Neu-edutop.edu.vn muốn cung cấp tài liệu Bài văn mẫu lớp 6: Sáng tạo sản phẩm nghệ thuật, thuộc sách Kết nối tri thức với cuộc sống, tập 2.
Tài liệu sẽ giúp cho các bạn học sinh lớp 6 có thêm ý tưởng hoàn thiện bài viết của mình. Mời tham khảo ngay sau đây.
Đề bài: Từ cuốn sách yêu thích, có thể sáng tạo những sản phẩm nghệ thuật mới, chẳng hạn: sáng tác thơ, kể chuyện sáng tạo, vẽ tranh thể hiện một số chi tiết, nhân vật đáng nhớ hoặc minh họa cho chuỗi sự kiện (truyện tranh).
Sáng tạo sản phẩm nghệ thuật – Mẫu 1
Ngày xửa, ngày xưa
Nhà nước Văn Lang
Hùng Vương thứ sáu
Giặc Ân xâm lược
Vua sai sứ giả
Tìm khắp mọi nơi
Người tài cứu nước
Khi đến Phù Đổng
Tiếng rao lan truyền
Gióng liền bật dậy
Nhờ mẹ mời vào
Cất tiếng đầu tiên
Một con ngựa sắt
Một chiếc roi sắt
Một con ngựa sắt
Ta sẽ đánh tan
Lũ cướp nước này
Sứ giả mừng rỡ
Vội về tâu vua
Sai người ngày đêm
Làm ra vũ khí
Kể từ hôm ấy
Gióng lớn như thổi
Cơm ăn chẳng no
Áo chẳng mặc vừa
Dân làng góp gạo
Nuôi lớn tráng sĩ
Áo, roi, ngựa đến
Vươn vai trưởng thành
Tráng sĩ dũng mãnh
Đánh tan quân giặc
Khi roi sắt gãy
Nhổ bụi tre ngà
Lũ giặc hoảng sợ
Chạy không kịp hàng
Đánh tan quân giặc
Thánh Gióng một mình
Lên đỉnh núi cao
Cởi bỏ áo giáp
Bay về trời xanh
Vua nhớ công ơn
Cho lập đền thờ
Phù Đổng Thiên Vương
Làng Gióng bấy giờ
Dấu vết còn lưu.
Sáng tạo sản phẩm nghệ thuật – Mẫu 2
Tôi là Sọ Dừa. Khi mẹ sinh ra, tôi không có chân tay, mình mẩy cứ tròn như quả dừa. Bà buồn quá, định vứt tôi đi, thì tôi liền nói:
– Mẹ ơi! Con là người đấy! Mẹ đừng vứt con mà tội nghiệp.
Vì thương tôi nên mẹ đã để lại nuôi, đặt cho tôi cái tên là Sọ Dừa. Lớn lên, tôi vẫn như lúc nhỏ. Mẹ liền nói với tôi:
– Con nhà người ta báy tám tuổi đã đi ở chăn bò, còn mày chẳng được tích sự gì.
Tôi liền bảo với mẹ:
– Chuyện gì chứ chăn bò con cũng làm được. Mẹ cứ xin phú ông cho con đi chăn bò.
Nghe vậy, mẹ tôi liền đến hỏi phú ông. Từ đó tôi đến ở nhà phú ông. Ngày ngày, tôi lăn sau đàn bò ra đồng, tối đến lại lăn sau đàn bò về nhà, đàn bò béo tốt hẳn ra. Tôi thấy phú ông mừng ra mặt.
Ngày mùa, tôi tớ ra đồng làm hết cả, phú ông bèn sai ba cô con gái thay phiên nhau đem cơm cho tôi. Hai cô chị độc ác nên thường hắt hủi tôi. Chỉ có cô út hiền lành, đối xử tốt với tôi.
Một hôm, tôi biến thành người, ngồi thổi sáo trên lưng trâu thì tiếng động, biết có người nên tôi lại hóa về hình dáng cũ. Từ đó, cô út càng chăm sóc tôi nhiều hơn, có thức ăn ngon lại giấu đem cho tôi.
Cuối mùa ở, tôi liền về giục mẹ đến hỏi con gái phú ông làm vợ. Mẹ tôi sửng sốt lắm, nhưng thấy tôi năn nỉ mãi nên cũng sang hỏi phú ông. Khi trở về, bà nói rằng phú ông yêu cầu phải sắm đủ một chĩnh vàng cốm, mười tấm lụa đào, mười con lợn béo, mười vò rượu tăm mới đồng ý gả con gái. Tôi nói với mẹ cứ yên tâm.
