phóng.
- Việt Bắc (1947 – 1954): là tiếng ca hùng tráng, thiết tha về cuộc kháng chiến chống Pháp và những con người kháng chiến.
- Gió lộng (1955 – 1961): dạt dào những nguồn cảm hứng lớn lao.
- Ra trận (1962 – 1971); Máu và hoa (1972 – 1977): am vang khí thế quyết liệt của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước và niềm vui chiến thắng.
- Một tiếng đờn (1978 -1992), Ta với ta (1992 – 1999): hai tập thơ đánh dấu chuyển biến mới trong thơ Tố Hữu, dòng chảy sôi động của cuộc sống thường nhật với niềm vui, nỗi buồn, được mất, sướng khổ…
Giới thiệu về bài thơ Ta đi tới
a. Hoàn cảnh sáng tác
Bài thơ được sáng tác vào tháng 8 năm 1954 – thời điểm cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc thắng lợi, niềm vui chiến thắng lan tỏa đến khắp mọi miền tổ quốc đã gợi nguồn cảm hứng thơ ca cho tác giả.
b. Bố cục
- Phần 1. Từ đầu đến “Ai về Hà Nội thì xuôi cùng thuyền”: Vẻ đẹp của đất nước
- Phần 2. Tiếp theo đến “Tiếng của em thánh thót quanh làng”: nhớ lại kỷ niệm về những ngày tháng chiến đấu quả cảm, oai hùng.
- Phần 3. Còn lại: tinh thần kiên trung, bất diệt của dân tộc
c. Ý nghĩa nhan đề
Nhan đề “Ta đi tới” ngắn gọn nhưng lại giàu ý nghĩa. Với ba từ nhưng dường như đã nêu được nội dung của toàn bộ bài thơ. Điểm đặc biệt của nhan đề là dù ngắn gọn nhưng lại đầy đủ chủ ngữ – vị ngữ. “Ta đi tới” gợi ra hình ảnh đất nước Việt Nam đầy anh dũng, bất khuất để tiến lên không chùn bước trước khó khăn, để có được cuộc sống hòa bình, hạnh phúc như ngày hôm nay và tiến tới cả mai sau nữa. Bên cạnh đó, nhan đề còn tạo cảm xúc hào hùng, hưng phấn, thôi thúc những con người yêu nước vươn lên, vững bước tiến tới xây dựng nên đất nước tươi đẹp, nối tiếp ông cha anh hùng.
3. Soạn bài Ta đi tới ngắn gọn
Câu 1. Đọc trích đoạn bài thơ, em hình dung như thế nào về bối cảnh lịch sử (không gian, thời gian, những sự kiện quan trọng….) đã gợi nguồn cảm hứng thơ ca cho tác giả?
Bài thơ được sáng tác vào tháng 8 năm 1954 – thời điểm cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc thắng lợi, niềm vui chiến thắng lan tỏa đến khắp mọi miền tổ quốc đã gợi nguồn cảm hứng thơ ca cho tác giả.
Câu 2. Nhìn lại chặng đường cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp “ba ngàn ngày không nghỉ” nhà thơ đã bộc lộ cảm xúc gì? Theo em, đây chỉ là cảm xúc của cá nhân nhà thơ hay còn là cảm xúc chung của cộng đồng? Vì sao?
– Nhìn lại chặng đường cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp “ba ngàn ngày không nghỉ” nhà thơ đã bộc lộ cảm xúc sung sướng, tự hào khi giành được chiến thắng, lòng căm thù giặc sâu sắc.
– Cảm xúc này là cảm xúc chung của cộng đồng. Vì cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp là cuộc kháng chiến của nhân dân, niềm sung sướng và tự hào khi thắng lợi cũng là của cộng đồng.
Câu 3. Xác định hình ảnh trung tâm của đoạn trích. Hình ảnh đó có mối liên hệ với những hình ảnh nào khác trong đoạn trích?
- Hình ảnh trung tâm của đoạn trích: “Ta đi…”
- Hình ảnh này có mối liên hệ gắn bó, giúp gợi mở ra những hình ảnh khác trong đoạn trích.
Câu 4. Những địa danh nào được nhắc đến trong đoạn trích? Theo em, việc xuất hiện một loạt địa danh như vậy mang lại hiệu quả gì trong việc thể hiện tình cảm của tác giả?
– Những địa danh được nhắc đến trong đoạn trích: Bắc Sơn, Đình Cả, Thái Nguyên, Tây Bắc, Điện Biên, sông Lô, Bình Ca, Phú Thọ, Trung Hà, Hưng Hóa, khu Ba, khu Bốn, sông Thao, Hà Nội, Việt Nam, Nam Bộ, Tiền Giang, Hậu Giang, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Tháp, Việt Bắc, miền Nam, Nam – Ngãi, Bình – Phú, Khánh Hòa, Phan Rang, Phan Thiết, Tây Nguyên, Công Tum, Đắc Lắc, khu Năm, miền Trung, sông Hương, bến Hải, cửa Tùng.
– Một loại địa danh xuất hiện góp phần thể hiện tình cảm của tác giả một cách sinh động hơn: Niềm vui chiến thắng đã lan tỏa trên khắp mọi miền của tổ quốc.
Câu 5. Trong đoạn trích, tác giả sử dụng lặp đi lặp lại cấu trúc: “Ai…”, “Đường…”. Hãy phân tích tác dụng biện pháp nghệ thuật ấy.
Việc sử dụng điệp cấu trúc: “Ai…”, “Đường…” nhằm nhấn mạnh vào những khó khăn, vất vả mà người người chiến sĩ cách mạng phải trải qua, từ đó bộc lộ niềm cảm phục và yêu mến dành cho họ.
Câu 6. Nhận xét về cách đặt nhan đề của bài thơ. Em có cảm nhận, suy nghĩ gì về nhan đề đó?
Nhan đề “Ta đi tới” là một câu hoàn chỉnh, thể hiện hành động tiến về phía trước của nhân vật “ta”. Cách đặt nhan đề độc đáo, ngắn gọn nhưng giàu ý nghĩa. Tác giả vừa ngợi ca chiến thắng, vừa gợi suy nghĩ về đoạn đường sắp tới mà dân tộc Việt Nam đang đi tới xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Xem thêm: Ý nghĩa nhan đề Ta đi tới
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Ta đi tới Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 8 trang 25 sách Kết nối tri thức tập 1 của Neu-edutop.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.