Thơ 6 chữ, 7 chữ được tìm hiểu khá nhiều trong chương trình học. Vì vậy, Neu-edutop.edu.vn sẽ cung cấp tài liệu Văn mẫu lớp 8: Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ sau khi đọc một bài thơ sáu chữ, bảy chữ.
Các bạn học sinh lớp 8 hãy cùng tham khảo tài liệu bao gồm dàn ý và 27 đoạn văn mẫu được đăng tải ngay sau đây.
Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ sau khi đọc một bài thơ 6 chữ 7 chữ
- Dàn ý cảm nghĩ sau khi đọc một bài thơ sáu chữ, bảy chữ
- Cảm nghĩ sau khi đọc một bài thơ bảy chữ – Nắng mới (2 mẫu)
- Cảm nghĩ sau khi đọc một bài thơ bảy chữ – Đường về quê mẹ (2 mẫu)
- Cảm nghĩ sau khi đọc một bài thơ bảy chữ – Qua Đèo Ngang (3 mẫu)
- Cảm nghĩ sau khi đọc một bài thơ bảy chữ – Nhớ đồng (4 mẫu)
- Cảm nghĩ sau khi đọc một bài thơ bảy chữ – Chái bếp (4 mẫu)
- Cảm nghĩ sau khi đọc một bài thơ bảy chữ – Mưa xuân II (4 mẫu)
- Cảm nghĩ sau khi đọc một bài thơ sáu chữ – Trong lời mẹ hát (4 mẫu)
- Cảm nghĩ sau khi đọc một bài thơ sáu chữ – Nếu mai em về Chiêm Hóa (4 mẫu)
Dàn ý cảm nghĩ sau khi đọc một bài thơ sáu chữ, bảy chữ
Cảm nghĩ sau khi đọc một bài thơ bảy chữ – Nắng mới
Mẫu số 1
“Nắng mới” của Lưu Trọng Lư là một bài thơ hay, giàu cảm xúc. Hình ảnh “nắng mới” và “tiếng gà” giúp nhân vật “tôi” nhớ về người mẹ. Mỗi lần ánh nắng hắt bên song cửa, âm thanh tiếng gà vang lên xao xác khiến cho lòng tôi rượi buồn. Và trong kí ức của “tôi”, người mẹ hiện lên với vẻ giản dị, tần tảo. Khi nắng lên, mẹ lại đem quần áo ra phơi để cho con được khoác lên những chiếc áo thơm tho, sạch sẽ. Có thể thấy rằng, hình ảnh người mẹ sẽ mãi in đậm trong tâm trí của “tôi” với nụ cười và hàm răng đen nhánh. Qua bài thơ, tác giả muốn tình cảm yêu mến, trân trọng cũng nồi niềm nhớ thương dành cho mẹ. Tôi rất yêu thích bài thơ Nắng mới.
Mẫu số 2
Khi đọc “Nắng mới” của Lưu Trọng Lư, tôi đã có thật nhiều cảm xúc. Mở đầu bài thơ là hình ảnh “nắng mới” và “tiếng gà” đã gợi nhắc cho vật “tôi” nhớ về người mẹ. Cứ mỗi lần ánh nắng hắt bên song cửa, âm thanh tiếng gà vang lên xao xác khiến cho lòng tôi rượi buồn. Kỉ niệm trong quá khứ lại hiện về chập chờn với biết bao cảm xúc. Trong kí ức của “tôi”, người mẹ hiện lên với vẻ giản dị, tần tảo. Mỗi buổi sáng, nắng lên, mẹ lại đem quần áo ra phơi để cho con được khoác lên những chiếc áo thơm tho, sạch sẽ. Hình ảnh của mẹ không thể xóa mờ trong tâm trí của “tôi” với nụ cười và hàm răng đen nhánh. Qua đây, tác giả bộc lộ tình cảm yêu mến, trân trọng cũng nồi niềm nhớ thương dành cho mẹ.
Cảm nghĩ sau khi đọc một bài thơ bảy chữ – Đường về quê mẹ
Mẫu số 1
Bài thơ Đường về quê mẹ gợi cho người đọc nhiều cảm xúc. Qua sáu khổ thơ, tác giả đã gửi gắm tình yêu quê hương, cũng như nỗi niềm nhớ thương người mẹ. Mở đầu bài thơ là tiếng gọi “U tôi” vang lên sao mà thật thân thương, tình cảm. Sau đó, tác giả kể về những kỉ niệm thơ ấu. Vào mỗi mùa xuân, tôi được mẹ đưa về thăm quê. Con đường về quê hiện lên với những hình ảnh đầy quen thuộc, gần gũi. Đó là dặm liễu, rặng đề nơi ven đường. Cảnh sắc thiên nhiên lúc này thật tươi đẹp với áng mây trắng ngần, dòng sông trắng lượn ven đê. Cả những cồn xanh, bãi mía bạt ngàn, nhấp nhô bóng người đang xới cà, ngô rộn. Hình ảnh “u tôi” hiện lên dù đã đứng tuổi nhưng vẫn không khác gì thời con gái với thúng cắp bên hông, đầu đội nón lá, đeo khuyên vàng, mặc yếm thắm, áo the nâu. Dường như tuổi tác cũng không thể làm mất đi nét hồng hào ở u – mắt sáng, môi hồng, má đỏ au. Đến hai khổ thơ cuối, người đọc thấy được thấy những hoài niệm của nhân vật “tôi” về người mẹ. Tà áo nâu cùng chiếc nón lá, u “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”. Dưới gió chiều bụi mịt mù, bóng lưng chăm chỉ làm tác giả phân vân không biết là của mẹ hay của thiếu nữ nào. Trên con đường về quê, “tôi” gặp lại những người quen, được nghe lời khen về u mà lòng thấy hãnh diện vô cùng.