Đến ngày hẹn, mẹ tôi vô cùng ngạc nhiên khi trong nhà bỗng có đủ những lễ vật mà phú ông yêu cầu. Không chỉ vậy, còn có chục giai nhân khiêng sính lễ sang nhà phú ông. Phú ông liền hỏi ba cô con gái xem có ai đồng ý, thì chỉ có cô út.
Trong ngày cưới, tôi cho bày cỗ thật linh đình, gia nhân chạy ra chạy vào tấp nập. Lúc rước dâu, tôi biến thành một chàng trai khôi ngô tuấn tú sang đón cô út về làm vợ. Hai vợ chồng tôi sống hạnh phúc. Tôi ngày đêm miệt mài đèn sách và thi đỗ trạng nguyên. Chẳng bao lâu, nhà vua cử tôi đi sứ. Trước khi đi, tôi đưa cho vợ một hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng gà, dặn phải giữ luôn các thứ ấy bên mình để có lúc cần dùng đến.
Một hôm có chiếc thuyền đi qua đảo, tôi nghe thấy tiếng con gà trống gáy vang ba lần:
– Ò… ó… o… Phải thuyền quan trạng rước cô tôi về.
Tôi hạ lệnh cho thuyền vào xem, thì gặp lại vợ mình. Vợ chồng đoàn tụ hạnh phúc. Tôi đưa vợ về nhà, mở tiệc mừng, mời bà con đến chia vui, nhưng lại giấu vợ trong nhà không cho ai biết. Hai người chị của vợ tôi tranh nhau kể chuyện nàng gặp phải rủi ro, tỏ vẻ thương tiếc lắm. Tôi không nói gì, tiệc xong mới cho gọi vợ ra. Nhìn thấy em mình đã trở về bình an, họ xấu hổ bỏ về.
Sáng tạo sản phẩm nghệ thuật – Mẫu 3
Tên của tôi là Dế Mèn. Bởi ăn uống điều độ và chừng mực, nên tôi thân thế tôi cường tráng lắm.
Đôi càng của tôi mẫm bóng, những cái vuốt cứng và nhọn hoắt; đôi cánh thành cái áo dài chấm kín đuôi. Cái đầu của tôi to ra còn hai cái răng đen nhánh như hai lưỡi liềm máy. Cặp râu dài hùng dũng. Tính tôi lại thích khịa với tất cả bà con trong xóm. T ôi quát mấy chị Cào Cào ngụ ngoài đầu bờ. Thỉnh thoảng, tôi ngứa chân đá một cái, ghẹo anh Gọng Vó lấm láp vừa ngơ ngác dưới đầm lên. Mọi người thường không nói gì, phần nhiều vì họ nể. Nhưng tôi tự cho mình là giỏi. Tôi có ngờ đâu chính tính kiêu ngạo, hung hăng của mình lại gây ra một tai họa.
Hàng xóm của tôi là Dế Choắt – một chàng dế yếu ớt, hiền lành. Người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện. Một hôm, tôi sang nhà Dế Choắt chơi. Thấy nhà cửa bừa bộn, tôi nói với cậu ta:
– Sao chú mày sinh sống cẩu thả vậy? Nhà cửa thì tuềnh toàng, ngộ nhỡ có kẻ nào đến phá thì chú mày gặp nguy ngay. Đúng là có lớn mà chẳng có khôn.
Dế Choắt tỏ vẻ buồn bã. Cậu ta còn nhờ tôi đào ngách thông sang nhà của tôi, để phòng khi có chuyện sẽ giúp đỡ nhau. Tôi nghe xong liền mắng:
– Hức! Thông ngách sang nhà ta? Chú mày thì hôi như cú mèo, làm sao ta chịu được. Ai bảo đào tổ nông thì cho chết!
Nói xong, tôi chẳng chút mảy may suy nghĩ mà ra về, để mặc Dế Choắt lủi thủi một mình.
Một hôm nọ, sau cơn mưa, các loại chim tụ hội về vũng nước kiếm mồi. Chị Cốc đậu gần hang. Tôi tỏ vẻ rủ Choắt đùa chị Cốc chơi, Choắt sợ hãi từ chối. Mèn kiêu ngạo, hát đùa Cốc, khiên Cốc tức giận tìm kiếm kẻ vừa trêu chọc mình. Thấy chị ta đến gần, tôi nhanh chân chui tót vào hang nấp kín, rồi vắt chân lên giường. Tiếng chị Cốc đầy tức giận:
– Mày nói gì?
