Phân tích màn đối thoại giữa Hồn Trương Ba và Đế Thích trong Hồn Trương Ba, da hàng thịt để thấy được tư tưởng phải sống là chính mình đó mới chính là hạnh phúc thật sự. Bởi vậy trong cuộc sống chúng ta phải biết đấu tranh với sự dung tục tầm thường và chiến thắng nghịch cảnh để hoàn thiện nhân cách của bản thân.
Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và Đế Thích tuyển chọn dàn ý và 10 bài văn mẫu siêu hay được đánh giá cao. Thông qua tài liệu này giúp các bạn có thêm nhiều gợi ý tham khảo, củng cố kiến thức để biết cách viết bài văn phân tích hay. Ngoài ra các bạn xem thêm nhiều tài liệu khác tại chuyên mục Văn 12.
Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và Đế Thích hay nhất
- Dàn ý cuộc đối thoại giữa Hồn Trương Ba và Đế Thích
- Màn đối thoại giữa hồn Trương Ba và Đế Thích
- Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và Đế Thích
- Phân tích cuộc đối thoại giữa Hồn Trương Ba và Đế Thích
Dàn ý cuộc đối thoại giữa Hồn Trương Ba và Đế Thích
I. Mở bài:
- Tác giả Lưu Quang Vũ (một nhà soạn kịch tài năng, một hiện tượng đặc biệt của sân khấu kịch trường những năm tám mươi của thế kỉ XX)
- Hoàn cảnh sáng tác Hồn trương ba, da hàng thịt (ra đời năm 1981)
- Đưa ra nhận xét chung về màn đối thoại giữa hồn Trương Ba và Đế Thích
II. Thân bài:
a. Hoàn cảnh dẫn đến cuộc đối thoại:
- Sau ba tháng ngụ cư trong xác hàng thịt, Trương Ba ngày càng trở nên xa lạ với chính mình và với người thân, bị người thân nghi ngờ, xa lánh.
- Trong tâm trạng đau đớn, chán chường trước cuộc sống không thật là mình, trước cái chỗ ở không phải của mình, Hồn Trương Ba khao khát tách xa, rời khỏi thể xác thô lỗ: “Ta chỉ muốn rời xa mi tức khắc!”.
b. Diễn biến cuộc đối thoại:
– Trương Ba nêu rõ nguyện vọng muốn được là mình toàn vẹn. Đế Thích không thể thỏa mãn được ý muốn của Trương Ba vì xác của Trương Ba đã tan rữa trong bùn đất; Đế Thích khuyên Trương Ba nên chấp nhận hoàn cảnh thực tại vì thế giới vốn không toàn vẹn.
– Trương Ba thẳng thắn chỉ ra sai lầm của Đế Thích; trình bày quan niệm của mình về ý nghĩa của cuộc sống và dứt khoát xin trả lại thân xác cho anh hàng thịt.
– Đế Thích muốn sửa sai bằng một giải pháp khác là cho hồn Trương Ba nhập vào xác cu Tị và đưa ra những lí lẽ để thuyết phục Trương Ba. Trương Ba tưởng tượng thấy bao nhiêu rắc rối khi phải sống nhờ trong thể xác cu Tị.
– Trương Ba kiên quyết từ chối tái sinh trong thân thể non nớt của cu Tị, không chấp nhận cảnh sống giả tạo; kêu gọi Đế Thích sửa sai bằng một việc làm đúng, đó là cho cu Tị được sống lại. Đế Thích cuối cùng đã thuận theo đề nghị của Trương Ba, làm phép cho anh hàng thịt, cu Tị sống lại và Trương Ba thì chết hẳn.
*Ý nghĩa của triết lý “hãy sống là chính mình” mà tác Lưu Quang Vũ muốn thể hiện
- Muốn sống đúng là chính mình thì mỗi chúng ta cần phải biết hài hoà giữa việc chăm lo cho linh hồn cũng như biết quý trọng và chăm sóc cho những nhu cầu thiết yếu của thể xác.
- Một loại chỉ biết trau chuốt vẻ ngoài và chạy theo những ham muốn vật chất mà không chăm lo cho đời sống tâm hồn.
=> Thông qua xác và hồn Lưu Quang Vũ nêu cao tư tưởng phải sống là chính mình đó mới chính là hạnh phúc thật sự của con người.
