Bạn đang xem bài viết Viêm loét dạ dày kiêng ăn gì? Lưu ý ngay 9 loại thực phẩm sau tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Viêm loét dạ dày là tình trạng bệnh lý ngày càng trở lên phổ biến. Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng là việc cần thiết, song vẫn còn nhiều người thắc mắc viêm loét dạ dày kiêng ăn gì. Mời bạn đọc cùng Nhà thuốc An Khang tìm câu trả lời thông qua bài viết này nhé!
Rượu bia
Bia, rượu hay các thức uống có cồn khác có thể từ từ gây kích ứng dạ dày, làm rối loạn sản sinh chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, từ đó ăn mòn niêm mạc dạ dày. Tiêu thụ rượu quá mức có liên quan đến sự hiện diện của các triệu chứng ở bệnh nhân mắc bệnh.[1]
Nếu bây giờ bạn đã bị viêm loét dạ dày, tá tràng hoặc có nguy cơ mắc bệnh, tốt nhất hãy hạn chế rượu bia và đồ uống có cồn hoặc tránh hoàn toàn.
Đồ chiên
Thực phẩm được chiên trong dầu ở nhiệt độ cao mất nhiều thời gian hơn để tiêu hóa, có thể dẫn đến đau bụng và đầy hơi. Do đó thức ăn được chế biến theo cách này có thể làm trầm trọng thêm tình trạng viêm loét dạ dày và làm đảo lộn lớp bảo vệ tự nhiên của đường tiêu hóa.
Bên cạnh đó, đồ chiên rán chứa nhiều chất béo và muối và có thể được chiên đi chiên lại nhiều lần, càng có tác động xấu đến đường ruột và sức khỏe.
Thực phẩm có tính axit
Một số thực phẩm có tính axit tự nhiên như cà chua, trái cây họ cam quýt,… Những thực phẩm này được sử dụng rộng rãi nhờ những lợi ích sức khỏe chúng mang lại. Dù chưa có bằng chứng chắc chắn rằng những loại trái cây trên làm nặng thêm các vết loét ở bệnh nhân viêm loét dạ dày, tá tràng, nhưng tốt nhất nên tránh những loại này trong chế độ ăn.
Các loại thực phẩm khác như Carbohydrate tinh chế (gạo trắng, ngũ cốc đóng gói,…), soda,… dễ chuyển hoá thành acid, góp phần tạo ra môi trường axit trong cơ thể.
Thực phẩm đã qua chế biến
Tránh thực phẩm chế biến nhiều chất béo, mặn và đường có thể giúp làm giảm các triệu chứng ở những người bị loét dạ dày.
Những người bị viêm loét dạ dày thường có chế độ ăn ít chất xơ và chất chống oxy hóa. Tuy nhiên, chọn thực phẩm giàu chất xơ, chưa qua chế biến có thể giúp tiêu hóa chậm và giảm nồng độ axit mật, có thể giúp giảm các triệu chứng như đầy hơi và đau.
Sữa
Trước đây, khi các biện pháp điều trị tốt hơn như các thuốc kháng axit (kháng toan) chưa được biết đến, bệnh nhân thường được khuyên nên uống sữa để điều trị các vết loét. Ngày nay, chúng ta biết sữa không thể giúp ngăn ngừa hoặc khắc phục vết loét. Thậm chí sữa còn làm cho tình trạng của bệnh nhân tồi tệ hơn do thúc đẩy dạ dày của bạn tạo ra nhiều axit hơn.
Tuy nhiên bạn có thể uống sữa với lượng vừa đủ, tối đa 1 ly sữa/ngày. Thời điểm uống sữa tốt nhất là 1 giờ sau khi ăn sáng hoặc 30 phút trước khi đi ngủ buổi tối.
Đồ ăn cay
Một thời gian dài trong quá khứ, các bác sĩ cho rằng ăn nhiều đồ ăn cay là nguyên nhân chính gây ra các vết loét ở dạ dày, tá tràng. Hiện nay, điều này đã được chứng minh là không đúng. Mặc dù vậy, trên lâm sàng ghi nhận một số bệnh nhân thấy tiêu thụ đồ ăn cay khiến các triệu chứng thêm trầm trọng. Hãy tránh đồ ăn cay ra khỏi chế độ dinh dưỡng nếu thấy đau sau khi ăn.