Mẫu số 2
Đường về quê mẹ của Đoàn Văn Cừ là một bài thơ hay viết về quê hương và người mẹ. Mở đầu bài thơ là tiếng gọi “u tôi” vang lên với cảm xúc yêu thương, trân trọng. Tiếp đến, nhân vật “tôi” kể lại kỉ niệm vào mỗi mùa xuân được mẹ dắt về thăm quê ngoại. Con đường về quê đã in sâu vào tâm trí của “tôi” với những hình ảnh thật thân thuộc. Đó là dặm liễu, rặng đề nơi ven đường mà tôi đi qua. Trên bầu trời, áng mây trắng ngần. Còn phía xa, dòng sông trắng lượn ven đê. Cồn xanh, bãi mía bạt ngàn có người đang xới cà ngô rộn bộn bề. Nhưng có lẽ in đậm trong tâm trí của “tôi” chính là hình ảnh của “u tôi”. Dù người đã đứng tuổi nhưng vẫn không khác gì thời con gái. Hình ảnh của u hiện lên toát lên vẻ hiền thục, dịu dàng với thúng cắp bên hông, đầu đội nón lá, đeo khuyên vàng, mặc yếm thắm, áo the nâu. Tuổi tác cũng không thể làm mất đi nét hồng hào ở u với mắt sáng, môi hồng, má đỏ au. Nhớ về hình ảnh đó, “tôi” càng thêm buồn bã, xót xa trước hiện thực, phải trở về thăm quê một mình. Và dưới gió chiều bụi mịt mù, bóng lưng chăm chỉ làm tác giả phân vân không biết là của mẹ hay của thiếu nữ nào. Trên con đường về quê, “tôi” gặp lại những người quen, được nghe lời khen về u mà lòng thấy hãnh diện vô cùng. Bài thơ đã thể hiện được tấm lòng yêu thương tha thiết với quê hương, người mẹ.
Cảm nghĩ sau khi đọc một bài thơ bảy chữ – Qua Đèo Ngang
Mẫu số 1
Bà Huyện Thanh Quan là nữ thi sĩ nổi tiếng với tác phẩm tiêu biểu là bài thơ “Qua Đèo Ngang”. Bài thơ đã khơi gợi cho người đọc nhiều cảm xúc, cũng như có giá trị về nghệ thuật. Mở đầu bài thơ, tác giả đã khắc họa cho người đọc thấy được hình ảnh thiên nhiên nơi đèo Ngang. Nhân vật trữ tình bước tới đèo Ngang cũng là lúc “bóng xế tà” – gợi ra thời điểm kết thúc của một ngày, vạn vật đều trở về nghỉ ngơi. Thiên nhiên nơi đèo Ngang trần đầy sức sống: “Cỏ cây chen đá, lá chen hoa” điệp từ “chen” kết hợp với hình ảnh “đá, lá, hoa” thật tinh tế. Và trong nền bức tranh thiên nhiên đó, con người lại xuất hiện. Nghệ thuật đảo ngữ “lom khom – tiều vài chú” cho thấy hình ảnh vài chú tiều với dáng đứng lom khom dưới chân núi. Và “lác đác – chợ mấy nhà” gợi ra hình ảnh vài căn nhà nhỏ bé thưa thớt, lác đác bên sông. Phải chẳng Bà Huyện Thanh Quan đang muốn nhấn mạnh vào sự nhỏ bé của con người trước thiên nhiên rộng lớn? Tiếp đến, nhà thơ đã gửi gắm tâm trạng của mình khi đứng trước khung cảnh đèo Ngang. Hình ảnh “con quốc quốc” và “cái gia gia” không chỉ là hình ảnh thực về hai loại chim (chim đỗ quyên, chim đa đa). Tiếng kêu “quốc quốc”, “đa đa” còn bộc lộ nỗi lòng nhớ thương của mình với đất nước, quê hương. Câu thơ cuối cùng “Dừng chân đứng lại, trời, non, nước” khắc họa hình ảnh nhà thơ một mình đứng tại nơi Đèo Ngang, đưa mắt nhìn ra xa cũng chỉ thấy thiên nhiên rộng lớn phía trước (có bầu trời, có núi non, dòng sông). Cụm từ “ta với ta” cho thấy nhân vật trữ tình phải đối diện với chính mình, cô đơn và lẻ loi. Từ đó, chúng ta thêm thấu hiểu hơn về nỗi cô đơn cùng cực của nhà thơ. Như vậy, Qua Đèo Ngang đã giúp người đọc cảm nhận rõ hơn về tình yêu quê hương, đất nước của Bà Huyện Thanh Quan.
Mẫu số 2
Bài thơ “Qua đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan đã gợi cho tôi nhiều cảm xúc:
“Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà,
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.
Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà”
Cụm từ “bóng xế tà” cho thấy đây là thời điểm kết thúc của một ngày, khi con người trở về nhà sau nghỉ ngơi một ngày lao động vất vả. Vậy mà nhà thơ lại một mình tại nơi đèo Ngang càng khiến cho nỗi cô đơn trở nên tột cùng. Còn khung cảnh đèo Ngang hiện lên qua câu thơ “Cỏ cây chen đá, lá chen hoa” là hình ảnh ước lệ, mang tính biểu tượng. Việc sử dụng điệp từ “chen” kết hợp với hình ảnh “đá, lá, hoa” thật tinh tế. Tác giả đã gợi ra một thiên nhiên tuy hoang sơ nhưng lại tràn đầy sức sống. Khung cảnh thiên nhiên Đèo Ngang được nhà thơ khắc họa chỉ bằng vài nét nhưng lại hiện ra đầy chân thực và sinh động. Trong cái nền thiên nhiên rộng lớn đẹp đẽ đó, con người cũng xuất hiện. Ở hai câu thơ tiếp, tác giả đã sử dụng cụm từ “lom khom – tiều vài chú” gợi ra hình ảnh dáng đứng lom khom dưới chân núi. Còn cụm từ “lác đác – chợ mấy nhà” gợi ra hình ảnh vài căn nhà nhỏ bé thưa thớt, lác đác bên sông. Nhà thơ đã thật khéo léo sử dụng biện pháp đảo ngữ để nhấn mạnh vào sự nhỏ bé của con người. Giữa vũ trụ bao la, con người chỉ nằm là một chấm buồn lặng lẽ, nhỏ bé mà thôi. Từ đó, nhà thơ bộc lộ nỗi lòng của một con người yêu quê hương, đất nước:
“Nhớ nước, đau lòng, con quốc quốc,
Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia.