*Triết lí nhân sinh từ cuộc đối thoại:
- Linh hồn và thể xác là hai mặt tồn tại không thể thiếu trong một con người, cả hai đều đáng trân trọng. Một cuộc sống đích thực chân chính phải có sự hài hòa giữa linh hồn và thể xác
- .Tác giả một mặt phê phán những dục vọng tầm thường, sự dung tục của con người, mặt khác ông vạch ra quan niệm phiến diện, xa rời thực tế khi coi thường giá trị vật chất và những nhu cầu của thể xác.
- Con người cần có sự ý thức chiến thắng bản thân, chống lại những nghịch cảnh số phận, chống lại sự giả tạo để bảo vệ quyền sống đích thực và khát vọng hoàn thiện nhân cách
III. Kết bài:
Lưu Quang Vũ đã thể hiện những tình huống truyện độc đáo, qua những mâu thuẫn sâu sắc xuất hiện mà khắc họa rõ nét khát vọng sống là chính mình của nhân vật Hồn Trương Ba.
Màn đối thoại giữa hồn Trương Ba và Đế Thích
uối nguồn nuôi dưỡng tinh thần mỗi con người chính là quyền được sống là chính mình, được bảo vệ những giá trị toàn vẹn bên trong bản thân mình. Đó là những chân lý đã đi từ cuộc sống vào các tác phẩm, nổi bật và đặc sắc hơn cả là tác phẩm “Hồn Trương Ba, Da Hàng Thịt” – một vở kịch của Lưu Quang Vũ đã gửi gắm nhiều thông điệp giá trị vào cuộc đời mỗi chúng ta. Và trong vở kịch ấy, cuộc đối thoại khiến người đọc, người xem trăn trở nhiều nhất chính là cuộc đối thoại giữa Hồn Trương Ba và Tiên Đế Thích, ta cảm nhận được sự oái oăm, rất nhiều bất lực bao trùm xuyên suốt màn hội thoại này.
Từ một cốt truyện dân gian, Lưu Quang Vũ đã chuyển thể thành vở kịch nói hiện đại, đặt ra nhiều vấn đề mới mẻ, có ý nghĩa tư tưởng, triết lý và nhân văn sâu sắc. Vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” có bảy hồi, phần trích học sách giáo khoa là hồi kết. Thông qua bi kịch Trương Ba, Lưu Quang Vũ đã mang đến cho người đọc, người xem vẻ đẹp tâm hồn người lao động trong cuộc đấu tranh chống lại sự giả tạo và dung tục, bảo vệ quyền được sống đích thực và khát vọng hoàn thiện nhân cách.
Phải sống trong thân thể của những người khác thật sự là những điều khó khăn mà Hồn Trương Ba đang phải chịu đựng, khi cảnh người thân không ai nhận ra ông, không ai chấp nhận một hình hài thô kệch, tính cách phàm tục của xác hàng thịt, ông đau khổ khi bị những người thân yêu của mình xa rời, sợ hãi.
Từ người thân nhất là vợ ông, cũng đau khổ, mang trong mình niềm uất hận, tủi khổ, khi nhìn thấy người chồng của mình. Không còn ai còn biết ông nữa, đứa cháu gái cũng khóc khi nhìn thấy xác của hàng thịt, một người vốn gần gũi, đáng kính của cháu giờ lại trở thành một người xấu lắm, ác lắm… Rồi đến cả con dâu cũng thể hiện sự đau khổ vì nhìn thấy ông đã dần đổi thay quá nhiều. Hình ảnh của người cha đang dần mất đi, thay vào đó là xác của hàng thịt, to lớn, béo đến sỗ sàng, xa lạ.
Những người thân nhất của ông giờ đây đều không nhận ra ông nữa, ông đau khổ đến tuyệt vọng, chi tiết Hồn Trương Ba “thẫn thờ”, ông ôm đầu bế tắc, để rồi nhận thấy “Mày đã thắng thế rồi đấy, cái thân xác không phải của ta ạ, mày đã tìm được đủ mọi cách để lấn át ta”. Ông mất hết niềm tin vào cuộc sống của mình, tuyệt vọng, tâm hồn cao đẹp của ông không thắng được thể xác, diện mạo bên ngoài mà ông đang phải mang, nỗi đau đó đang giằng xé lấy tâm hồn của ông. Ông thẫn thờ trong tuyệt vọng, đau khổ, bế tắc, không còn có lối thoát, ông tuyệt vọng vì sao mình trở nên như thế này, sao phải sống nhờ xác của người khác.