Chuối tiêu
Bên cạnh vai trò là một thực phẩm cung cấp dinh dưỡng và năng lượng, chuối còn được coi như phương pháp làm giảm tiêu chảy và táo bón. Tuy nhiên, một số trường hợp cho biết rằng ăn chuối khiến họ gặp phải các vấn đề về đường ruột như đầy hơi và chướng bụng.[2]
Tình trạng này có thể được giải thích rằng chuối có chứa sorbitol, một loại rượu đường tự nhiên, và chứa nhiều chất xơ hòa tan, một loại carbohydrate hòa tan trong nước và có thể làm tăng sản xuất khí.
Trong quá trình tiêu hóa, tại ruột già, vi khuẩn đường ruột hoạt động để phân hủy hai thành phần này. Quá trình đó tạo ra khí hydro, carbon dioxide và methane, dẫn đến chứng đầy hơi ở một số người tăng lên.[3][4]
Ăn một lượng lớn chất xơ hòa tan có thể gây táo bón, đầy hơi và chướng bụng, đặc biệt là ở những người đã có thể gặp các vấn đề về tiêu hóa.[5][6] [7][8]
Bên cạnh đó, chuối chứa nhiều kali, một ion rất quan trọng đối với chu trình hoạt hóa và xúc tác của enzyme H+K+-ATPase trong dạ dày, dẫn đến tăng tiết axit dạ dày. Vì vậy, những người bị viêm loét dạ dày có phản ứng rất nhanh sau khi ăn chuối, thậm chí chỉ sau 15 phút là có thể có triệu chứng đau dạ dày.
Sô cô la (Chocolate)
Mặc dù sô cô la được biết đến là đồ ăn tốt cho sức khỏe ở nhiều mặt, song tiêu thụ sô cô la thường đem lại cảm giác khó chịu cho một số người bị loét dạ dày, tá tràng.
Những thực phẩm có hàm lượng chất béo cao, như sô cô la, làm chậm tốc độ làm rỗng dạ dày và cũng có tác dụng làm giãn cơ vòng thực quản, dẫn đến axit trong dạ dày có thể di chuyển ngược lên, khiến các mô thực quản tiếp xúc với axit, gây ra cơn trào ngược dạ dày thực quản.
Nếu thấy bản thân cũng có trải nghiệm tương tự với sô cô la, hãy tạm ngưng sử dụng một thời gian, đến khi tình trạng loét của bạn hồi phục.
Thức uống chứa caffeine (Caffeine)
Hiện nay, quan điểm caffeine, đặc biệt là cà phê, có tác động bất lợi với bệnh loét dạ dày, tá tràng hay không vẫn còn chưa rõ ràng. Lời khuyên phổ biến từ các chuyên gia vẫn là cắt bỏ caffeine ở người mắc bệnh.
Mặt khác, bạn có thể không phải từ bỏ cà phê miễn là không khiến các triệu chứng trở nên tệ hơn. Cà phê khử caffeine (Cà phê decaf) có thể là một lựa chọn phù hợp.
Xem thêm:
- Có thể sử dụng cam thảo để điều trị đau dạ dày không?
- Bồ công anh có thể trị đau dạ dày không?
Chế độ ăn uống của bệnh nhân viêm loét dạ dày cần phải được điều chỉnh, tránh những thực phẩm có thể làm trầm trọng thêm vết loét. Hy vọng bài viết đã giúp bạn đọc trong việc chăm sóc bản thân và những người thân yêu. Hãy bình luận thắc mắc của bạn để đội ngũ Nhà thuốc An Khang giải đáp nhé!
Nguồn: Medical News Today; WebMD; Healthline.
Nguồn tham khảo
-
Risk Factors for the Presence of Symptoms in Peptic Ulcer Disease
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5719912/
-
Health Benefits of Green Banana Consumption: A Systematic Review
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6627159/
-
Dietary fiber in irritable bowel syndrome (Review)
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5548066/
-
A Systematic Review of the Effects of Polyols on Gastrointestinal Health and Irritable Bowel Syndrome
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5508768/
-
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3435786/
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3435786/
-
Gastrointestinal effects of low-digestible carbohydrates
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/19234944/
-
Inhibitory actions of a high fibre diet on intestinal gas transit in healthy volunteers
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC1774297/
-
Myths and misconceptions about chronic constipation
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/15654804/
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Viêm loét dạ dày kiêng ăn gì? Lưu ý ngay 9 loại thực phẩm sau tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.