Lập dàn ý phân tích Nỗi niềm chinh phụ của Đặng Trần Côn chi tiết, đầy đủ những ý quan trọng, giúp các em có thêm nhiều ý tưởng mới để viết bài văn phân tích bài thơ Nỗi niềm chinh phụ thật hay, thật sâu sắc.
Nỗi niềm chinh phụ trích trong tập “Chinh phụ ngâm”, nguyên tác của Đặng Trần Côn, bày tỏ nỗi lòng sầu thương, nhớ nhung với sự mong mỏi, da diết của người vợ có chồng ra trận. Mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Neu-edutop.edu.vn để có thêm nhiều vốn từ:
Dàn ý Phân tích Nỗi niềm chinh phụ
1. Mở bài: Giới thiệu bài thơ được viết theo thể song thất lục bát mà em muốn phân tích: Nỗi niềm chinh phụ của Đặng Trần Côn
2. Thân bài:
a) Phân tích 12 câu thơ đầu: Nỗi niềm người chinh phụ khi vừa chia xa người chinh phu
Tiếng nhạc ngựa lần chen tiếng trống
Giáp mặt rồi phút bỗng chia tay
Hà lương chia rẽ đường này
Bên đường, trông bóng cờ bay ngùi ngùi.
Quân trước đã gần ngoài doanh Liễu,
Kị sau còn khuất nẻo Tràng Dương.
Quân đưa chàng ruổi lên đường,
Liễu dương biết thiếp đoạn trường này chăng.
Tiếng địch thổi nghe chừng đồng vọng,
Hàng cờ bay trong bóng phất phơ.
Dấu chàng theo lớp mây đưa,
Thiếp nhìn rặng núi ngẩn ngơ nỗi nhà.
– Khung cảnh diễn ra cuộc tiễn biệt người chồng ra chiến trận:
- Địa điểm: người vợ đứng trên một cây cầu bắc ngang dòng sông
- Âm thanh: tiếng nhạc ngựa, tiếng trống – báo hiệu đoàn quân chuẩn bị xuất binh, sắp rời đi
- Hình ảnh: bóng cờ bay (cờ của quân đội).
→ Tiểu kết:
- Hai vợ chồng trẻ vừa kết hôn đã phải chia xa, để chồng đến nơi chiến tranh nguy hiểm nên vô cùng bịn rịn, lưu luyến
- Người vợ đứng yên nhìn chồng rời đi càng lúc càng xa, cho đến khi không thể nhìn thấy bóng chồng trong sự cô đơn, buồn bã, lo lắng, sầu não trăm bề
– Cảm xúc của người chinh phụ khi tiễn biệt chồng:
- “đoạn trường”: chỉ nỗi đau đớn, xót xa vô cùng của người vợ khi tiễn chồng ra chiến trận, không rõ an nguy, ngày trở về
- “ngẩn ngơ”: người vợ không còn tâm trí suy nghĩ cho bản thân, thẫn thờ vì chỉ nghĩ về chồng ở phương xa
→ Tiểu kết: Người chinh phụ tiễn chồng với những cung bậc cảm xúc:
- Lưu luyến, quyến luyến những giây phút cuối cùng bên chồng trước khi chồng đi xa, không biết ngày trở về
- Sự cô đơn, trống trải, vắng vẻ trong tâm hồn khi từ nay phải một mình ở nhà chờ chồng trong vô vọng
- Buồn lo, sầu muộn về tương lai mờ mịt phía trước, về sự an nguy của người chồng khi anh đến nơi chiến trận
b) Phân tích 12 câu thơ cuối: Nỗi niềm người chinh phụ khi một mình ở nhà sau khi chồng đi xa
Chàng thì đi cõi xa mưa gió,
Thiếp thì về buồng cũ gối chăn.
Đoái trông theo đã cách ngăn,
Tuôn màu mây biếc, trải ngàn núi xanh.
Chốn Hàm Dương chàng còn ngoảnh lại,
Bến Tiêu Tương thiếp hãy trông sang.
Khói Tiêu Tương cách Hàm Dương,
Cây Hàm Dương cách Tiêu Tương mấy trùng.
Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?