Tâm hồn của ông đang bị tổn thương trước diện mạo mà ông đang phải mang, những chi tiết đó đã biểu hiện những nét đặc sắc trong cách thể hiện của tác giả. Ông làm cho mối quan hệ giữa thể xác và tâm hồn ngày càng bị mâu thuẫn gay gắt, để qua đó ông muốn nói lên mối quan hệ giữa tâm hồn và thể xác, tâm hồn phải đi liền với thể xác, là thứ phục vụ cho thể xác, không có gì có thể thay thế lấy xác thịt của mình,hai thứ này không thể tách rời nhau được.
Cuối cùng, sau những dằn vặt, đau khổ ấy, Hồn Trương Ba đã quyết định thắp nhang gọi Tiên Đế Thích đến, và quyết định từ bỏ thể xác đang mang, để bảo vệ lấy linh hồn cao khiết đang ngày một phai tàn vì thể xác khác biệt. Và qua cuộc tranh luận với Đế Thích, tác giả đề cao quan điểm sống: “phải sống là chính mình”.
“Mày đã thắng thế rồi đấy, cái thân xác không phải của ta ạ… Nhưng lẽ nào ta lại chịu thua mày, khuất phục mày và tự đánh mất mình?”. Lời độc thoại mở đầu của Hồn Trương Ba cho thấy cuộc đấu tranh nội tâm vô cùng dữ dội của ông, đó là cuộc đấu tranh giữa xác và hồn; giữa cao cả và đê hèn; giữa tốt và xấu; giữa cao thượng và dung tục; giữa khát vọng và dục vọng. Đó cũng là cuộc đấu tranh để hoàn thiện nhân cách. Cuộc đấu tranh này phần thắng nghiêng về xác nhưng bản thân hồn Trương Ba đã không chịu lép vế, không khuất phục mà đã tìm mọi cách để được sống là chính mình – đây chính là nhân cách cao đẹp của Trương Ba.
Trương Ba bày tỏ nguyện vọng với Đế Thích: “Tôi không thể tiếp tục mang thân anh hàng thịt được nữa, không thể được!”. Hai lần tha thiết và chắc nịch:“tôi không thể”; “không thể được” cho thấy quyết tâm rời bỏ xác hàng thịt là ý chí sắt đá của Trương Ba khi thấm thía nghịch cảnh trớ trêu của mình. Bởi, ông biết rằng, tự mình phải cứu lấy mình, nếu cứ mãi day dứt và tuyệt vọng chịu thua thể xác, chẳng bao lâu nữa ông sẽ đánh mất đi linh hồn đẹp đẽ mà một đời Trương Ba ông đã xây dựng.
Tiếp theo, ông khẳng định một quan điểm sống cao đẹp – sống phải là chính mình: “Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn”. Câu nói thể hiện nghịch cảnh của Trương Ba, sự bất nhất của cái bên trong và cái bên ngoài: “bên trong” chính là linh hồn, cảm xúc, tư tưởng, nhân cách cao đẹp của Trương Ba. Hồn là sự tinh anh chi phối điều khiển thể xác. Đối lập bên trong là “bên ngoài” – xác thịt thô phàm của anh hàng thịt. Nhưng “cái bên ngoài” cần hiểu theo nghĩa rộng là hoàn cảnh sống, là bản năng, là nhu cầu tự nhiên, là dục vọng bản năng. Sự tha hóa của linh hồn Trương Ba chính là do linh hồn đã nhượng bộ, đã tự bán mình, tự thỏa hiệp với nhu cầu bản năng. Đây chính là sự dằn vặt, đau khổ, trăn trở của Trương Ba. Cả hai không thể hoà hợp bởi không thể có một tâm hồn thanh cao trong một thể xác phàm tục tội lỗi.
Từ đó Trương Ba lên tiếng đòi nhu cầu chính đáng của bản thân: “Tôi muốn được là tôi toàn vẹn”. Đây là khát vọng mãnh liệt của Trương Ba, khát vọng được sống hòa hợp. “Toàn vẹn” nghĩa là phải có sự hòa hợp giữa bên trong và bên ngoài, giữa nội dung và hình thức, giữa thể xác và linh hồn. Không thể có cuộc sống nào mà “hồn này xác kia” được. Cuộc sống không thuận theo lẽ tự nhiên, không thuận theo tạo hóa, sống mà không được là chính mình thì đó là một bi kịch nghiệt ngã.