“Dừng chân đứng lại trời, non, nước
Một mảnh tình riêng, ta với ta.”
Ở đây “con quốc quốc” và “cái gia gia” không chỉ là hình ảnh thực về hai loại chim (chim đỗ quyên, chim đa đa). Việc sử dụng thủ pháp lấy động tả tĩnh: tiếng kêu “quốc quốc”, “đa đa” để qua đó bộc lộ nỗi lòng nhớ thương của mình với đất nước, quê hương. Người đọc dường như có thể cảm nhận được tiếng kêu đến xé lòng. Câu thơ “Dừng chân đứng lại, trời, non, nước” khắc họa hình ảnh nhà thơ một mình đứng tại nơi Đèo Ngang, đưa mắt nhìn ra xa cũng chỉ thấy thiên nhiên rộng lớn phía trước (có bầu trời, có núi non, dòng sông). Sự cô đơn của nhà thơ: “một mảnh tình riêng” – tình cảm riêng tư của nhà thơ không có ai để chia sẻ. Bà Huyện Thanh Quan lại sử dụng cụm từ “ta với ta” ở đây đều chỉ nhà thơ, lúc này bà chỉ có một mình đối diện với chính mình. Từ đó, nhà thơ muốn nhận mạnh nỗi nhớ về quê hương, cũng như tình yêu đất nước sâu nặng. Có thể khẳng định, “Qua Đèo Ngang” rất tiêu biểu cho phong cách thơ Bà Huyện Thanh Quan.
Mẫu số 3
Một trong những bài thơ của Bà Huyện Thanh Quan mà tôi cảm thấy yêu thích nhất phải kể đến “Qua đèo Ngang”. Bài thơ đã gợi cho tôi nhiều cảm xúc, ấn tượng sâu sắc. Khi tác giả bước tới đèo Ngang cũng là lúc “bóng xế tà” – gợi ra thời điểm kết thúc của một ngày. Thiên nhiên nơi đèo Ngang trần đầy sức sống: “Cỏ cây chen đá, lá chen hoa” điệp từ “chen” kết hợp với hình ảnh “đá, lá, hoa” thật tinh tế. Có thể thấy khung cảnh đèo Ngang được khắc họa chỉ bằng vài nét nhưng lại hiện ra đầy chân thực và sinh động. Và trong nền bức tranh thiên nhiên đó, con người lại xuất hiện. Nghệ thuật đảo ngữ “lom khom – tiều vài chú” cho thấy hình ảnh vài chú tiều với dáng đứng lom khom dưới chân núi. Và “lác đác – chợ mấy nhà” gợi ra hình ảnh vài căn nhà nhỏ bé thưa thớt, lác đác bên sông. Ở đây, nhà thơ muốn nhấn mạnh vào sự nhỏ bé của con người trước thiên nhiên rộng lớn. Sau đó, nhà thơ đã gửi gắm tâm trạng của mình khi đứng trước khung cảnh đèo Ngang . Hình ảnh “con quốc quốc” và “cái gia gia” không chỉ là hình ảnh thực về hai loại chim (chim đỗ quyên, chim đa đa). Tiếng kêu “quốc quốc”, “đa đa” phải chăng còn bộc lộ nỗi lòng nhớ thương của mình với đất nước, quê hương? Câu thơ “Dừng chân đứng lại, trời, non, nước” khắc họa hình ảnh nhà thơ một mình đứng tại nơi Đèo Ngang, đưa mắt nhìn ra xa cũng chỉ thấy thiên nhiên rộng lớn phía trước (có bầu trời, có núi non, dòng sông). Sự cô đơn của nhà thơ: “một mảnh tình riêng” – tình cảm riêng tư của nhà thơ không có ai để chia sẻ. Cụm từ “ta với ta” ở đây đều chỉ nhà thơ, lúc này bà chỉ có một mình đối diện với chính mình, cô đơn và lẻ loi. Như vậy, Qua Đèo Ngang đã giúp người đọc cảm nhận rõ hơn về tình yêu quê hương, đất nước của Bà Huyện Thanh Quan.
Cảm nghĩ sau khi đọc một bài thơ bảy chữ – Nhớ đồng
Mẫu số 1
Nhớ đồng của Tố Hữu là một tác phẩm đã gợi cho tôi nhiều cảm xúc. Bài thơ là lời người chiến sĩ cộng sản trong những năm tháng ngục tù. Một tiếng hò vang vọng đã đánh thức và khơi dậy nỗi niềm nhớ thương về hình ảnh cánh đồng, hay cũng chính là quê hương. Bức tranh thiên nhiên hiện lên trong tâm tưởng của người tù với những hình ảnh quen thuộc. Không chỉ là cảnh đồng lúa, khóm tre, nương rẫy hay những mái nhà tranh, mà còn có những người nông dân cơ cực, bóng dáng người mẹ già. Từng lời thơ vang lên bộc lộ nỗi niềm nhớ thương da diết, đầy cảm xúc và chân thành. Điệp ngữ “gì sâu bằng…” muốn nói về nỗi nhớ sâu thẳm trong cõi lòng của nhân vật trữ tình. Còn điệp ngữ “đâu những… ” gợi ra nỗi day dứt tìm kiếm trở về với cuộc sống khi xưa, tìm kiếm sự yên bình nơi quê hương trong sự ngậm ngùi, chua xót. Từ đó, tôi càng thấy được nỗi cô đơn, trống trải trong hoàn cảnh ngục tù của nhân vật trữ tình.
