Viết đoạn văn nghị luận về vai trò của lời khen gồm 4 mẫu hay, độc đáo nhất, giúp các em học sinh lớp 9 hiểu rõ hơn ý nghĩa của lời khen trong cuộc sống, nhanh chóng hoàn thiện đoạn văn của mình.
Lời khen là những lời nói tốt đẹp, nhằm động viên, khích lệ con người khi đạt được thành tích nào đó trong cuộc sống. Những lời khen, lời động viên kịp thời sẽ vô cùng hữu ích. Vậy mời các em cùng theo dõi bài viết để có thêm nhiều vốn từ, ngày càng học tốt môn Văn 9:
Đoạn văn nghị luận về vai trò của lời khen – Mẫu 1
Trong cuộc sống, lời khen đóng vai trò vô cùng quan trọng và thiết yếu đối với mỗi người. Thật vậy, lời khen tưởng chừng như vô nghĩa nhưng lại đem đến lợi ích về mặt cổ vũ tinh thần vô cùng lớn. Đầu tiên, lời khen chính là lời công nhận đến người được khen. Lời khen ấy chính là lời nói công nhận một điều gì đó của người được khen, ví dụ như tài năng, sự tiến bộ,…. Lời khen sẽ đánh dấu được sự cố gắng của mỗi người. Từ đó người được khen sẽ luôn cố gắng và phát huy những nỗ lực phía trước. Thứ hai, lời khen chính là liều thuốc cổ vũ tinh thần vô cùng lớn đến người được khen. Họ chắc chắn sẽ làm tốt hơn nữa và luôn cảm thấy tự tin hơn để mà cố gắng cho con đường phía trước. Chính vì vậy, việc đặt lời khen đúng chỗ, đúng người chính là tố chất cần có của một người lãnh đạo, của 1 người giáo viên. Việc khen đúng lúc, đúng thời điểm sẽ giúp cho việc học của học sinh và việc học của nhân viên. Còn trong cuộc sống hàng ngày, lời khen chân thành và đúng thời điểm sẽ giúp cho người khác tự tin hơn và bạn thì có thêm mối quan hệ tốt đẹp nữa. Tóm lại, lời khen có vai trò quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của con người.
Đoạn văn nghị luận về vai trò của lời khen – Mẫu 2
Trong cuộc sống, chúng ta thường muốn nghe những lời khen ngợi từ người khác thay vì những lời chê bai. Phải chăng lúc nào khen cũng tốt và lúc nào chê cũng xấu? Thực chất thì cả khen và chê đều là những lời nhận xét, góp ý nhằm giúp đối tượng ngày càng hoàn thiện hơn, miễn là những lời khen chê ấy là thật lòng và đúng mực. Khen là những nhận xét đánh giá tích cực, còn chê thì ngược lại là những nhận xét, đánh giá tiêu cực. Khen và chê diễn ra ở hầu khắp những lĩnh vực, ngành nghề, không phân biệt thời gian, lứa tuổi, địa điểm,…..Chưa làm tốt công việc thì bị phê bình, làm tốt bài kiểm tra thì sẽ được khen, hay đơn giản là một hành động nhỏ như nhặt vụn rác ven đường vứt đúng nơi quy định thì cũng là một điều đáng được khen ngợi. Cả khen và chê thì đều quan trọng, không nên đặt một bên nào nặng, bên nào nhẹ mà cần cân bằng chúng. Nếu khen đúng mực thì sẽ là chúc mừng, còn quá đà thì có thể sẽ thành tâng bốc. Nếu chê không khéo léo thì sẽ dễ thành sỉ vả, lăng nhục. Muốn hoàn thiện bản thân mình thì hãy lắng nghe những nhận xét của người. Khen và chê giúp cho chúng ta sống có trách nhiệm hơn, nhận thức đúng đắn hơn về bản thân mình, hướng tới một cuộc sống hoàn thiện về nhân cách và tâm hồn con người.