Và liệu sau những yêu cầu đó của Trương Ba, Tiên Đế Thích có chấp nhận quan điểm ấy và đứng về phía Trương Ba? Câu trả lời là Không, Đế Thích có lý lẽ riêng, cái lý lẽ mà dường như mỗi chúng ta đều dễ dàng được nghe trong cuộc sống thường nhật, cái lý lẽ đã dìm chết bao nhiêu con người trong cảnh “sống nhờ”, sống với vỏ bọc là người khác.
Đế Thích cho rằng: Trương Ba nên chấp nhận cuộc sống ấy vì “dưới đất trên trời đều thế cả”. Đế Thích chỉ ra rằng không chỉ Trương Ba đang sống trong cảnh trong ngoài bất nhất, mà mọi người đều như thế cả. Vì vậy Đế Thích khuyên Trương Ba đừng cố gắng làm viên bi lăn ngược vòng mà hãy chấp nhận, hãy biết cách thỏa hiệp, học cách chấp nhận. Đế Thích đã lấy tâm lý đám đông để áp đặt lên quan điểm sống của mình. Đế Thích lấy dẫn chứng về chính ông ta và Ngọc Hoàng cũng không thể sống là chính mình: “Ở bên ngoài, tôi đâu có được sống theo như những gì tôi nghĩ ở bên trong. Mà cả Ngọc Hoàng nữa. Chính người lắm khi cũng phải khuôn ép mình cho xứng với danh vị Ngọc Hoàng”. Như vậy, theo Đế Thích thì: “không ai được sống là chính mình”. Bởi sống có nghĩa là tồn tại, còn tồn tại như thế nào thì còn do hoàn cảnh, điều kiện mà con người buộc phải quy thuận. Quan niệm sống này rất phổ biến trong xã hội, khi một bộ phận người cho rằng ta có thể sống và phải sống tùy thuộc vào hoàn cảnh xung quanh, vào người khác, vào bất cứ ngoại cảnh nào và không phải vì chính bản thân ta.
Nhưng với Trương Ba, ông vẫn một mực khẳng định quan điểm cao đẹp của mình: “Sống nhờ vào đồ đạc, của cải của người khác, đã là chuyện không nên, đằng này cái thân tôi cũng phải sống nhờ anh hàng thịt”. Trương Ba đưa ra sự so sánh đồ đạc, vật chất và bản thân. Đồ đạc, của cải vật chất mượn của người khác đã là chuyện không nên; còn sống nhờ, sống gửi, sống ký sinh vào thân xác của kẻ khác là điều xấu hổ đáng lên án. Trương Ba thẳng thắn: “Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống, nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết!”. Lời thoại đã chỉ trích quan niệm sai lầm của Đế Thích bởi suy nghĩ đơn giản về cuộc sống. Với Đế Thích, sống là tồn tại còn tồn tại như thế nào thì không cần biết. Với Trương Ba, sống không chỉ là sự tồn tại sinh học mà sự tồn tại ấy còn phải là sự tồn tại có ý nghĩa.
Với đoạn đối thoại giữa Hồn Trương Ba và Tiên Đế Thích, ta có thể cảm nhận rõ nét sự quyết tâm của Trương Ba trong cuộc đấu tranh vươn lên nghịch cảm, một cuộc chiến để bảo vệ linh hồn cao đẹp của bản thân diễn ra rất mạnh mẽ và kiên quyết. Bởi sống là sống làm chính mình, không phải sống chỉ để tồn tại.
Và, Hồn muốn trọn vẹn là Hồn, Xác trả về Hồn của Xác: “Thân thể anh hàng thịt còn lành lặn nguyên xi đây, tôi trả lại cho anh ta. Ông hãy làm cho hồn anh ta được sống lại với thân xác này”. Nhưng Đế Thích bác bỏ vì Đế Thích cho rằng tâm hồn đáng quý của Trương Ba không thể thay thế cho phần hồn tầm thường của anh hàng thịt. Trương Ba lập luận rằng: “Tầm thường, nhưng đúng là của anh ta… chúng sinh ra là để sống với nhau”. Để khẳng định với quyết tâm của mình Trương Ba trở nên mạnh mẽ: “Nếu ông không giúp, tôi sẽ nhảy xuống sông hay đâm một nhát dao vào cổ, lúc đó thì hồn tôi chẳng còn, xác anh hàng thịt cũng mất”. Ý chí mạnh mẽ của Trương Ba xuất phát từ khát vọng “được sống là chính mình”, và để “được sống là chính mình” lúc này, Trương Ba không có con đường nào khác là cái chết. Vì chỉ khi chết đi, ông mới thực sự là chính mình, mới hoàn nguyên được vẻ đẹp cao khiết của linh hồn mình. Với Trương Ba, thiên đường đẹp nhất để linh hồn có thể trú ngụ sau khi chết chính là phục sinh trong trái tim của những người yêu quý ông.
