Tóm tắt Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ là tài liệu vô cùng hữu ích đối với các bạn học sinh lớp 12. Tóm tắt bài Hồn Trương Ba da hàng thịt mang đến 13 mẫu cả tóm tắt siêu ngắn và đầy đủ để các bạn tham khảo.
Tóm tắt Hồn Trương Ba da hàng thịt sẽ giúp các em học sinh khái quát được nội dung chính về cuộc đời và số phận của Trương Ba. Tóm tắt truyện Hồn Trương Ba da hàng thịt các em học sinh có thể dễ dàng ghi nhớ ý chính trong bài từ đó làm tốt hơn các đề văn viết phân tích truyện hay phân tích Trương Ba … Bên cạnh đó các bạn xem thêm một số bài văn mẫu như: phân tích bi kịch của Trương Ba, phân tích đoạn kết tác phẩm Hồn Trương Ba da hàng thịt.
Tóm tắt Hồn Trương Ba da hàng thịt ngắn nhất
- Tóm tắt Hồn Trương Ba, da hàng thịt siêu ngắn (3 Mẫu)
- Tóm tắt Hồn Trương Ba, da hàng thịt ngắn gọn (10 mẫu)
Tóm tắt Hồn Trương Ba, da hàng thịt siêu ngắn
Tóm tắt mẫu 1
Trương Ba giỏi đánh cờ bị Nam Tào bắt chết nhầm. Vì muốn sửa sai nên Nam Tào và Đế Thích đã cho hồn Trương Ba sống lại, nhập vào xác anh hàng thịt vừa chết. Khi trú nhờ trong xác anh hàng thịt, Trương Ba gặp phải rất nhiều phiền toái: lí trưởng sách nhiễu, chị hàng thịt đòi chồng, ngay đến gia đình của ông cũng cảm thấy xa lạ… Bản thân Trương Ba cũng đau khổ vì phải sống trái với tự nhiên. Đặc biệt là khi xác anh hàng thịt đã làm cho Trương Ba nhiễm một vài thói xấu. Trước nguy cơ bị tha hóa, ông đã quyết định trả lại xác cho anh hàng thịt, còn mình thì chấp nhận cái chết.
Tóm tắt mẫu 2
Trương Ba là một người làm vườn tốt bụng, đánh cờ giỏi nhưng bị chết đột ngột do sự tắc trách của Nam Tào, Bắc Đẩu. Trương Ba được sống nhờ trong thân xác anh hàng thịt cũng vừa mới chết. Sau đó, Trương Ba gặp rất nhiều phiền toái từ vợ anh hàng thịt và những người thân yêu của Trương Ba. Trương Ba không thể gần gũi với đứa cháu nội vì nó sợ ngoại hình thô lỗ của thân xác anh hàng thịt, lại còn bị nhiễm những thói xấu mà cái thân xác đó gây ra. Trương Ba lúc này trở thành một người sống quái gở trong cái gọi là “Hồn Trương Ba da hàng thịt”. Để giải thoát khỏi đó, Trương Ba chọn cái chết để được sống mãi với những người thân yêu. Tác phẩm Hồn Trương Ba da hàng thịt đã xây dựng tình huống truyện kịch đầy căng thẳng đạt đến cao trào rồi giải quyết mâu thuẫn một cách logic, hợp lí, thỏa đáng. Đồng thời kết hợp giữa những vấn đề thời sự và vấn đề muôn thuở: Đó là lối sống giả dối của con người hiện đại, giữa những dục vọng thấp hèn với những khát khao cao cả….
Tóm tắt mẫu 3
Trương Ba bị Nam Tào bắt chết nhầm. Vì muốn sửa sai, nên Nam Tào và Đế Thích cho hồn Trương Ba sống lại, nhập vào xác anh hàng thịt vừa mới chết. Trú nhờ linh hồn trong thể xác anh hàng thịt Trương Ba gặp rất nhiều phiền toái: lí trưởng sách nhiễu, chị hàng thịt đòi chồng, gia đinh Trương Ba cũng thấy anh xa lạ…; bản thân Trương Ba thì khổ vì phải sống trái tự nhiên, giả tạo. Đặc biệt thân xác hàng thịt làm Trương Ba nhiễm một số thói xấu, một số nhu cầu vốn không phải của chính bản thân mình. Trước nguy cơ tha hoá về nhân cách và sự phiền toái do mượn thân của kẻ khác. Trương Ba quyết định trả lại xác cho hàng thịt và chấp nhận chết, để “không còn cái vật quái gở mang tên: Hồn Trương Ba da hàng thịt nữa”.
