Bạn đang xem bài viết Virus Adenovirus nguy hiểm như thế nào với trẻ, cha mẹ cần lưu ý những gì? tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Theo VTV đưa tin, tính đến ngày 12/09/2022, tổng số ca nhiễm tại Bệnh viện Nhi Trung ương là 412 ca, đã tăng hơn 44,1% so với cùng kỳ năm ngoái và có đến 6 trường hợp bệnh nhi không qua khỏi do nhiễm virus này.
Cùng Neu-edutop.edu.vn tìm hiểu và nắm rõ những thông tin về virus adeno – virus gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng về đường hô hấp đặc biệt đối với trẻ nhỏ, để có những biện pháp phòng ngừa và bảo vệ sức khỏe con em hiệu quả.
Adenovirus là gì?
Theo các thông tin được đội ngũ bác sĩ Bệnh viện đa khoa Tâm Anh chia sẻ, virus adeno được phát hiện lần đầu tiên từ mạch hạch hạnh nhân trong cơ thể người vào năm 1953, virus adeno có chứa DNA chuỗi kép, đường kính từ 70 – 80 cm, virus không có vỏ bọc, capsid đối xứng hình khối, có dạng đa giác đều tạo nên từ 252 capsome.
Virus adeno có khả năng gây bệnh ở 2 nhóm chính: chim và động vật có vú (gồm cả con người); được phân lập ra 47 loại virus adeno riêng biệt và chia thành 6 nhóm ký hiệu A – F dựa trên đặc điểm sinh lý, sinh hóa và sinh học phân tử.
Đây là loại virus có sức sống khá cao, có khả năng tồn tại lên đến 30 ngày ở nhiệt độ phòng, sống được nhiều tháng ở nhiệt độ 40 độ C và nhiều năm ở nhiệt độ -200 độ C; các dung môi hữu cơ như ete, axeton không có tác dụng diệt Adeno. Virus sẽ bị tiêu dị ở nhiệt độ sôi 1000 độ C hoặc bằng tia cực tím, cloramin.
Adeno có khả năng gây bệnh ở nhiều cơ quan như đường hô hấp, tiêu hóa, mắt,.. ở mọi đối tượng và lứa tuổi, song, virus này mang nguy cơ lây nhiễm và mức độ nguy hiểm cao đối với trẻ em, người cao tuổi, người mắc bệnh mạn tính,..
Khả năng lây lan của adeno kéo dài suốt thời gian người bệnh mang virus và lây trực tiếp qua đường hô hấp giữa người với người, lây qua niêm mạc khi dùng chung nguồn nước có chứa dịch tiết từ mắt, mũi, phân từ người bệnh; tiếp xúc gián tiếp với đồ dùng của bệnh nhân.
Bệnh do virus này gây ra hiện chưa có thuốc đặc trị. Bệnh nhân mắc Adenovirus sẽ được điều trị những triệu chứng bệnh, hỗ trợ nâng cao sức đề kháng hoặc cho dùng kháng sinh nếu xảy ra tình trạng bội nhiễm.
Một số bệnh lý do Adenovirus gây ra
Adenovirus là một loại virus nguy hiểm, có khả năng gây ra rất nhiều căn bệnh nguy hiểm mà đối tượng dễ mắc phải nhất là trẻ nhỏ.
Đường hô hấp
Viêm họng cấp: Biểu hiện thường thấy là sốt, nhức đầu, sưng họng, chảy nước mũi và ho; kéo dài từ 7 – 14 ngày và mang nguy cơ lây lan nhanh chóng; trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có nguy cơ mắc cao.
Viêm đường hô hấp cấp: Biểu hiện thường thấy là ho, đau họng dai dẳng, họng và hạch cổ sưng đau, sốt cao lên đến 39 độ C; bệnh diễn biến cấp tính, hết nhanh sau 3 – 4 ngày. Tuýp 4 và 7 là các tuýp gây bệnh phổ biến, xảy ra ở cả người lớn và trẻ nhỏ.
Viêm họng kết mạc: Biểu hiện gồm những triệu chứng của viêm họng kết hợp tình trạng kết mạc mắt đỏ, chảy dịch nhưng thường không đau. Mùa hè là thời điểm dịch lây lan nhanh và mạnh nhất, thông qua đường hô hấp hoặc hồ bơi.
