Xét nghiệm máu gót chân là gì và khi nào cha mẹ cần cho trẻ sơ sinh thực hiện? Cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé.
Xét nghiệm máu gót chân dành cho trẻ sơ sinh luôn được các bác sĩ nhi khoa khuyến khích cha mẹ thực hiện để dễ dàng tầm soát các bệnh lý ở trẻ. Nhưng tới hiện tại, vẫn có nhiều bậc phụ huynh vẫn chưa rõ đây là phương pháp gì và các lợi ích của nó ra sao? Cùng tìm hiểu với Neu-edutop.edu.vn nào.
Xét nghiệm máu gót chân cho trẻ sơ sinh là gì?
Xét nghiệm máu gót chân là một phương pháp giúp sàng lọc các một số tình trạng rối loạn hiếm gặp nhưng có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Từ đó giúp cho các bác sĩ và cha mẹ có phương hướng điều trị tốt nhất dành cho bé.
Thời điểm tốt nhất để thực hiện xét nghiệm này là từ 24-72h sau khi trẻ chào đời và sẽ nhận lại kết quả từ sau 10-14 ngày. Đây là một xét nghiệm hoàn toàn miễn phí và không bắt buộc nhưng cha mẹ vẫn được các bác sĩ tư vấn nên thực hiện để tránh những trường hợp xấu xảy đến với sức khỏe của con.
Xét nghiệm máu gót chân giúp phát hiện những bệnh gì?
Bệnh Phenylceton niệu (PKU)
Đây là một dạng hội chứng rối loạn chuyển hóa acid amin mà cụ thể là phenylalanine ở trẻ. Căn bệnh này sẽ gây cho trẻ một số các khuyết tật về trí tuệ và gặp trở ngại trong việc học tập trong tương lai. Bên cạnh đó, việc xét nghiệm máu gót chân còn giúp phát hiện thêm một số các rối loạn sau:
- Thiếu hụt MCAD: Cản trở quá trình chuyển đổi chất béo thành năng lượng
- Bệnh siro niệu: Khiến cho nước tiểu có mùi ngọtHomocystin niệu
- Phát hiện được 5 rối loạn chuyển hóa acid amin, 8 rối loạn acid hữu cơ, 6 rối loạn acid béo
Bệnh suy giáp bẩm sinh (CH)
Là một chứng gây rối loạn nội tiết ở trẻ sơ sinh, khiến cho trẻ không thể phát triển bình thường tuyến giáp dẫn đến không đầy đủ hormone, thường xuất hiện với tỷ lệ 1 trên 3.500 trẻ. Căn bệnh này nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra tình trạng chậm phát triển ở bé.
Bệnh xơ nang (CF)
Xơ nang là một dạng bệnh lý khiến cho chất nhầy trong phổi và ruột dày đặc và kết dính lại với nhau, gây cản trở đến sự vận hành các bộ phận khác trong cơ thể. Từ đó có thể dẫn đến một số căn bệnh nguy hiểm như nhiễm trùng phổi, các bệnh về gan, mật,…ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe trẻ.
Trên thực tế, vẫn chưa có thuốc đặc trị cho căn bệnh này nhưng nếu xét nghiệm máu gót chân giúp các bác sĩ phát hiện bệnh này sớm hơn ở trẻ thì vẫn có phương hướng điều trị để bé được phát triển lành mạnh hơn.
Rối loạn chuyển hóa Galactose
Một trong những căn bệnh mà xét nghiệm máu gót chân có thể phát hiện được là rối loạn chuyển hóa galactose. Khiến cho cơ thể tích tụ loại đường này trong cơ thể và có thể gây tử vong. Việc phát hiện sớm sẽ giúp các bác sĩ có phương hướng điều trị kịp thời và nhanh chóng.
Bệnh hồng cầu lưỡi liềm
Hồng cầu hình lưỡi liềm là căn bệnh khiến cho các tế bào hồng cầu bên trong cơ thể bị cứng, dính, hình lưỡi liềm và không thể vận chuyển oxy. Dẫn đến biến chứng khiến cho trẻ bị chậm tăng trưởng. Vì vậy, phát hiện sớm căn bệnh này là vô cùng quan trọng và việc thực hiện xét nghiệm gót chân từ lúc bé là việc làm cần thiết.
Bài viết trên là những thông tin về xét nghiệm máu gót chân ở trẻ sơ sinh mà cha mẹ cần biết. Mong bài viết sẽ hữu ích và đừng quên theo dõi Neu-edutop.edu.vn để có thêm nhiều kiến thức hay nữa nhé!
Nguồn: HelloBacsi
Neu-edutop.edu.vn