Tóm tắt Hồn Trương Ba, da hàng thịt ngắn gọn
Tóm tắt mẫu 1
Trương Ba rất giỏi đánh cờ. Nam Tào đã xoá tên ông trong sổ Trời. Sau đó, Nam Tào và Đế Thích đã cho hồn Trương Ba tái sinh nhập vào xác anh hàng thịt vừa mới chết. Từ đó, hồn Trương Ba trú ngụ trong xác hàng thịt, xác hàng thịt mang hồn Trương Ba. Cũng từ đó xảy ra bao chuyện lộn xộn. Lí trưởng sách nhiễu. Vợ hàng thịt đòi chồng. Vợ, con, cháu của Trương Ba cảm thấy chồng, cha, ông của mình sao mà xa lạ, vụng về và cục cằn. Bản thân Trương Ba có quá nhiều thay đổi: Nhiễm nhiều thói xấu, trở nên tha hoá, sống lạc lõng. Có nhiều lúc hồn Trương Ba và xác hàng thịt cãi nhau, nặng lời với nhau. Vợ Trương Ba chán ngán đòi bỏ đi. Cái Gái, cu Tị, hai đứa cháu đều ghét ông. Chị con dâu đau khổ nói với hồn Trương Ba về sự tan hoang, đổ vỡ của gia đình, “đau đớn thấy… mỗi ngày thầy một đổi khác dần, mất mát dần…”. Hồn Trương Ba bải hoải bài hoài, thắp hương xin gặp Đế Thích. Gặp Đế Thích, hồn Trương Ba nói về thân phận cay đắng “sống nhờ” của mình và xin được chết cho thảnh thơi. Đế Thích hết lời khuyên giải, nhưng hồn Trương Ba vẫn không nghe. Vừa lúc đó, cái Gái chạy đến oà khóc, báo tin cu Tị con chị Lụa đã chết. Nam Tào, Bắc Đẩu báo tin Ngọc Hoàng đã tha cho Đế Thích cái tội nhập hồn Trương Ba vào xác hàng thịt và cho phép hồn Trương Ba được sống trong xác hàng thịt. Nhưng hồn Trương Ba xin được chết để cu Tị sống lại. Hồn Trương Ba an ủi, dặn dò vợ con rồi nhắm mắt qua đời.
Tóm tắt mẫu 2
Trương Ba, gần 60 tuổi – là một người làm vườn tốt bụng, đặc biệt rất cao cờ. Do tắc trách, Nam Tào gạch bừa tên Trương Ba, khiến ông phải chết oan. Vợ Trương Ba lên Thiên đình kiện. Theo gợi ý của Đế Thích, để sửa sai, Nam Tào cho hồn Trương Ba nhập vào thể xác hàng thịt ở làng bên vừa mới chết, mới ngoài 30 tuổi, để được sống lại. Trú nhờ thể xác hàng thịt, hồn Trương Ba gặp rất nhiều phiền toái: lí trưởng sách nhiễu, chị hàng thịt đòi chồng; gia đình Trương Ba ngày càng lủng củng. Đặc biệt, sống bằng thân xác hàng thịt, Trương Ba dần dà tiêm nhiễm một số thói xấu và những nhu cầu vốn xa lạ với ông. Gay nhất là chị hàng thịt đòi hỏi Trương Ba phải là người đàn ông thực sự của chị. Lí trưởng nhân đấy sách nhiễu vòi tiền; con trai Trương Ba ngày càng đắc ý, lấn lướt, coi thường bố. Ngược lại, vợ, con dâu, cháu nội Trương Ba không thể chịu nổi và dần dần xa lánh. Trương Ba vô đau khổ. Trước nghịch cảnh ấy, Trương Ba quyết định trả lại thân xác cho hàng thịt, cũng không chấp nhận nhập vào xác cu Tị, kiên quyết chấp nhận cái chết.