Đoạn văn nghị luận về vai trò của lời khen – Mẫu 3
Có ý kiến cho rằng: “Hãy cẩn thận với những lời khen tặng và mở lòng với những lời chỉ trích, chê bai của cuộc đời”. Đây là một bài học sâu sắc về thái độ sống ở đời. Tác giả khuyên mọi người phải cẩn thận với những lời khen tặng. Điều này có nghĩa là chúng ta không được vì những lời tán dương dành cho bản thân mà sinh tự kiêu, cao ngạo. Cẩn thận ở đây là cẩn thận với bản tính xấu trỗi dậy trong chính mình vì Phật từng dạy:” Kẻ thù lớn nhất của đời người là chính mình”. Bài học ở đây có nghĩa là khi nhận được những lời tán dương, khen tặng thì chúng ta vẫn luôn phải giữ một cái đầu tỉnh táo và một sự khiêm tốn để có thể học hỏi nhiều hơn và tiến bộ hơn. Thứ hai, tác giả khuyên mọi người phải mở lòng với những lời chỉ trích, chê bai của cuộc đời. Điều này là hoàn toàn đúng đắn vì những lời chỉ trích chê bai có cay nghiệt đến đâu nhưng nó là những lời tâm huyết giúp chúng ta thực sự có thể nhận thấy những khuyết điểm của bản thân mà khắc phục. Mở lòng ở đây là lắng nghe có chọn lọc, chúng ta sẽ nghe những lời chỉ trích mà thực sự sẽ có ích cho mình. Những lời chê bai có ích còn có hiệu quả hơn trăm lời khen thưởng vì nó soi đường chỉ lối những khuyết điểm của bản thân để ta khắc phục, hoàn thiện chính mình. Tóm lại, bài học sống mà con người cần ghi nhớ là không được kiêu ngạo khi được tán dương và phải mở lòng đón nhận những lời chỉ trích đúng đắn.
Đoạn văn nghị luận về vai trò của lời khen – Mẫu 4
Nếu những thành công của con người không có những lời khen, những lời động viên từ người khác thì sẽ trở nên vô cùng buồn tẻ, hụt hẫng. Chính vì thế, chúng ta có thể khẳng định lời khen có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống con người. Lời khen là những lời nói tốt đẹp nhằm mục đích động viên, khích lệ con người khi người đó làm được việc tốt hoặc tạo được thành quả cho bản thân, gia đình, xã hội… để khiến cho con người có động lực làm nhiều việc có ý nghĩa hơn nữa. Lời khen phải là những lời khen chân thành, không nhằm vụ lợi cho bản thân mà tâng bốc đối tượng một cách quá đáng. Mục đích của lời khen ấy chỉ là xuất phát từ việc bày tỏ sự ngưỡng mộ, hay khích lệ người được khen. Khi chúng ta tạo được thành tích, giá trị, lợi ích cho tổ chức hay xã hội, những lời động viên, tuyên dương không chỉ giúp thông điệp tốt đẹp đó được lan tỏa mạnh mẽ hơn mà bản thân ta cũng nhận thức được điều mình làm là hoàn toàn đúng đắn. Ngoài giá trị thúc đẩy con người, lời khen còn gắn kết con người lại gần nhau hơn. Cùng nhau chia sẻ niềm vui, khen ngợi, chúc mừng những người thân yêu xung quanh khi họ đạt được một giá trị tốt đẹp góp phần làm cho mối quan hệ thêm thân thiết, khăng khít hơn. Tuy nhiên, vẫn còn có nhiều người sử dụng lời khen với mục đích xấu như xu nịnh, tâng bốc người khác nhằm mục đích tư lợi cá nhân, lấy lòng,… lại có những người sống phụ thuộc vào lời khen, nếu không được khen sẽ không làm việc đến nơi đến chốn,… những người này đều đáng bị chỉ trích và cần phải thay đổi bản thân mình nếu muốn tránh khỏi những trường hợp tiêu cực trên. Học sinh chúng ta cũng cần rèn luyện cho bản thân mình, nói lời khen đúng lúc đúng chỗ để thúc đẩy người khác cũng như chê trách, góp ý cho người khác thẳng thắn và đúng đắn để cùng nhau tiến bộ hơn. Hãy giữ cho lơi khen đúng ý nghĩa đẹp đẽ của nó và gắn kết con người với nhau để xã hội phát triển tích cực, tốt đẹp hơn.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 9: Đoạn văn nghị luận về vai trò của lời khen (4 mẫu) Đoạn văn nghị luận lớp 9 hay nhất của Neu-edutop.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.