Giải Vật lí 9 Bài 13: Điện năng – Công của dòng điện là tài liệu vô cùng hữu ích giúp các em học sinh lớp 9 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để giải các câu hỏi trang37, 38, 39 chương I Điện học được nhanh chóng và dễ dàng hơn.
Giải Vật lý 9: Điện năng – Công của dòng điện được trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài, đồng thời là tư liệu hữu ích giúp giáo viên thuận tiện trong việc hướng dẫn học sinh học tập. Vậy sau đây là nội dung chi tiết Giải bài tập Vật lí 9 trang 37, 38, 39, mời các bạn cùng theo dõi và tải tại đây.
Lý thuyết Điện năng – Công của dòng điện
I. Điện năng
1. Khái niệm điện năng
– Dòng điện có mang năng lượng vì nó có thể thực hiện công, cũng như có thể làm thay đổi nhiệt năng của một vật. Năng lượng dòng điện được gọi là điện năng.
2. Sự chuyển hóa điện năng thành các dạng năng lượng khác
Điện năng có thể chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác: Cơ năng, quang năng, nhiệt năng, năng lượng từ, hóa năng…
Ví dụ:
– Bóng đèn dây tóc: điện năng biến đổi thành nhiệt năng và quang năng.
– Đèn LED: điện năng biến đổi thành quang năng và nhiệt năng.
– Nồi cơn điện, bàn là: điện năng biến đổi thành nhiệt năng và quang năng.
– Quạt điện, máy bơn nước: điện năng biến đổi thành cơ năng và nhiệt năng.
3. Hiệu suất sử dụng điện
– Tỷ số giữa phần năng lượng có ích được chuyển hóa từ điện năng và toàn bộ điện năng tiêu thụ được gọi là hiệu suất sử dụng điện năng.
Công thức:
Trong đó:
+ : năng lượng có ích được chuyển hóa từ điện năng
+ : điện năng tiêu thụ
Năng lượng toàn phần = Năng lượng có ích + Năng lượng vô ích (hao phí)
II. Công dòng điện
Công dòng điện
– Công dòng điện sinh ra trong một đoạn mạch là số đo lượng điện năng chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác tại đoạn mạch đó.
– Công thức:
Trong đó:
+ : công dòng điện (J)
+ : công suất điện (W)
+ : thời gian (s)
+ : hiệu điện thế (V)
+ : cường độ dòng điện (A)
– Đơn vị của công: J (Jun) hay kWh (kilooát giờ)
– Ngoài ra còn được tính bởi công thức: hoặc
Giải bài tập Vật lí 9 trang 37, 38, 39
Câu C1
Quan sát hình 13.1 và cho biết:
+ Dòng điện thực hiện công cơ học trong hoạt động của các dụng cụ và thiết bị điện nào?
+ Dòng điện cung cấp nhiệt lượng trong hoạt động của các dụng cụ và thiết bị điện nào?
Gợi ý đáp án
+ Dòng điện thực hiện công cơ học trong hoạt động của các dụng cụ và thiết bị: Máy khoan, máy bơm nước.
+ Dòng điện cung cấp nhiệt lượng trong hoạt động của các dụng cụ và thiết bị: Nồi cơm điện, mỏ hàn. bàn là.
Câu C2
Các dụng cụ điện khi hoạt động đều biến đổi điện năng thành các dạng năng lượng khác. Hãy chỉ ra các dạng năng lượng được biến đổi từ điện năng trong hoạt động của mỗi dụng cụ điện ở bảng 1.
Bảng 1:
Dụng cụ điện | Điện năng được biến đổi thành dạng năng lương nào? |
Bóng đèn dây tóc | |
Đèn LED | |
Nồi cơm điện, bàn là | |
Quạt điện, máy bơm, nước |
Gợi ý đáp án
Dụng cụ điện | Điện năng được biến đổi thành dạng năng lương nào? |
Bóng đèn dây tóc | Nhiệt năng và năng lượng ánh sáng. |
Đèn LED | Năng lượng ánh sáng và nhiệt năng. |
Nồi cơm điện, bàn là | Nhiệt năng và năng lượng ánh sáng. |
Quạt điện, máy bơm, nước | Cơ năng và nhiệt năng. |
Câu C3
Hãy chỉ ra trong hoạt động của mỗi dụng cụ điện ở bảng 1, phần năng lượng nào được biến đổi từ điện năng là có ích, là vô ích.
Gợi ý đáp án
– Với bóng đèn dây tóc, đèn LED thì phần năng lượng có ích là năng lượng ánh sáng, phần năng lượng vô ích là nhiệt năng.
– Đối với nồi cơm điện và bàn là thì phần năng lượng có ích là nhiệt năng, phần năng lượng vô ích là năng lượng ánh sáng.
– Đối với quạt điện và máy bơm nước thì phần năng lượng có ích là cơ năng, phần năng lượng vô ích là nhiệt năng.
Câu C4
Từ kiến thức đã học ở lớp 8, hãy cho biết mối liên hệ giữa công A và công suất P.