Tóm tắt mẫu 3
“Hồn Trương Ba da hàng thịt” được Lưu Quang Vũ viết năm 1981, ra mắt lần đầu năm 1984. Đây là tác phẩm Lưu Quang Vũ dựa vào cốt truyện dân gian để viết và đã rất thành công. Tác phẩm xoay quanh một tình huống kịch khá đặc biệt: do sự vô tâm và tắc trách của Nam Tào, Bắc Đẩu (hai vị quan trên thiên đình) mà Trương Ba – một người làm vườn tốt bụng, hiền lành, khỏe mạnh, giỏi đánh cờ bỗng dưng bị chết đột ngột. Vì thương quý Trương Ba mà tiên cờ Đế Thích đã hóa phép cho hồn Trương Ba nhập vào xác anh hàng thịt mới chết. Từ đó Trương Ba gặp rất nhiều phiền toái, rắc rối: lí trưởng sách nhiễu, con trai hư hỏng, vợ đòi bỏ đi, cháu gái không nhận ông. Còn tính nết Trương Ba thay đổi, trở nên phũ phàng, thô lỗ, bị mọi người xa lánh. Cuối cùng Trương Ba chọn cái chết, không nhập vào xác ai nữa. Đây là cách ông thấy mình được sống toàn vẹn bên cạnh những người thân yêu.
Tóm tắt mẫu 4
“Hồn Trương Ba da hàng thịt” là truyện đã kể về Trương Ba với một người làm vườn sáu mươi tuổi rất tốt bụng và đặc biệt ông còn hay chơi cờ rất giỏi. Trương Ba đã bị chết oan là vì do sự tắc trách của Nam Tào, vì muốn sửa sai nên Nam Tào đã để Trương Ba nhập vào xác của một anh hàng thịt vừa mới chết ở làng bên. Sau khi sống lại thì trong thân xác của hàng thịt, Trương Ba đã gặp không ít phiền toái như là lí trưởng sách nhiễu anh, vợ của anh hàng thịt thì ra sức để đòi lại chồng khiến gia đình của Trương Ba gặp rất nhiều cảnh khốn đốn. Sống ở thân xác của hàng thịt, Trương Ba thì không giữ được nét thanh tao của ngày xưa nữa , ông đã bị tiêm nhiễm nhiều với thói quen hư tật xấu, cùng với nhu cầu vốn trước kia thì trồng rất là xa lạ đối với ông. Khó khăn ấy gần như đã ập đến với ông, sự phiền toái nhất có thể là việc vợ của da hàng thịt đã đòi hỏi ông phải là người đàn ông thật sự, con trai của Trương Ba thì ngày càng coi thường người bố và gia đình của ông thì ngày càng xa cách. Trương Ba đau khổ vô cùng với trước nghịch cảnh sống nhờ với thể xác này. Cuối cùng thì không thể chịu nổi được nữa, không muốn tâm hồn vốn cao khiết của ông bị thay đổi nữa, Trương Ba đã yêu cầu trả thân xác lại cho hàng thịt và cũng không chịu sống trong thân xác của cu Ti. Ông đã chết để bảo vệ lấy linh hồn thanh cao giản dị của mình.
Tóm tắt mẫu 5
Tác phẩm xoay quanh một tình huống kịch khá đặc biệt: do sự vô tâm và tắc trách của Nam Tào, Bắc Đẩu (hai vị quan trên thiên đình) mà Trương Ba – một người làm vườn tốt bụng, hiền lành, khỏe mạnh, giỏi đánh cờ bỗng dưng bị chết đột ngột. Vì thương quý Trương Ba mà tiên cờ Đế Thích đã hóa phép cho hồn Trương Ba nhập vào xác anh hàng thịt mới chết. Từ đó Trương Ba gặp rất nhiều phiền toái, rắc rối: lí trưởng sách nhiễu, con trai hư hỏng, vợ đòi bỏ đi, cháu gái không nhận ông. Còn tính nết Trương Ba thay đổi, trở nên phũ phàng, thô lỗ, bị mọi người xa lánh. Cuối cùng Trương Ba chọn cái chết, không nhập vào xác ai nữa. Đây là cách ông thấy mình được sống toàn vẹn bên cạnh những người thân yêu.
Tóm tắt mẫu 6
Câu chuyện kể về nhân vật ông Trương Ba – một người làm vườn hiền lành yêu thương vợ con và gia đình đặc biệt là đứa cháu nội duy nhất. Ông chăm chỉ làm vườn, chăm chút cho cây cối khi thoảng thì chơi cờ cùng Đế Thích. Cứ tưởng cuộc sống bình yên tiếp diễn nhưng do sự tắc trách khi làm việc của Nam Tào và Bắc Đẩu đã gạch nhầm tên ông trong sổ tử vô tình buộc Trương Ba phải chết. Để sửa chữa lỗi lầm hai vị đã nghe theo hướng giải quyết tốt nhất của Đế Thích là cho hồn Trương Ba nhập vào xác anh hàng thịt mới chết để ông được sống lại với gia đình. Rắc rối từ đây cũng bắt đầu, cao trào trong câu chuyện đã được đẩy lên.