Mẫu số 2
Nhớ đồng là một trong những bài thơ hay của Tố Hữu. Nhân vật “tôi” là một người chiến sĩ cách mạng đang bị nhốt giam trong nhà tù. Bỗng nhiên, một tiếng hò vang lên, đánh thức kỉ niệm cùng với nỗi nhớ về hình ảnh cánh đồng, hay chính là về quê hương. Cụm từ “gì sâu bằng…” cùng với “đâu những… ” được điệp lại nhiều lần, gợi ra nỗi day dứt tìm kiếm trở về với cuộc sống khi xưa, tìm kiếm sự yên bình nơi quê hương. Bức tranh đồng quê lần lượt hiện ra với cảnh đồng lúa, khóm tre, nương rẫy hay những mái nhà tranh hay cả hình ảnh con người với những người nông dân quanh năm cơ cực, chất phác và bóng dáng người mẹ già đơn chiếc. Tất cả khiến cho “tôi” càng thêm cô đơn, trống trải và xót xa trước hoàn cảnh ngục tù. Nỗi nhớ được bộc lộ một cách trực tiếp, giúp người đọc cảm nhận rõ ràng hơn. Có thể thấy rằng, “Nhớ đồng” là một tác phẩm giàu cảm xúc, vẫn mang đậm dấu ấn phong cách Tố Hữu.
Mẫu số 3
Một trong những tác phẩm của Tố Hữu mà tôi cảm thấy ấn tượng nhất là Nhớ đồng. Nhân vật trữ tình trong bài thơ là người chiến sĩ cộng sản trong những năm tháng ngục tù. Từ một tiếng hò vang vọng khơi dậy nỗi niềm nhớ thương dành cho quê hương. Bức tranh thiên nhiên của quê hương hiện lên trong tâm tưởng của người tù thật giản dị, quen thuộc. Những hình ảnh dễ dàng bắt gặp như cảnh đồng lúa, khóm tre, nương rẫy hay những mái nhà tranh, hay những người nông dân cơ cực, bóng dáng người mẹ già. Giọng thơ chan chứa tình cảm yêu thương, nhớ nhung. Đặc biệt, tác giả sử dụng điệp ngữ “gì sâu bằng…” nhằm nhấn mạnh n ỗi nhớ sâu thẳm trong cõi lòng của nhân vật trữ tình, cùng với điệp ngữ “đâu những… ” gợi ra nỗi day dứt tìm kiếm trở về với cuộc sống khi xưa, tìm kiếm sự yên bình nơi quê hương trong sự ngậm ngùi, chua xót. Với thể thơ bảy chữ, ngôn từ bình dị, Nhớ đồng đã gợi cho tôi nhiều cảm nhận sâu sắc.
Mẫu số 4
Nhớ đồng được Tố Hữu sáng tác gửi gắm nhiều thông điệp giá trị. Bài thơ là lời của một người chiến sĩ cách mạng đang bị nhốt giam trong nhà tù. Rồi bỗng nhiên, một tiếng hò vang lên đã đánh thức kỉ niệm cùng với nỗi nhớ về hình ảnh cánh đồng, hay chính là về quê hương. Điệp ngữ “gì sâu bằng…” cùng với “đâu những… ” nhấn mạnh vào nỗi day dứt tìm kiếm trở về với cuộc sống khi xưa, tìm kiếm sự yên bình nơi quê hương. Bức tranh quê hương được khắc họa với những sự vật rất đỗi thân quen như cảnh đồng lúa, khóm tre, nương rẫy hay những mái nhà tranh. Và hình ảnh con người với những người nông dân quanh năm cơ cực, chất phác và bóng dáng người mẹ già đơn chiếc. Từ đó, nỗi trống trải và xót xa của người tù cách mạng càng tăng lên sâu sắc hơn. “Nhớ đồng” là một tác phẩm giàu cảm xúc, mang đậm dấu ấn sáng tác của Tố Hữu.
Cảm nghĩ sau khi đọc một bài thơ bảy chữ – Chái bếp
Mẫu số 1
Bài thơ “Chái bếp” của Lý Hữu Lương đã để lại cho tôi nhiều ấn tượng. Trước tiên, chái bếp có thể được hiểu là gian nhỏ, lợp một mái tiếp vào đầu hồi nhà, nơi người Dao đặt bếp để sưởi ấm, nấu nướng. Từ hình ảnh về “chái bếp” ở dòng thơ đầu tiên, hồi ức của tác giả mở rộng ra những sự vật vốn đã rất quen thuộc. Đó là ngọn khói, nồi cám, vườn nhà, cánh nỏ, hồn người, quê cũ, nước đầu nguồn, tiếng ngô. Có thể nói “chái bếp” là hình ảnh trung tâm, xuất hiện xuyên suốt trong toàn bài thơ. Cùng với đó, tác giả còn sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ “cho”, “có” kết hợp với liệt kê những sự vật của quê hương mà nhân vật “tôi” khao khát, mong ước từ đó nhằm nhấn mạnh nỗi nhớ thương da diết của tác giả, khao khát được trở lại nơi thân thuộc với những kỉ niệm đẹp đẽ. Bài thơ ngắn gọn, với ngôn từ giản dị nhưng thật cảm xúc.
