Bạn đang xem bài viết Vị phật đầu tiên là ai? Những điều thú vị về Phật Giáo? tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Phật giáo được truyền bá vào Việt Nam từ rất sớm. Phật giáo cho rằng, mọi sự vật, hiện tượng trong vũ trụ từ cái nhỏ nhất đến cái lớn nhất đều chịu sự chi phối của luật nhân duyên. Trong đó duyên là điều kiện giúp cho nguyên nhân trở thành kết quả. Kết quả ấy lại nhờ có duyên mà trở thành nhân khác, nhân khác lại nhờ có duyên mà trở thành kết quả mới. Để giúp cho bạn đọc hiểu hơn về Phật giáo nói chung, và vị Phật đầu tiên là ai. Hãy cùng Reviewedu tìm hiểu nhé!
Vị Phật đầu tiên là ai?
Vị Phật đầu tiên ở Việt Nam là ai?
Phật hoàng Trần Nhân Tông là vị phật đầu tiên. Đức vua, Phật hoàng Trần Nhân Tông là vị hoàng đế thứ ba của triều Trần. Lên ngôi năm 1278 và làm Thái Thượng hoàng 15 năm. Trần Nhân Tông là vị anh hùng dân tộc đã có công lãnh đạo nhân dân 2 lần đánh thắng quân xâm lược Nguyên Mông. Khi đất nước thái bình, Trần Nhân Tông nhường ngôi từ bỏ quyền quý. Tìm đến nơi non cao Yên Tử để học Phật tu hành.
Giáo lý Phật hoàng Trần Nhân Tông nổi bật tinh thần nhập thế, gắn đạo với đời, đậm nét dân tộc. Thiền Trúc Lâm là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa triết học siêu nhiên Phật giáo với nhân sinh quan Nho giáo và vũ trụ quan Lão giáo, nhấn mạnh việc tu tập nhằm khơi tính Phật trong tâm. Phật hoàng Trần Nhân Tông được nhân dân nhiều nước tôn vinh.
Một nhà vua sáng hết lòng vì nước, một vị tổ tận tâm chuyên tu hành Phật pháp, một thi sĩ dào dạt cảm hứng nhân tình, đạo pháp. Đẹp đẽ và vẻ vang thay cho đất nước chúng ta khi tất cả sự kỳ vĩ đó chung đúc lại trong một con người kiệt xuất – Phật hoàng Trần Nhân Tông.
Vị Phật đầu tiên trên Trái đất là ai?
Vị Phật đầu tiên là Oai Âm Vương. Oai Âm Vương là đức Phật đầu tiên của kiếp Quá – khứ (tức Quá – khứ Trang – nghiêm kiếp). Theo Kinh Pháp Hoa (phẩm Thường Bất Khinh Bồ Tát) ghi chép. Vào thời quá khứ, hơn vô lượng vô biên không thể nghĩ bàn a – tăng – kỳ kiếp về trước, có quốc độ tên Đại – thành. Trong đó có đức Phật hiệu là Oai Âm Vương, ra đời thuyết pháp hóa độ cho các loài Trời, Người và Atula. Đức Phật trụ thế bốn mươi vạn ức na – do – tha hằng – hà – sa kiếp. Sau khi đức Phật diệt độ, thời kỳ chánh pháp trải dài vô số kiếp. Thời kỳ tượng pháp trải dài vô lượng vô số kiếp. Khi thời kỳ tượng pháp này chấm dứt, trong quốc độ ấy lại có đức Phật khác ra đời. Cũng hiệu là Oai Âm Vương. Cứ như thế, trước sau có đến hai vạn ức đức Phật nối tiếp nhau ra đời. Cùng có chung một danh hiệu là Oai Âm Vương.
Những điều thú vị về Phật giáo
Người sáng lập Phật giáo
Người sáng lập ra đạo Phật là Thái tử Tất Đạt Đa (Siddhartha) sinh năm 624 trước công nguyên thuộc dòng họ Thích Ca (Sakya), con vua Tịnh Phạn Vương Đầu Đà Na (Suddhodana) trị vì nước Ca Tỳ La Vệ (Kapilavastu) xứ Trung Ấn Độ lúc đó và hoàng hậu Ma Da (Maya). Thái tử đã đạt được Đạo vô thượng, thành bậc “Chánh đẳng chánh giác”, hiệu là Phật Thích Ca Mâu Ni. Đó là ngày 08 tháng 12 năm Đức Phật 31 tuổi.
Tư tưởng chủ đạo của Phật giáo
- Tư tưởng chủ đạo của đạo Phật là dạy con người hướng thiện, có tri thức. Để xây dựng cuộc sống tốt đẹp yên vui trong hiện tại. Đạo Phật không công nhận có một đấng tối cao chi phối đời sống của con người. Không ban phước hay giáng họa cho ai. Mà trong cuộc sống mỗi người đều phải tuân theo luật Nhân – Quả. Làm việc thiện thì được hưởng phúc và làm việc ác thì phải chịu báo ứng.
- Đạo Phật còn thể hiện là một tôn giáo tiến bộ khi không có thái độ phân biệt đẳng cấp. Khác với một số tôn giáo lớn trên thế giới, đạo Phật chủ trương không có hệ thống tổ chức thế giới và hệ thống giáo quyền. Điều này xuất phát từ lý do Đức Phật hiểu rõ sự ham muốn quyền lực của con người. Do đó Đức Phật chủ trương không giao giáo quyền quản lý cho ai mà chỉ hướng dẫn đệ tử nương vào giáo lý, giáo luật để duy trì và tồn tại theo hệ thống sơn môn (như dòng họ thế tục ngoài đời).
- Đức Phật dạy: “Tất cả những gì trong thế gian đó là biến đổi, hư hoại, đều là vô thường”. Vì vậy mọi sự vật không mãi ở yên trong một trạng thái nhất định, luôn luôn thay đổi hình dạng. Đi từ trạng thái hình thành đến biến dị rồi tan rã. Sinh và diệt là hai quá trình xảy ra đồng thời trong một sự vật, hiện tượng cũng như trong toàn thể vũ trụ rộng lớn. Đức Phật cũng dạy rằng không phải là sự vật, hiện tượng sinh ra mới gọi là sinh. Mất (hay chết đi) mới gọi là diệt, mà trong sự sống có sự chết. Chết không phải là hết, không phải là hết khổ mà chết là điều kiện của một sinh thành mới.
Kết luận
Có lẽ rằng, bài viết của chúng tôi đã giúp các bạn giải đáp thắc mắc về vị Phật đầu tiên là ai? Hy vọng rằng bài viết của Reviewedu đã giúp các bạn có những cái nhìn chi tiết hơn về Phật giáo, có thêm một vài thông tin bổ ích như những điều thú vị về Phật giáo.
Xem thêm
Ấn Độ ở đâu? Ai là người tìm ra Ấn Độ? Những điều thú vị về đất nước này?
Ai là người đã phát minh ra bóng đèn điện thắp sáng cả thế giới
Thuyết vạn vật hấp dẫn là gì? Thuyết vạn vật hấp dẫn là phát minh của ai?
Giải đáp thắc mắc: Phích nước được phát minh bởi ai?
Bao nhiêu người đã từng đặt chân lên mặt trăng? Những phát hiện thú vị về mặt trăng?
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Vị phật đầu tiên là ai? Những điều thú vị về Phật Giáo? tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.
Nguồn: https://reviewedu.net/vi-phat-dau-tien-la-ai-nhung-dieu-thu-vi-ve-phat-giao