Vật lí 9 Bài 25 giúp các em học sinh lớp 9 nắm vững kiến thức về sự nhiễm từ của sắt, thép – Nam châm điện. Đồng thời giải nhanh được các bài tập Vật lí 9 chương II trang 68, 69.
Việc giải bài tập Vật lí 9 bài 25 trước khi đến lớp các em nhanh chóng nắm vững kiến thức hôm sau ở trên lớp sẽ học gì, hiểu sơ qua về nội dung học. Đồng thời giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng soạn giáo án cho học sinh của mình. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn cùng tham khảo tại đây.
Lý thuyết Sự nhiễm từ của sắt, thép – Nam châm điện
I. Sự nhiễm từ của sắt, thép
– Sắt, thép, niken, côban và các vật liệu từ khác đặt trong từ trường, đều bị nhiễm từ.
– Sau bị đã bị nhiễm từ, sắt non không giữ được từ tính lâu dài, còn thép thì giữ được từ tính lâu dài
Lõi sắt hoặc lõi thép làm tăng tác dụng từ của ống dây vì khi đặt trong từ trường thì lõi sắt, thép bị nhiễm từ và trở thành một nam châm nữa.
II. Nam châm điện
– Cấu tạo: Cuộn dây dẫn, lõi sắt non
– Các cách làm tăng lực từ của nam châm điện:
+ Tăng cường độ dòng điện chạy qua các vòng dây
+ Tăng số vòng dây của cuộn dây
– Ưu điểm so với nam châm vĩnh cửu:
+ Có thể thay đổi được độ mạnh, yếu của nam châm bằng cách tăng – giảm số vòng dây của nam châm hay cường độ dòng điện chạy qua vòng dây
+ Có thể tạo ra từ trường mạnh hơn nam châm vĩnh cửu
+ Có thể làm mất hoàn toàn từ tính của nam châm điện bằng cách ngắt dòng điện qua các vòng dây
Giải bài tập Vật lí 9 trang 68, 69
Câu C1
Nhận xét về tác dụng từ của ống dây có lõi sắt non và ống dây có lõi thép khi ngắt dòng điện qua ống dây?
Khi ngắt dòng điện chạy qua ống dây lõi sắt non mất hết từ tính còn lõi thép vẫn giữ được từ tính.
Câu C2
Quan sát và chỉ ra các bộ phận của nam châm điện mô tả trên hình 25.3. Cho biết ý nghĩa của các con số khác nhau ghi trên ống dây.
Nam châm điện trên có cấu tạo gồm một oosngs dây dẫn trong đó có lõi sắt non, trên thân ống dây có ghi các số 0, 1000, 1500 là chỉ số vòng dây có trong ống.
Dòng chữ 1 A – 22 Ω cho biết ống dây được dùng với dòng điện có cường độ 1 A, điện trở của ống dây là 22 Ω.
Câu C3
So sánh các nam châm điện được mô tả trên hình 25.4. Trong các nam châm điện a và b; c và d; b,d và e thì nam châm nào mạnh hơn?
Gợi ý đáp án
Ta thấy cuộn dây a , b, c có cùng cường độ dòng điện chạy qua nhưng b có số vòng dây lớn hơn c, c có số vòng dây lớn hơn a =>Vì vậy nam châm b mạnh hơn c, c mạnh hơn a.
Ta thấy cuộn dây d, e có cùng cường độ dòng điện đi qua là 2A nhưng e có số vòng dây lớn hơn => Nam châm e mạnh hơn nam châm d.
Câu C4
Khi ta chạm mũi chiếc kéo vào đầu thanh nam châm thì sau đó mũi kéo hút được các vụn sắt. Giải thích vì sao?
Gợi ý đáp án
Do kéo được nam từ thép nên khi mũi kéo chạm vào thanh nam châm thì bị nhiễm từ, vì vậy sau khi mũi kéo không chạm vào nam châm nữa thì vẫn hút được vụn sắt.
Câu C4
Muốn nam châm điện mất hết từ tính thì làm thế nào?
Gợi ý đáp án
Muốn nam châm điện mất hết từ tính ta chỉ cần ngắt dòng điện để dòng điện không chayj qua ống dây.
Câu C6
Nam châm điện được tạo ra như thế nào, có gì lợi hơn so với nam châm vĩnh cửu?
Gợi ý đáp án
Nam châm điện được tạo ra nhờ ứng dụng đặc tính về sự nhiễm điện từ của sắt, nó có cấu tạo gồm một ống dây dẫn, trong có lõi sắt non. Khi cho dòng điện chạy qua ống dây, xung quanh ống dây có một từ trường, lõi sắt non giúp làm tăng từ tính của nam châm.
Cấu tạo của nam châm điện có lợi thế hơn nam châm vĩnh cửu ở chỗ:
Có thể tăng lực từ của nam châm điện cực mạnh bằng cách tăng số vòng dây và tăng cường độ dòng điện đi qua ống dây.
Chỉ cần ngắt dòng điện đi qua ống dây là nam châm mất hết từ tính.
Có thể thay đổi tên các từ cực của nam châm điện bằng cách đổi chiều dòng điện qua ống dây.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Vật lí 9 Bài 25: Sự nhiễm từ của sắt, thép – Nam châm điện Soạn Lý 9 trang 68, 69 của Neu-edutop.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.