Mẫu số 2
Bài thơ “Chái bếp” của Lý Hữu Lương đã đưa em về với những kỉ niệm tuổi thơ ấm áp, quen thuộc. Hình ảnh “chái bếp” xuất hiện xuyên suốt tác phẩm, gợi mở dòng kí ức về quê hương, gia đình. Điệp ngữ “cho tôi về” thể hiện khao khát được trở về với tuổi thơ của “tôi”, về căn nhà với “chái bếp” quen thuộc. Nơi đó có ngọn khói từ nồi cám của mẹ, vườn cây đầy hoa trái của cha, thần bếp trong than củi và cả những con người thôn quê dầm nắng sương hiện lên vừa chân thật vừa sinh động. “Tôi” còn cảm nhận được cuộc sống xung quanh chái bếp đó. Tiếng cười khóc của những đứa trẻ, được các bà các mẹ ru trên nôi, tiếng bếp lửa tí tách, những âm thanh như hòa cùng hình ảnh tạo nên bức tranh sống động, chân thực khiến “tôi” nhớ mãi. Bài thơ được viết theo thể thơ bảy chữ, sử dụng các biện pháp tu từ cùng hình ảnh giản dị, giọng thơ da diết. Qua bài thơ, người đọc cảm nhận sâu sắc về nỗi nhớ, tình yêu của tác giả dành cho những kỉ niệm đẹp đẽ về tuổi thơ.
Mẫu số 3
Tôi rất thích bài thơ Chái bếp của Lý Hữu Lương. Ngay từ nhan đề bài thơ đã để lại cho tôi nhiều cảm nhận sâu sắc. Chái bếp để chỉ khoảng gian nhỏ, lợp một mái tiếp vào đầu hồi nhà, nơi người Dao đặt bếp để sưởi ấm, nấu nướng. Từ hình ảnh chái bếp, nhân vật trữ tình nhớ về những sự vật vốn đã rất quen thuộc như ngọn khói, nồi cám, vườn nhà, cánh nỏ, hồn người, quê cũ, nước đầu nguồn, tiếng ngô. Nhà thơ sử dụng biện pháp giả tu từ điệp ngữ “cho”, “có” kết hợp với liệt kê những sự vật của quê hương mà nhân vật “tôi” khao khát, mong ước từ đó nhằm nhấn mạnh nỗi nhớ thương da diết của tác giả, khao khát được trở lại nơi thân thuộc với những kỉ niệm đẹp đẽ.
Mẫu số 4
Chái bếp là một bài thơ giàu cảm xúc, gợi cho tôi nhiều cảm nhận. Hình ảnh “chái bếp” xuất hiện từ đầu đến cuối bài thơ. Nó gợi mở dòng kí ức về quê hương, gia đình cho nhân vật “tôi”. Tác giả sử dụng điệp ngữ “cho tôi về” nhằm nhấn mạnh nỗi khao khát được trở về với tuổi thơ của “tôi”, về căn nhà với “chái bếp” quen thuộc. Vì ở đó có những sự vật chan chứa những kỉ niệm thật đáng trân trọng, từ nồi cám của mẹ, vườn cây đầy hoa trái của cha, thần bếp trong than củi và cả những con người thôn quê dầm nắng sương. “Tôi” còn cảm nhận được cuộc sống xung quanh chái bếp đó. Tiếng cười khóc của những đứa trẻ, được các bà các mẹ ru trên nôi, tiếng bếp lửa tí tách, những âm thanh như hòa cùng hình ảnh tạo nên bức tranh sống động, chân thực khiến “tôi” nhớ mãi. Bài thơ giúp tôi cảm nhận sâu sắc về nỗi nhớ, tình yêu của tác giả dành cho những kỉ niệm đẹp đẽ về tuổi thơ.
Cảm nghĩ sau khi đọc một bài thơ bảy chữ – Mưa xuân II
Mẫu số 1
Bài thơ Mưa xuân II của Nguyễn Bính đã đem đến cho tôi nhiều cảm xúc khi đọc. Vẻ đẹp thiên nhiên được khắc họa với vẻ giản dị, mộc mạc nhưng cũng rất thơ mộng, tràn đầy sức sống. Cơn mưa xuân dường như đã khiến cho vạn vật bừng tỉnh sau một mùa đông dài lạnh lẽo. Những cây cam, cây quýt hay cỏ dại đang tận hưởng không khí mùa xuân tươi mát, chúng thi nhau ra hoa xanh tốt. Cả loài vật cũng đang hưởng ứng cái không khí mùa xuân đến, bươm bướm cứ bay không ướt cánh, còn nhện thì giăng tơ sợi trắng ngần. Mùa xuân đến, con người cũng vui tươi hơn, rộn ràng hơn. Người đi trẩy hội, nô nức và nhộn nhịp. Cảnh sắc mùa xuân còn xuất hiện thêm hình ảnh những đàn cò trắng bay lượn và hình ảnh đoàn tàu đang chạy. Mọi hoạt động đều được diễn ra thường xuyên, nhưng khi mùa xuân đến mọi thứ như nhộn nhịp và hào hứng hơn. Cơn mưa càng làm cho cảnh vật thêm tươi đẹp hơn. Qua bài thơ, tác giả cũng thể hiện cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến trước khung cảnh thiên nhiên trong cơn mưa xuân.