Viêm phổi: Biểu hiện xảy ra đột ngột, ho, chảy nước mũi và sốt cao đột ngột, xuất hiện các tổn thương ở phổi có nguy cơ lan rộng và để lại di chứng nghiêm trọng, thậm chí là gây tử vong khi mắc phải với tỉ lệ 8 – 10%. Tuýp 3, 4, 7 và 14 là nguyên nhân gây bệnh thường gặp.
Đường mắt – Viêm kết mạc
Còn được biết đến với cái tên đau mắt đỏ, có các biểu hiện phổ biến như kết mạc mắt đỏ 1 hoặc cả 2 mắt, xuất hiện tình trạng chảy dịch, nguy cơ bội nhiễm cao nếu không được điều trị kịp thời.
Viêm kết mạc là một trong những tình trạng thường gặp vào mùa hè, dễ phát triển thành dịch do nguồn lây từ nước hồ bơi.
Đường tiêu hóa – Viêm dạ dày, ruột
Adenovirus tuýp 40, 41 và 31 có khả năng gây ra tình trạng viêm dạ dày, viêm ruột cấp tính ở người. Ở trẻ nhỏ, tỉ lệ bệnh nhân bị viêm dạ dày, ruột do virus này gây ra chỉ xếp sau rotavirus trong bệnh tiêu chảy.
Biểu hiện thường gặp đi ngoài lỏng, nhiều nước kéo dài khoảng 7 ngày, sốt, nôn ói kèm theo các dấu hiệu viêm đường hô hấp lẫn viêm kết mạc. Nguồn lây chủ yếu có trong phân người.
Một số bệnh khác
Viêm bàng quang: Bệnh này thường được bắt gặp ở các bé trai, gây ra cho virus tuýp 11, 12 và được tìm thấy trong nước tiểu người bệnh.
Virus thể ẩn: Đây là những virus lây lan bệnh nhưng không gây ra biểu hiện hay triệu chứng cụ thể. Người bệnh sau khi được trị khỏi sẽ có được khả năng miễn dịch với cùng một chủng virus gây bệnh nhưng sẽ không có được khả năng miễn dịch chéo với các chủng Adeno gây bệnh khác.
Cách phòng chống dịch bệnh do adenovirus gây ra
-
Nguồn nước là tác nhân vô cùng quan trọng trong việc phòng tránh và ngăn chặn sự lây nhiễm và lan nhanh của adenovirus. Bạn nên đảm bảo nước sinh hoạt luôn sạch sẽ, vệ sinh; tiến hành khử trùng nước bằng cloramin B trường xuyên vào mùa mưa lũ.
-
Giữ vệ sinh cá nhân kỹ lưỡng, không dùng chung các đồ dùng cá nhân như khăn mặt, khăn tắm, giặt giũ quần áo, khăn, chăn gối thường xuyên, phơi khô ráo.
-
Rửa tay bằng xà phòng, dung dịch rửa tay sau khi ra ngoài về, trước các bữa ăn,..
-
Dùng riêng tất cả mọi vật dụng và thực hiện sát trùng nếu đang trong trường hợp chăm sóc người bệnh bị nhiễm virus adeno.
-
Hạn chế đến những địa điểm công cộng không biết rõ tình trạng vệ sinh, nhất là những hồ bơi trong mùa mưa, mùa hè,..
Adenovirus có khả năng lây lan nhanh bằng đường trực tiếp lẫn gián tiếp, việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa một cách đầy đủ và kỹ càng có thể giúp bạn nâng cao sức khỏe, bảo vệ bản thân và gia đình khỏi những căn bệnh nguy hiểm.
Neu-edutop.edu.vn gửi đến bạn những thông tin cụ thể và toàn diện về chủng virus Adeno nguy hiểm trong bài viết trên. Đừng quên theo dõi chúng mình mỗi ngày để cập nhật những tin tức hữu ích nhất cho cuộc sống nhé!
Nguồn bài viết: Chuyên trang sức khỏe Vinmec, Đài truyền hình VTV.
Mua sữa bột các loại cho bé tại Neu-edutop.edu.vn:
Neu-edutop.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Virus Adenovirus nguy hiểm như thế nào với trẻ, cha mẹ cần lưu ý những gì? tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.