Đoạn trích trong sách giáo khoa là cảnh VII đây cũng là đoạn kết của vở kịch với cuộc tranh đấu giữa hồn và xác cùng những đau khổ, giày vò của Trương Ba khi nhập hồn vào xác anh hàng thịt thì bắt đầu có những rắc rối xảy ra: lí trưởng sách nhiễu, con trai hư hỏng, cháu gái không nhận ông, gia đình bất hòa, vợ anh hàng thịt một mực đòi chồng. Khó khăn nhất là Trương Ba có những thay đổi: hay ăn thịt, uống rượu và thô lỗ, phũ phàng không còn vẻ điềm đạm như trước. Cuộc tranh đấu đã diễn ra quyết liệt xác có lí của xác, hồn có lí của hồn. Cuối cùng Trương Ba quyết định trả lại xác cho anh hàng thịt, ông bằng lòng với cái chết để được toàn vẹn hơn là sống nhục nhã gửi hồn vào thân xác người khác. Ông cũng không đồng ý nhập vào xác cu Tị. Đây là đoạn trích hay nhất trong toàn bộ vở kịch, ẩn chứa giá trị nhân văn sâu sắc về cách sống toàn vẹn, sống là chính mình sẽ còn mãi với thời gian.
Tóm tắt mẫu 7
Hồn Trương Ba, da hàng thịt là vở kịch xoay quanh một tình huống kịch khá đặc biệt: Trương Ba, gần 60 tuổi – một người làm vườn chất phác, cần cù, yêu vợ, quý cháu và giỏi đánh cờ bỗng nhiên lăn ra chết do sự tắc trách nhầm lẫn của Nam Tào, Bắc Đẩu trên thiên đình. Đế Thích – một ông Tiên quý trọng tài cờ của Trương Ba đã hóa phép làm cho ông sống lại bằng cách để hồn Trương Ba nhập vào xác anh hàng thịt mới chết. Sống nhờ trong thân xác của một người khác khiến hồn Trương Ba gặp nhiều rắc rối, phiền toái. Ông ngày càng trở nên xa lạ, đáng sợ trong mắt vợ, con dâu và cháu nội. Ba tháng sống trong thân xác anh hàng thịt hồn Trương Ba có nguy cơ bị thân xác lấn át. Ông phải đấu tranh chật vật với những ham muốn bản năng, dục vọng thấp hèn của anh hàng thịt. Bản thân Trương Ba rất đau khổ vì phải sống trái tự nhiên, giả tạo và không được làm chính mình. Cuối cùng Trương Ba quyết định trả lại thân xác cho hàng thịt và không chấp nhận nhập vào xác cu Tị để bảo toàn sự trong sạch của mình. Ông kiên quyết tìm đến cái chết và khước từ sự sống không phải của mình cho dù sự sống là muôn phần đáng quý.
Tóm tắt mẫu 8
Trương Ba bị sự tắc trách của Nam Tào, Bắc Đẩu mà chết nhầm. Vì muốn sửa sai nên Nam Tào và Bắc Đẩu cho hồn của Trương Ba nhập vào da hàng thịt. Từ đây, hồn Trương Ba da hàng thịt bắt đầu có những mâu thuẫn. Trương Ba còn phải chịu sự xa lánh của con dâu và cháu trai, bị con trai lên mặt. Trương Ba vô cùng đau khổ. Hơn thế nữa, Trương Ba cảm thấy tâm hồn trong sạch của mình không hề hòa hợp với những hành động vụng về, thô lỗ của anh hàng thịt kia. Trước cuộc đấu lí với thân xác, hồn của Trương Ba bị đuối lí, cảm thấy những hành động của thể xác thật ti tiện, không đúng với cái tâm lương thiện vốn có của ông. Được sống nhưng không phải là chính mình, cuối cùng Trương Ba đã lựa chọn cái chết, ông không nhập vào xác anh hàng thịt nữa, cùng không nhập vào xác cu Tị mà chọn cách ra đi để bảo toàn cái tâm mà ông vẫn luôn giữ. Chính sự đối lập giữa thể xác và tâm hồn đã khiến cho tác phẩm Hồn Trương Ba da hàng thịt mang đến một giá trị nội dung cho bạn đọc, rằng: Con người phải biết đấu tranh chống lại nghịch cảnh, với chính bản thân mình, chống lại sự dung tục để hoàn thiện nhân cách và vươn tới những giá trị tinh thần cao quý.