Giọng Dế Choắt run rẩy:
– Lạy chị, em nói gì đâu?
Chị Cốc lại quát lên:
– Chối hả? Chối này! Chối này.
Sau đó là liên tiếp những tiếng kêu của Choắt. Tôi nằm im thin thít cũng không dám động đậy gì. Chỉ đến khi Cốc bay đi, tôi mới bò lên, thấy Choắt thoi thóp. Tôi hốt hoảng chạy lại đỡ Dế Choắt dậy, khóc lóc:
– Tôi không ngờ mọi chuyện lại ra thế này. Tôi hối hận lắm! Tất cả là lỗi của tôi, phải làm sao bây giờ.
Dế Choắt thì thào nói với tôi:
– Thôi, tôi ốm yếu quá rồi, chết cũng đành. Nhưng tôi khuyên anh rằng ở đời mà có thói hung hăng, không biết suy nghĩ thì rồi cũng gây họa vào thân.
Dế Choắt đã chết. Tôi cảm thấy ân hận vô cùng. Sau khi chôn cất Dế Choắt xong xuôi tại một bãi cỏ, tôi đã đứng trước mộ hàng giờ để tự kiểm điểm những lỗi lầm của mình. Tôi đã nhận ra bài học đường đời đầu tiên thật đáng trân trọng.
Sáng tạo sản phẩm nghệ thuật – Mẫu 4
Hùng Vương thứ sáu
Kẻ thù xâm lăng
Sai sứ giả đi
Tìm người cứu nước
Đến làng Phù Đổng
Có cậu bé Giống
Không nói không cười
Nghe lời sứ giả
Bật dậy gọi mẹ
Mời sứ giả vào
Cất tiếng nói đầu
Sẽ đi đánh giặc
Đúc con ngựa sắt
Thêm chiếc gậy sắt
Cùng áo giáp sắt
Đánh tan quân thù
Kể từ hôm đấy
Cơm ăn chẳng no
Áo mặc chẳng vừa
Dân làng góp công
Nuôi lớn anh hùng
Giặc đến chân núi
Vươn thành tráng sĩ
Áo giáp, ngựa sắt
Đánh tan kẻ thù
Bay đến đỉnh núi
Cởi bỏ áo giáp
Trở về thiên đình
Nhân dân tưởng nhớ
Vua Hùng phong công
Phù Đổng Thiên Vương
Dấu tích còn lưu.
Sáng tạo sản phẩm nghệ thuật – Mẫu 5
Ngày xửa ngày xưa
Có chàng Thạch Sanh
Khỏe mạnh, tài năng
Mồ côi cha mẹ
Một mình lủi thủi
Gốc đa kiếm sống.
Gặp tên Lí Thông
Gian xảo dối trá
Kết nghĩa huynh đệ
Hoạn nạn có nhau.
Bấy giờ trong vùng
Chằn tinh làm loạn
Đến phiên họ Lí
Canh miếu thờ phụng
Sợ chết không đi
Bày mưu tính kế
Thạch Sanh đi thay
Dũng cảm đánh bại
Chằn tinh hiện hình
Lí Thông cướp công
Vua phong tước hầu.
Vua có con gái
Đến tuổi lấy chồng
Trong lễ kén rể
Đại bàng bắt đi
Rồi một lần nữa
Thạch Sanh giải nguy
Lí Thông lợi dụng
Lại bị vu oan
Nhốt trong ngục tối.
Nhờ có tiếng đàn
Bày rõ sự thật
Thạch Sanh vô tội
Nên duyên công chúa
Mười tám chư hầu
Đem quân sang đánh
Đàn thần, niêu thần
Đánh bại kẻ thù.
Được truyền ngôi vua.
Sáng tạo sản phẩm nghệ thuật – Mẫu 6
Sau khi cha mẹ mất, tôi sống cùng em trai. Hai anh em tôi chăm chỉ làm ăn cũng có của để. Đến khi trưởng thành, tôi và em trai cũng phải lấy vợ.
Một hôm, tôi và vợ bàn tính cho vợ chồng cậu em ra ở riêng. Sau đó, tôi gọi cậu em đến, rồi nói sẽ chia cho cậu túp lều tranh mà cha đã để lại. Cậu em vui vẻ đồng ý.
