Viễn thị là tật khúc xạ mắt khá phổ biến hiện nay. Vậy bạn đã hiểu rõ viễn thị là gì và cách phòng tránh viễn thị chưa? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau!
Triệu chứng viễn thị thường xuất hiện phổ biến ở trẻ em, nếu như không được phát hiện sớm, triệu chứng viễn thị có thể trở nặng, khó có thể điều trị. Nếu bạn quan tâm tới triệu chứng này thì hãy theo dõi bài này nhé!
Viễn thị là gì?
Tật viễn thị hay còn gọi là Hypermetropia, đây là tình trạng bệnh liên quan đến mắt hoàn toàn ngược với cận thị, viễn thị là khi bạn có thể nhìn rõ những vật ở xa nhưng lại nhìn không rõ những vật ở gần. Viễn thị có thể ảnh hưởng rất nhiều tới khả năng tập trung của bạn. Có một vài trường hợp viễn thị nặng khiến người nhìn chỉ có thể nhìn được những vật ở rất xa.
Viễn thị gồm có 3 loại gồm:
- Viễn thị nhẹ: Nhỏ hơn 2 Diop
- Viễn thị trung: Từ 3-5 Diop
- Viễn thị nặng: Từ 5 Diop trở lên
Nguyên nhân gây viễn thị
- Nguyên nhân bẩm sinh: Khi sinh ra, đôi mắt có trục nhãn cầu ngắn, hay do công suất hội tụ của thuỷ tinh thể và giác mạc khi mới sinh ra quá mỏng và yếu.
- Nguyên nhân do tuổi tác: Với người già, thể thuỷ tinh sẽ bị lão hoá mất đi tính đàn hồi và dần dần khiến mắt bị viễn thị.
- Nguyên nhân do các bệnh lý khác như có khối u ở mắt, bệnh võng mạc, giác mạc bị dẹt đi,…
- Bên cạnh đó, việc thường xuyên nhìn xa, không giữ đúng khoảng cách cũng là nguyên nhân khiến cho thể thuỷ tinh bị mất đi tính đàn hồi.
Dấu hiệu và triệu chứng viễn thị
Cơ địa mỗi người khác nhau nên mỗi người cũng sẽ có những triệu chứng khác nhau. Những dấu hiệu chính và phổ biến của viễn thị thường bắt gặp ở người gồm:
- Mắt có dấu hiệu bị lác.
- Có thể nhìn xa rõ nhưng nhìn gần thì không thể nhìn rõ.
- Đau mắt, nhức mắt khi đọc sách.
- Thường xuyên cảm thấy chóng mặt.
- Không thể nhìn lâu tập trung được trong một khoảng thời gian ngắn.
Cách điều trị viễn thị
Để điều trị được hiệu quả, thì người bị bệnh nên phát hiện và đi khám sớm cho đôi mắt, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Khi trẻ còn nhỏ, nếu trong trường hợp độ cận rơi vào khoảng mức trung thì cũng không cần phải điều trị, bởi mắt trẻ vẫn còn độ linh hoạt và hoàn toàn có thể cải thiện được bệnh khi lớn dần.
Tuy nhiên, nếu trẻ không được phát hiện sớm thì trẻ sẽ có nguy cơ cao bị nhược thị do không được mang kính đúng lúc.
Đối với người lớn, để điều trị viễn thị, có thể chọn giải pháp đeo kính gọng, kính áp tròng, kính áp tròng Ortho K hoặc phẫu thuật mắt.
Cách phòng ngừa viễn thị
- Cần có chế độ ăn uống dinh dưỡng tốt cho mắt, các bạn nên bổ sung đủ vitamin A, Omega 3,… từ các loại trái cây, loại cá,…
- Theo dõi nếu thấy các dấu hiệu của viễn thị thì cần đến và gặp bác sĩ để điều trị.
- Cần chú ý tới các bệnh mãn tính như tiểu đường, huyết áp cao,.. bởi có thể ảnh hưởng tới triệu chứng mắt.
- Bảo vệ mắt, không để mắt tiếp xúc quá lâu tới tia UV.
- Khám mắt theo định kỳ thường xuyên.
Bài viết trên là những thông tin về triệu chứng viễn thị của mắt. Hãy theo dõi Neu-edutop.edu.vn thường xuyên hơn để cập nhật những thông tin hữu ích nhé.
Neu-edutop.edu.vn