Mẫu số 2
Thơ của Nguyễn Bính mang đậm phong vị dân gian, một trong những bài thơ tiêu biểu phải kể đến “Mưa xuân II”. Khi đọc bài thơ, tôi đã cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên căng tràn sức sống, cũng như cảm xúc mà tác giả muốn gửi gắm. Cảnh sắc thiên nhiên được khắc họa với những sự vật vô cùng quen thuộc của làng quê. Cây cam, cây quýt cành giao nối, những chiếc lá đón lấy cơn mưa. Đám cỏ dại đang nở ra những chùm hoa xanh. Đàn bướm bay mà không ướt cánh, còn nhện cũng vừa mới giăng tơ trắng ngần. Xa xa, dãy núi thật hùng vĩ, thấp thoáng là đàn cò trắng bay là mặt ruộng. Vạn vật đều tươi mới, căng tràn sức sống dưới cơn mưa xuân. Và trong nền thiên nhiên đó, con người cũng xuất hiện, hòa mình vào với không khí náo nức của ngày xuân. Những người đang sắm sửa đi trẩy hội đông vui, nhộn nhịp biết bao. Qua bài thơ, tôi cảm nhận được con người và tự nhiên có mối quan hệ gắn bó khăng khít, gần gũi và có sự giao hòa với nhau.
Mẫu số 3
Một trong những bài thơ mà tôi cảm thấy yêu thích nhất của Nguyễn Bính là Mưa xuân II. Tác giả đã khắc họa vẻ đẹp của thiên nhiên trong cơn mưa vào mùa xuân hiện lên vô cùng sinh động. Cơn mưa của mùa xuân đã khiến cho vạn vật trở nên bừng tỉnh sau một mùa đông dài lạnh lẽo. Những cây cam, cây quýt hay cỏ dại đang tận hưởng không khí mùa xuân tươi mát/ Cả loài vật cũng đang hưởng ứng cái không khí mùa xuân đến ví dụ như hình ảnh bươm bướm cứ bay không ướt cánh, còn nhện thì giăng tơ sợi trắng ngần. Đặc biệt, con người cũng trở nên vui tươi hơn, rộn ràng hơn. Người đi trẩy hội, nô nức và nhộn nhịp. Mọi hoạt động đều được diễn ra thường xuyên, nhưng khi mùa xuân đến mọi thứ như nhộn nhịp và hào hứng hơn. Bài thơ quả là một trong những tác phẩm hay, mang đậm phong cách thơ Nguyễn Bính.
Mẫu số 4
Thơ của Nguyễn Bính có bài Mưa xuân II khiến tôi cảm thấy rất yêu thích. Đọc bài thơ, tôi đã cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên căng tràn sức sống trước cơn mưa mùa xuân. Vẻ đẹp thiên nhiên hiện lên đầy mộc mạc, gợi cảm của nơi làng quê Việt Nam. Cây cam, cây quýt cành giao nối, những chiếc lá đón lấy cơn mưa. Đám cỏ dại đang nở ra những chùm hoa xanh. Đàn bướm bay mà không ướt cánh, còn nhện cũng vừa mới giăng tơ trắng ngần. Xa xa, dãy núi thật hùng vĩ, thấp thoáng là đàn cò trắng bay là mặt ruộng. Vạn vật đều tươi mới, căng tràn sức sống dưới cơn mưa xuân. Trong nền thiên nhiên thơ mộng, con người xuất hiện, hòa mình vào với không khí náo nức của ngày xuân. Những người đang sắm sửa đi trẩy hội đông vui, nhộn nhịp biết bao. Bài thơ giúp tôi thêm yêu mùa xuân hơn.
Cảm nghĩ sau khi đọc một bài thơ sáu chữ – Trong lời mẹ hát
Mẫu số 1
Bài thơ Trong lời mẹ hát của Trương Nam Hương đã để lại cho tôi nhiều ấn tượng. Ở những dòng thơ đầu, tác giả nhắc lại về tuổi thơ đầy thơ mộng, ngọt ngào. Bất cứ đứa trẻ nào cũng đều được lớn lên trong vòng tay của mẹ. Lời ru, cùng với truyện cổ tích qua lời kể của mẹ trở nên ngọt ngào hơn. Từng nhịp võng đưa con vào giấc ngủ, đưa con đi cùng đất nước. Trong lời ru của mẹ, con đã gặp hình ảnh quen thuộc của làng quê. Đó là cánh đồng xanh mướt, cánh cò trắng bay lượn. Hay những màu vàng của hoa mướp, con gà cục tác, lá chanh. Đó còn là lũy tre huyền thoại, dây trầu, vầng trăng hay hương cau. Tất cả đều mang hồn của quê hương thân thuộc. Đặc biệt nhất, hình ảnh người mẹ hiện lên đầy xúc động. Mẹ xuất hiện với công việc giã gạo đầy vất vả. Hình ảnh tấm áo bạc phếch cho thấy cuộc đời lam lũ, nhọc nhằn của mẹ. Để từ đó, người con bộc lộ nỗi thương xót, thấu hiểu. Thời gian chảy trôi qua tóc mẹ, làm cho mái tóc xanh mượt ngày nào của mẹ giờ đây trở nên bạc trắng. Cuộc đời vất vả đã đè nặng trên đôi vai mòn mỏi của mẹ, khiến cho người con đi làm không khỏi xót xa. Ở khổ thơ cuối, người con đã bộc lộ những tình cảm chân thật của mình dành cho người mẹ. Lời ru của mẹ chính là sức mạnh, chắp cánh cho con bay xa hơn. Dù có bay xa đến đâu, mẹ vẫn dõi theo con, động viên và chờ đợi con trở về trong vòng tay âu yến. Bài thơ Trong lời mẹ hát thật giàu cảm xúc, gợi ra một tình mẫu tử đẹp đẽ và chân thành.