Gợi ý đáp án
Công suất P đặc trưng cho tốc đọ thực hiện công và có trị số bằng công thực hiện được trong một đơn vị thời gian
Trong đó A là công thực hiện được trong thời gian t.
Câu C5
C5. Xét đoạn mạch được đặt vào hiệu điện thế U, dòng điện chạy qua nó có cường độ I và công suất điện của đoạn mạch này là P. Hãy chứng tỏ rằng, công của dòng điện sản ra ở đoạn mạch này, hay điện năng mà đoạn mạch này tiêu thụ, được tính bằng công thức A = Pt = UIt.,
Trong đó U đo bằng vôn (V),
I đo bằng ampe (A)
t đo bằng giây (s)
thì công A của dòng điện đo bằng jun (J)
1 J = 1W.1s = 1V.1A.1s.
Gợi ý đáp án
Từ Ta suy ra A = Pt. Mặt khác P = UI, do đó A = UIt;
Trong đó U đo bằng vôn (V),
I đo bằng ampe (A)
t đo bằng giây (s)
và công A đo bằng jun (J)
Câu C7
Một bóng đèn có ghi 220V – 75W được thắp sáng liên tục với hiệu điện thế 220V trong 4 giờ. Tính lượng điện năng mà bóng đèn này sử dụng và số đếm của công tơ trong trường hợp này.
Gợi ý đáp án
Vì bóng đèn được sử dụng với hiệu điện thế đúng bằng hiệu điện thế định mức nên công suất đèn tiêu thụ cũng chính bằng công suất định mức. Lượng điện năng mà bóng đèn này sử dụng là: A = Pt = 75.4.3600 = 10800000 J.
Hoặc ta có thể tính theo đơn vị kW.h khi đó A = Pt = 0,075.4 = 0,3 kWh. Vậy số đếm của công tơ trong trường hợp này là 0,3 số.
Câu C8
Một bếp điện hoạt động liên tục trong 2 giờ ở hiệu điện thế 220V. Khi đó số chỉ của công tơ điện tăng thêm 1,5 số. Tính lượng điện năng mà bếp điện sử dụng, công suất của bếp điện và cường độ dòng điện chạy qua bếp trong thời gian trên.
Gợi ý đáp án
+ Lượng điện năng mà bếp sử dụng là:
A = 1,5 kWh = 1,5 . 1000.3600 = 5400000 J
+ Công suất của bếp điện:
+ Cường độ dòng điện chạy qua bếp trong thời gian này là:
Từ P = UI, suy ra
Trắc nghiệm Điện năng – Công của dòng điện
Câu 1: Điện năng là:
A. năng lượng điện trở
B. năng lượng điện thế
C. năng lượng dòng điện
D. năng lượng hiệu điện thế
Câu 2: Chọn phát biểu đúng về sự chuyển hóa năng lượng trong các dụng cụ dưới đây?
A. Đèn LED: Quang năng biến đổi thành nhiệt năng.
B. Nồi cơm điện: Nhiệt năng biến đổi thành điện năng.
C. Quạt điện: Điện năng biến đổi thành cơ năng và nhiệt năng.
D. Máy bơm nước: Cơ năng biến đổi thành điện năng và nhiệt năng.
Câu 3: Hiệu suất sử dụng điện là:
A. Tỷ số giữa phần năng lượng có ích được chuyển hóa từ điện năng và phần năng lượng vô ích.
B. Tỷ số giữa phần năng lượng có ích được chuyển hóa từ điện năng và toàn bộ điện năng tiêu thụ.
C. Tỷ số giữa phần năng lượng vô ích được chuyển hóa từ điện năng và toàn bộ điện năng tiêu thụ.
D. Tỷ số giữa phần năng lượng vô ích được chuyển hóa từ điện năng và phần năng lượng có ích.
Câu 4: Trong 30 ngày chỉ số công tơ điện của một gia đình tăng thêm 90 số. Biết rằng thời gian sử dụng điện trung bình mỗi ngày là 4 giờ, tính công suất tiêu thụ điện năng trung bình của gia đình này
A. 750 W
B. 600 W
C. 550 W
D. 700 W
Câu 5: Một bóng đèn điện có ghi 220V – 100W được mắc vào hiệu điện thế 220V. Biết đèn này được sử dụng trung bình 4 giờ trong 1 ngày. Điện năng tiêu thụ của bóng đèn này trong 30 ngày là bao nhiêu?
A. 12 kW.h
B. 400kW.h
C. 1440kW.h
D. 43200kW.h
Câu 6: Một gia đình sử dụng đèn chiếu sáng với công suất tổng cộng là 150W, trung bình mỗi ngày trong 10 giờ; sử dụng tủ lạnh có công suất 100W, trung bình mỗi ngày trong 12 giờ và sử dụng các thiết bị điện thế khác có công suất tổng cộng là 500W, trung bình mỗi ngày trong 5 giờ. Tính điện năng mà gia đình này sử dụng trong 30 ngày.
A. 75 kW.h
B. 45 kW.h
C. 120 kW.h
D. 156 kW.h
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Vật lí 9 Bài 13: Điện năng – Công của dòng điện Soạn Lý 9 trang 38, 39 của Neu-edutop.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.