Ít lâu sau, tôi nghe dân làng đồn rằng em trai của mình bỗng nhiên trở nên giàu có. Tôi tò mò lắm, liền sang chơi để hỏi chuyện. Đến nơi, tôi choáng ngợp trước căn nhà rộng lớn với hàng chục người ở. Tôi hỏi chuyện, thì nghe cậu em kể lại tất cả.
Hằng ngày, em tôi vẫn thường xuyên chăm bón cho cây khế. Đến mùa, cây khế ra hoa kết trái và thu hoạch, em tôi mang ra chợ bán. Một sáng nọ, khi em tôi ra vườn cây để hái khế thì nghe thấy trên ngọn cây có tiếng rung mạnh như có người. Thì ra, một con chim lớn đang ăn khế. Suốt một tháng trời, chim cứ đến ăn vào lúc sáng sớm. Em dâu tôi liền nói với chim:
– Ông chim ơi, ông ăn như thế thì nhà cháu còn khế đâu mà bán! Cả nhà cháu chỉ nhờ vào cây khế thôi!
Chim nghe xong thì đáp:
– Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng.
Hai vợ chồng em tôi làm theo lời chim. Sáng sớm hôm sau, chim thần bay đến. Chim bay qua bao nhiêu là miền, hết đồng ruộng đến rừng xanh, hết rừng xanh đến biển cả. Ra tới giữa biển, chim rẽ vào một cái đảo, rồi đáp xuống cửa một cái hang có nhiều vàng bạc, kim cương.
Nghe xong câu chuyện, tôi gạ em trai đổi hết tài sản của mình để lấy túp lều tranh và cây khế. Kể từ đó, vợ chồng tôi dọn đến ở trong túp lều. Một buổi sáng nọ, khi thấy luồng gió mạnh nổi lên, và ngọn cây khế rung chuyển. Tôi biết là chim thần đến liền nói với chim:
– Chim thần ơi, cả nhà tôi trông vào cây khế, bây giờ chim ăn thì tôi lấy gì mà sống?
Chim thần cũng y những lời em trai tôi kể:
– Ăn một quả trả một cục vàng, may túi ba gang mang đi mà đựng!
Vợ chồng tôi bàn nhau may chiếc túi thật to. Sáng hôm sau, chim thần đến đưa tôi đến hòn đảo, rồi đáp xuống cửa hang. Đúng như lời của em tôi, trong hang có biết bao nhiêu là vàng bạc, kim cương. Tôi ra sức nhặt cho đầy túi, còn cho cả vào túi quần, túi áo. Trên đường về, vì quá nặng lại gặp gió lớn, chim đâm bổ xuống biển. Người anh bị sóng cuốn trôi, bao nhiêu của cải mất hết. Chim thần chỉ bị ướt lông, ướt cánh nên lại vùng lên trời bay đi. Tôi gọi mãi nhưng chim thần không quay lại.
Lênh đênh trên biển một lúc, tôi đã thấm mệt. Cũng may tôi nhìn thấy một khúc cây to liền bám vào. Tôi để mặc cho sóng biển đưa mình đi. Khi tỉnh dậy, tôi thấy mình đang ở trên một hòn đảo hoang. Những ngày sau đó, tôi phải ăn trái cây rừng, uống nước suối để tiếp tục sống. Sau nhiều ngày, tôi cảm thấy vô cùng hối hận vì hành động của mình. Thỉnh thoảng, tôi thấy có vài chiếc thuyền đi ngang qua. Nhưng dù tôi có gọi thế nào, người trên thuyền cũng không nghe thấy. Trong cái khó ló cái khôn, tôi dùng những hòn đá nhọn, khắc kí hiệu lên quả dừa rồi thả ra biển. Vài ngày sau, có một chiếc thuyền đi ngang qua, đỗ vào đảo. Thì ra nhờ những trái dừa tôi thả mà họ đã nhận ra trên đảo có người. Tôi vui mừng khôn xiết.
Tôi được đưa về đất liền, gặp lại vợ và em trai. Tôi kể lại mọi chuyện và khuyên vợ cùng tu chí. Những ngày tháng sau đó, tôi chăm chỉ làm ăn, sống hạnh phúc bên gia đình.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 6: Sáng tạo sản phẩm nghệ thuật (6 mẫu) Những bài văn mẫu lớp 6 của Neu-edutop.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.