Mẫu số 2
Khi đọc bài thơ Trong lời mẹ hát, tôi đã có ấn tượng vô cùng sâu sắc. Đọc những câu thơ đầu, tôi có liên tưởng về hình ảnh người mẹ đang bế đứa con nằm trên chiếc võng. Từng nhịp võng chòng chành, tiếng mẹ hát ru vang lên ngọt ngào đã đưa con vào giấc ngủ. Tiếp đến, tác giả đã nêu ra những hình ảnh xuất hiện trong lời ru của mẹ, đầy quen thuộc và thân thương. Đó là cánh đồng xanh mướt, cánh cò trắng bay lượn. Đó là những màu vàng của hoa mướp, con gà cục tác, lá chanh. Đó còn là lũy tre huyền thoại, dây trầu, vầng trăng hay hương cau. Tất cả đều thật đối thân quen, gần gũi. Và có lẽ, cảm động nhất đó chính là hình ảnh của người mẹ. Hình ảnh “áo mẹ bạc phơ bạc phếch” cho thấy nỗi vất vả, đắng cay của mẹ. Và người con lại thêm thương mẹ nhiều hơn. Thời gian chảy trôi qua tóc mẹ, làm cho mái tóc xanh mượt giờ trở nên bạc trắng, tấm lưng thẳng giờ đã còng dần xuống. Mẹ càng già đi, con lại càng trưởng thành. Lời ru của mẹ chính là sức mạnh, chắp cánh cho con bay xa hơn. Dù có bay xa đến đâu, mẹ vẫn dõi theo con, động viên và chờ đợi con trở về trong vòng tay âu yến. Có thể thấy, bài thơ Trong lời mẹ gửi gắm một tình mẫu tử thật thiêng liêng, đẹp đẽ khiến cho ta thêm thấu hiểu hơn.
Mẫu số 3
Trong lời mẹ hát của Trương Nam Hương là một bài thơ hay viết về tình mẫu tử. Ở những dòng thơ đầu, tác giả đã nhắc lại về tuổi thơ thật thơ mộng, ngọt ngào. Mỗi đứa trẻ được lớn lên trong vòng tay của mẹ, được lắng nghe lời ru của mẹ. Lời ru, cùng với truyện cổ tích thật ngọt ngào. Từng nhịp võng đưa con vào giấc ngủ bình yên. Trong lời ru của mẹ, con bắt gặp những hình ảnh quen thuộc của làng quê. Những cánh đồng xanh mướt, cánh cò trắng bay lượn/ Những màu vàng của hoa mướp, con gà cục tác, lá chanh. Lũy tre huyền thoại, dây trầu, vầng trăng hay hương cau. Mọi thứ đều chứa đựng hồn quê hương quen thuộc. Hình ảnh người mẹ hiện lên đầy xúc động. Mẹ xuất hiện với công việc giã gạo đầy vất vả. Hình ảnh tấm áo bạc phếch cho thấy cuộc đời lam lũ, nhọc nhằn của mẹ. Qua đó, người con đã bộc lộ tình cảm xót xa, thương cảm. Thời gian chảy trôi qua tóc mẹ, làm cho mái tóc xanh mượt ngày nào của mẹ giờ đây trở nên bạc trắng. Cuộc đời vất vả của mẹ khiến con cảm thấy xót xa. Trong khổ thơ cuối, người con bộc lộ trực tiếp tình cảm chân thật của mẹ. Lời ru của mẹ chính là sức mạnh, chắp cánh cho con bay xa hơn. Tóm lại, Trong lời mẹ hát thật giàu cảm xúc, gợi ra một tình mẫu tử đẹp đẽ khiến tôi vô cùng cảm động.
Mẫu số 4
Bài thơ Trong lời mẹ hát gợi cho tôi một ấn tượng vô cùng sâu sắc. Ở những câu thơ đầu tiên gợi ra hình ảnh người mẹ đang bế đứa con nằm trên chiếc võng. Từng nhịp võng chòng chành, tiếng mẹ hát ru vang lên ngọt ngào đã đưa con vào giấc ngủ. Từ lời ru của mẹ gợi về những hình ảnh thật thân thương như cánh đồng xanh mướt, cánh cò trắng bay lượn, những màu vàng của hoa mướp, con gà cục tác, lá chanh. Hay lũy tre huyền thoại, dây trầu, vầng trăng hay hương cau. Mọi vật đều rất gần gũi, quen thuộc với người con. Tiếp đến, hình ảnh “áo mẹ bạc phơ bạc phếch” cho thấy nỗi vất vả, đắng cay của mẹ. Và người con lại thêm thương mẹ nhiều hơn. Thời gian chảy trôi qua tóc mẹ, làm cho mái tóc xanh mượt giờ trở nên bạc trắng, tấm lưng thẳng giờ đã còng dần xuống. Khi mẹ càng có tuổi, cũng là lúc con trưởng thành. Cuộc đời lam lũ của mẹ khiến con cảm thấy xót xa, thương yêu. Từ đó, người con bộc lộ lòng biết ơn, tình cảm yêu thương dành cho mẹ. Bài thơ Trong lời mẹ gửi gắm một tình mẫu tử thật thiêng liêng, đẹp đẽ.