Tóm tắt mẫu 9
Trương Ba là một người làm vườn tốt bụng, nhân hậu, rất cao cờ và thường đấu cờ với Đế Thích. Danh tiếng của ông vang đến tận trời xanh. Tuy nhiên, do sự làm ăn tắc trách mà Nam Tào gạch bừa tên Trương Ba, khiến ông phải chết oan. Theo gợi ý của Đế Thích, Nam Tào cho hồn Trương Ba nhập vào thể xác hàng thịt ngoài ba mươi tuổi mới mất ở làng bên.
Trú nhờ thể xác hàng thịt, hồn Trương Ba đã gặp phải rất nhiều phiền toái: lí trưởng sách nhiễu, chị hàng thịt đòi chồng; gia đình Trương Ba ngày càng lủng củng. Đặc biệt, Trương Ba dần dà tiêm nhiễm một số thói hư tật xấu và những nhu cầu vốn xa lạ với ông. Gay nhất là chị hàng thịt đòi hỏi Trương Ba phải là người đàn ông thực sự của chị. Lí trưởng nhân đấy sách nhiễu vòi tiền; con trai Trương Ba ngày càng đắc ý, lấn lướt, coi thường bố. Ngược lại, vợ, con dâu Trương Ba không thể chịu nổi và dần dần xa lánh, thậm chí cháu Trương Ba còn không nhận ông, không muốn đến gần khiến cho ông Trương Ba vô đau khổ.
Trước nghịch cảnh ấy, trước những sự đau khổ của bản thân mình phải chịu khi sống nhờ trong xác anh hàng thịt. Trương Ba quyết định trả lại thân xác cho hàng thịt. Sau đó, ông lại được gợi ý nhập vào xác cu Tị mới mất. Lần này, ông thẳng thừng từ chối và kiên quyết lựa chọn cái chết để bảo vệ danh dự, nhân phẩm của bản thân khỏi bị vấy bẩn khi trong thân xác của người khác bởi những thói tầm thường, phàm tục.
Tóm tắt mẫu 10
Hồn Trương Ba da hàng thịt là truyện kể về Trương Ba, một người làm vườn sáu mươi tuổi tốt bụng và đặc biệt ông chơi cờ rất giỏi. Trương Ba bị chết oan do sự tắc trách của Nam Tào, vì muốn sửa sai, Nam Tào đã để Trương Ba nhập vào xác của một anh hàng thịt vừa mới chết ở làng bên. Sau khi sống lại trong thân xác của hàng thịt, Trương Ba gặp không ít phiền toái như lí trưởng sách nhiễu anh, vợ của anh hàng thịt thì ra sức đòi chồng khiến gia đình Trương Ba gặp nhiều cảnh khốn đốn. Sống ở thân xác của hàng thịt, Trương Ba không giữ được nét thanh tao ngày xưa, ông bị tiêm nhiễm nhiều thói hư tật xấu, cùng với nhu cầu vốn trước kia rất xa lạ đối với ông. Khó khăn như ập đến với ông, phiền toái nhất có thể là việc vợ của da hàng thịt đòi hỏi ông phải là người đàn ông thật sự, con trai của Trương Ba ngày càng coi thường bố, gia đình ông thì ngày càng xa cách. Trương Ba đau khổ vô cùng trước nghịch cảnh sống nhờ thể xác này. Cuối cùng,không thể chịu nổi nữa,không muốn tâm hồn vốn cao khiết của ông bị thay đổi nữa, Trương Ba yêu cầu trả thân xác lại cho hàng thịt cũng không chịu sống trong thân xác cu Ti. Ông chết để bảo vệ lấy linh hồn thanh cao giản dị của mình.
Sơ đồ tư duy Hồn Trương Ba, da hàng thịt
Sơ đồ tư duy tác phẩm Hồn Trương Ba, da hàng thịt
Sơ đồ tư duy Hồn Trương Ba, da hàng thịt
Xem thêm: Phân tích nhân vật Trương Ba trong Hồn Trương Ba da hàng thịt
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 12: Tóm tắt tác phẩm Hồn Trương Ba, da hàng thịt (13 Mẫu + Sơ đồ tư duy) Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ của Neu-edutop.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.