Lưu Quang Vũ đặt Trương Ba vào một tình huống kịch độc đáo. Sự việc thằng cu Tị con trai độc nhất của chị Lụa chết đã làm cho cuộc đối thoại mang tính bước ngoặt. Và đến đây, ta càng cảm thấy kính nể và quý trọng Hồn Trương Ba bởi sự cao quý mà ông có.
Đế Thích muốn Trương Ba nhập hồn vào xác cu Tị: “Ông sống trong thân xác thằng bé chắc sẽ ổn”. Câu nói này của Đế Thích một lần nữa cho thấy lối suy nghĩ đơn giản, phiến diện – sống là sự tồn tại. Trước yêu cầu của Đế Thích, Trương Ba ngập ngừng: “Ông cho tôi suy nghĩ một lát đã”. Sự phân vân của Trương Ba cho thấy: sống là đáng quý thật, được tồn tại mãi mãi là điều còn quý giá hơn. Sự phân vân này cũng cho thấy Trương Ba rất ham sống, vẫn muốn được sống. Trương Ba lại tiếp tục trải qua cuộc đấu tranh nội tâm dữ dội. Ông hình dung thấy trước mắt là cuộc sống tương lai của mình trong cơ thể của một thằng bé lên mười: “Có khi tôi còn phải sang nhà chị Lụa ở… Bà vợ tôi, các con tôi sẽ nghĩ ngợi, xử sự thế nào, khi chồng mình, bố mình mang thân một thằng bé lên mười…”. Trương Ba thấy mọi sự vô lí nhất là khi ông nhìn thấy được sự cô đơn của bản thân khi: “Vẫn phải sống suốt bao năm tháng dằng dặc. Mình tôi giữa đám người hậu sinh… Tôi sẽ như ông khách ngồi ở nhà người ta… Tôi sẽ bơ vơ lạc lõng”. Điều khiến chúng ta trân trọng ở Trương Ba đó chính là tâm hồn ông cao thượng: “Tôi không thể cướp cái thân thể non nớt của cu Tị” và cũng chính cái chết của cu Tị cùng với khát vọng được cứu sống thằng bé đã khiến Trương Ba trở nên mạnh mẽ. Trương Ba lên tiếng khẩn khoản cầu cứu Đế Thích: “Ông hãy cứu nó! Ông phải cứu nó!… vì con trẻ… Ông hãy giúp tôi lần cuối cùng”.
Đế Thích vẫn muốn Trương Ba tiếp tục tồn tại nhưng Trương Ba đã thẳng thắn chỉ ra sai lầm của Đế Thích: “Có những cái sai không thể sửa được. Chắp vá gượng ép chỉ càng làm sai thêm. Chỉ có cách là đừng bao giờ sai nữa, hoặc phải bù bằng một việc đúng khác”. Ông cũng khuyên nhủ Đế Thích phải làm cho bằng được việc đúng, đó chính là làm cho cu Tị được sống lại. Những suy nghĩ tốt đẹp của Trương Ba và đức hi sinh cao thượng của ông cuối cùng cũng thay đổi được tư duy của Đế Thích. Cu Tị được sống còn Trương Ba trở về với chính mình chứ không còn là “cái vật quái gở mang tên hồn Trương Ba, da hàng thịt nữa”.
Có những bi kịch mang cho ta nhiều nghẹn ngào, nhưng cũng có những bi kịch làm trái tim ta tổn thức trân trọng. Bi kịch của Hồn Trương Ba chính là như thế, vừa khiến ta trăn trở, nhưng cũng làm ta rung động. Dẫu Hồn Trương Ba lựa chọn giã từ cuộc sống trần tục để bảo vệ hương hồn cao đẹp, nhưng ông đã ở trong trái tim những người thân yêu của ông, mãi mãi như vậy.