Cảm nghĩ sau khi đọc một bài thơ sáu chữ – Nếu mai em về Chiêm Hóa
Mẫu số 1
Bài thơ “Nếu mai em về Chiêm Hóa” của tác giả Mai Liễu để lại cho tôi nhiều ấn tượng. Mở đầu bài thơ là lời bộc lộ về nỗi nhớ quê hương đầy da diết. Cách xưng hô độc đáo “em – ta” gợi cảm giác xa lạ mà cũng thân quen. Tiếp đến tác giả đã dành hẳn một khổ thơ để khắc họa vẻ đẹp của núi rừng Chiêm Hóa. Đầu tiên là hình ảnh Sông Gâm hiện lên với đôi bờ cát trắng, cùng với đó là “đá ngồi dưới bến trông nhau”. Nhà thơ sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa độc đáo gợi ra những tảng đá từ bờ này nhìn sang bờ kia như đang trông nhau. Những hòn núi được gọi là “Non Thần” khi xuân sang hình như cũng trẻ lại, khoác lên mình bộ quần áo một màu màu xanh ngút. Cảnh sắc độc đáo là vậy, con người hiện lên cũng mang vẻ đẹp riêng. Đó là những cô gái người Dao, người Tày. Những cô gái Dao duyên dáng, xúng xính trong những món trang sức bạc. Những cô gái Tày lại khiến người ta mê mẩn trong sắc chàm của bộ trang phục truyền thống với nụ cười chúm chím khiến người ngắm quên lối về. Những câu thơ đọc lên thật tình, thật đẹp làm sao. Khổ thơ cuối như một lời khép lại bộc lộ sự nhớ thương cũng như mong muốn trở về quê hương của tác giả rất thật mãnh liệt. Đó là mong muốn trở về quê để đi hội xuân, để chơi những trò chơi dân gian, để gặp mọi người, những người có duyên.
Mẫu số 2
“Nếu mai em về Chiêm Hóa” của Mai Liễu là một bài thơ gợi cho tôi nhiều ấn tượng và cảm xúc. Câu thơ mở đầu như một lời mời gọi: “Nếu mai em về Chiêm Hóa”. Cách xưng hô “em – ta” thật độc đáo. “Em” ở đây không chỉ cụ thể một ai mà nói chung chung về những con người ở quê hương Chiêm Hóa, còn “ta” có lẽ chính là nhà thơ. Mỗi năm, dịp Tết là lúc để những người xa quê trở về thăm quê, đón Tết. Có lẽ bởi vậy mà “ta” muốn nhờ “em” gửi nỗi nhớ thương dành cho quê hương cùng về. Tiếp đến, tác giả đã dành hẳn một khổ thơ để khắc họa vẻ đẹp của núi rừng Chiêm Hóa. Xuất hiện đầu tiên là hình ảnh sông Gâm hiện lên với đôi bờ cát trắng, cùng với “đá ngồi dưới bến trông nhau”. Biện pháp tu từ nhân hóa được sử dụng khiến cho một sự vật vô tri như đá trở nên có hồn, đá đang nhìn sang bờ kia như đang trông nhau. Còn núi non thì như trẻ lại, khoác lên mình bộ quần áo một màu màu xanh ngút. Không chỉ có thiên nhiên, con người của vùng đất Chiêm Hóa cũng gợi nhiều ấn tượng. Đó Những cô gái Dao thật duyên dáng trong món trang sức bạc. Những cô gái Tày lại khiến người ta mê mẩn trong sắc chàm của bộ trang phục truyền thống với nụ cười chúm chím khiến người ngắm quên lối về. Khổ thơ cuối như một lời khép lại bộc lộ sự nhớ thương cũng như mong muốn trở về quê hương của tác giả rất thật mãnh liệt.
Mẫu số 3
Nếu mai em về Chiêm Hóa của Mai Liễu là một bài thơ giàu ý nghĩa. Mở đầu, tác giả bộc lộ nỗi nhớ quê hương đầy da diết. Cách gọi “em – ta” gợi cảm giác xa lạ mà cũng thân quen. Tiếp đến, tác giả đã dành hẳn một khổ thơ để khắc họa vẻ đẹp của núi rừng Chiêm Hóa. Hình ảnh Sông Gâm hiện lên với đôi bờ cát trắng, cùng với đó là “đá ngồi dưới bến trông nhau”. Những hòn núi được gọi là “Non Thần” khi xuân sang hình như cũng trẻ lại, khoác lên mình bộ quần áo một màu màu xanh ngút. Không chỉ có cảnh sắc thiên nhiên mà còn có sự xuất hiện của con người. Những cô gái Dao duyên dáng, xúng xính trong những món trang sức bạc. Những cô gái Tày lại khiến người ta mê mẩn trong sắc chàm của bộ trang phục truyền thống với nụ cười chúm chím khiến người ngắm quên lối về. Đến khổ thơ cuối như một lời khép lại bộc lộ sự nhớ thương cũng như mong muốn trở về quê hương của tác giả rất thật mãnh liệt.
Mẫu số 4
Tác giả Mai Liễu đã sáng tác bài thơ Nếu mai em về Chiêm Hóa gợi cho tôi nhiều ấn tượng. Câu thơ mở đầu đọc lên giống như một lời mời gọi “Nếu mai em về Chiêm Hóa”. Những câu thơ tiếp theo, tác giả đã khắc họa vẻ đẹp của núi rừng Chiêm Hóa. Hình ảnh sông Gâm hiện lên với đôi bờ cát trắng, cùng với “đá ngồi dưới bến trông nhau”. Biện pháp tu từ nhân hóa giúp cho một sự vật vô tri như đá trở nên có hồn, đá đang nhìn sang bờ kia như đang trông nhau. Còn núi non thì như trẻ lại, khoác lên mình bộ quần áo một màu màu xanh ngút. Ngoài thiên nhiên thì con người của vùng đất Chiêm Hóa cũng gợi nhiều ấn tượng. Những cô gái Dao thật duyên dáng trong món trang sức bạc. Những cô gái Tày lại khiến người ta mê mẩn trong sắc chàm của bộ trang phục truyền thống với nụ cười chúm chím khiến người ngắm quên lối về. Khổ thơ cuối như một lời khép lại bộc lộ sự nhớ thương cũng như mong muốn trở về quê hương của tác giả rất thật mãnh liệt. Nếu mai em về Chiêm hóa là một bài thơ giàu cảm xúc, gửi gắm tình cảm sâu sắc của tác giả.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 8: Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ sau khi đọc một bài thơ sáu chữ, bảy chữ Dàn ý & 27 đoạn văn mẫu lớp 8 của Neu-edutop.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.