– Biện pháp Đối:
- đi >< về: Khắc họa sự trái ngược về hướng đi của hai vợ chồng, từ đó nhấn mạnh sự xa cách về địa lý của người vợ và người chồng càng ngày càng lớn dần
- cõi xa >< buồng cũ: Tô đậm sự cô đơn, trống vắng của người vợ khi chồng ở nơi xa, còn bản thân trở về chốn cũ
- mây biếc >< núi xanh: Hai địa điểm đối lập về vị trí: trên cao tít (mây biếc) và ở dưới mặt đất (núi xanh) tạo nên khoảng không gian xa cách rộng lớn vô cùng tận giữa trời và đất, khắc họa khoảng cách xa vời giữa hai vợ chồng
- ngoảnh lại >< trông sang: Hai hành động đối lập nhau bởi thực hiện ở hai vị trí cách nhau rất xa, từ đó nhấn mạnh hành động quay người lại, hướng về nhau, ngóng trông nhau của hai vợ chồng
- lòng chàng >< ý thiếp: Khắc họa sự quyến luyến, bịn rịn và tình cảm sâu nặng của hai vợ chồng dành cho nhau trước cảnh chia li, từ đó tô đậm hơn bi kịch của đôi vợ chồng trẻ
– Biện pháp tu từ ẩn dụ (hình ảnh “xanh xanh những mấy ngàn dâu”, “ngàn dâu xanh ngắt”)
+ Hình ảnh tả thực khung cảnh thiên nhiên nơi người vợ tiễn chồng đi chinh chiến
+ Hình ảnh dậm tính tượng trưng vì “ngàn dâu xanh” là một hình ảnh ước lệ:
- Gợi liên tưởng tới hình ảnh “ngàn dâu bên đường” trong “Mạch thượng tang”: lúc đầu ngàn dâu xanh chỉ ước muốn của người phụ nữ về người chồng tài năng và thành đạt, nhưng chính nó lại trở thành thứ khiến vợ chồng phải xa cách nhau. Từ đó, hình ảnh “ngàn dâu xanh” khắc họa cho tâm trạng đầy mâu thuẫn và cảnh ngộ trớ trêu của người chinh phụ (người chồng ra trận nếu lập công sẽ đem về vinh hoa phú quý, nhưng cũng khiến vợ chồng xa cách)
- Gợi liên tưởng tới thành ngữ “thương hải tang điền” (biển xanh hóa thành nương dâu”: ở đây “ngàn dâu” tượng trưng cho sự thay đổi, biến cố lớn của cuộc đời, đến mức chẳng còn gì giống với trước đây nữa. Từ đó giúp đẩy đến cao độ nỗi buồn khổ của người chinh phụ khi nghĩ về tương lai phía trước (sợ chồng không thể trở về đoàn tụ)
– Biện pháp Điệp:
- Điệp từ cùng, thấy, ngàn dâu, ai: Khắc họa sự đồng điệu trong cảm xúc, suy nghĩ của hai vợ chồng, cho thấy tâm trí của cả hai người vẫn đang hướng về nhau với tình yêu thương sâu đậm và nỗi nhớ da diết
- Điệp vòng: ngàn dâu (xuất hiện ở cuối câu 7 chữ và đầu câu 6 chữ tiếp theo): tạo vòng lặp kéo dài mãi của hình ảnh ngàn dâu, giúp kéo dài và mở rộng không gian, khắc họa sự mênh mông ngăn cách giữa hai vợ chồng
→ Tiểu kết: Tác giả sử dụng hàng loạt các biện pháp tu từ, kết hợp với bút pháp tả cảnh ngụ tình để khắc họa nỗi buồn lo, cô đơn, sợ hãi về tương lai phía trước của người chinh phụ khi một mình ở nhà chờ chồng ra chiến trận
3. Kết bài:
- Khái quát một số nét đặc sắc về nghệ thuật, nội dung của bài thơ Nỗi niềm chinh phụ
- Liên hệ mở rộng tới hình ảnh người chinh phụ trong những tác phẩm khác mà em biết (nàng Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương”)
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 9: Dàn ý phân tích Nỗi niềm chinh phụ Trích Chinh phụ ngâm – Đặng Trần Côn của Neu-edutop.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.