Hồn Trương Ba đau khổ, quyết định lựa chọn cái chết để giải phóng cho mình một mặt xuất phát từ nhu cầu nội tại của bản thân, mặt khác xuất phát từ tấm lòng vị tha, trái tim nhân hậu, cao thượng: mong muốn giải thoát nỗi khổ đau cho những người thân yêu; muốn ngăn chặn nguy cơ gia đình “tan hoang” do tác động, ảnh hưởng tiêu cực từ chính mình; muốn đem lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho những người xung quanh, như cu Tị, chị Lụa, vợ anh hàng thịt, anh hàng thịt.
Qua đoạn đối thoại của Hồn Trương Ba và Đế Thích, ta còn thấu hiểu được một quan niệm – một chân lý: “Hãy sống là chính mình”. Con người chỉ thực sự hạnh phúc khi được sống là chính mình, có được sự hoà hợp giữa thể xác và linh hồn, giữa bên trong và bên ngoài, giữa nội dung và hình thức trong một thể thống nhất toàn vẹn chứ không phải là cuộc sống chắp vá, bất nhất: “bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo”.
Con người tồn tại gồm phần con và phần người. Phần con thuộc về bản năng. Phần người thuộc về nhân cách, sự cao thượng đẹp đẽ của tâm hồn. Phần con và phần người đã tạo ra con người đúng nghĩa. Ở đây hai hình tượng hồn và xác cũng là ẩn dụ cho phần con và phần người. Một bên đại diện cho những gì đẹp đẽ, thanh cao; một bên đại diện cho sự thô tục, thô phàm. Tác giả Lưu Quang Vũ nhấn mạnh không thể có một tâm hồn thanh cao trong một thân xác phàm tục. Muốn sống đúng là chính mình thì mỗi chúng ta cần phải biết hài hòa giữa việc chăm lo cho linh hồn cũng như biết quý trọng và chăm sóc cho những nhu cầu thiết yếu của thể xác. Thông qua đó Lưu Quang Vũ cũng góp phần phê phán hai hạng người: một loại chỉ biết trau chuốt vẻ ngoài và chạy theo những ham muốn vật chất mà không chăm lo cho đời sống tâm hồn. Loại khác thì luôn coi thường những giá trị vật chất, bỏ bê sự chăm sóc bản thân chỉ khư khư giữ cho linh hồn được cao đẹp. Thông qua xác và hồn Lưu Quang Vũ nêu cao tư tưởng phải sống là chính mình đó mới chính là hạnh phúc thật sự của con người. Bởi vậy trong cuộc sống chúng ta phải biết đấu tranh với sự dung tục tầm thường và chiến thắng nghịch cảnh để hoàn thiện nhân cách của bản thân. Có như vậy chúng ta mới được là mình – được là chính mình toàn vẹn.
Sáng tạo lại cốt truyện dân gian độc đáo, Lưu Quang Vũ để lại cho nhân thế một tác phẩm trên cả tuyệt vời. Với nghệ thuật dựng cảnh, dựng đối thoại, độc thoại nội tâm; hành động của nhân vật phù hợp với hoàn cảnh, tính cách, góp phần phát triển tình huống truyện, giúp người đọc dễ dàng theo dõi mạch truyện và thấm thía ý nghĩa trong đó. Tác giả tạo ra xung đột kịch căng thẳng do khác nhau về quan niệm sống; Ngôn ngữ kịch giàu tính cá thể. Và với cuộc đối thoại này, tác giả đã cởi nút cho xung đột của tác phẩm, tôn vinh con người với những ước mơ, những khát vọng đời thường.
Trong truyện dân gian, cốt truyện hồn Trương Ba còn hàm chứa tiếng cười sảng khoái và lạc quan trước việc người chết bỗng sống lại. Trong kịch Lưu Quang Vũ, tiếng cười đó dường như biến mất, hoặc nếu có thì cũng đã bị đổi sắc thái, chuyển thành tiếng cười của cái bi hài trái khoáy, hài hước đen. Cái tiếng cười đa trị được đặt trên nền của sự đổ vỡ, hỗn độn. Màn đối thoại mở đầu vở kịch giữa Nam và Bắc Đẩu trên thiên đình chất chứa tiếng cười bi đát về sự đổ vỡ. Diễn ngôn hậu hiện đại đâu còn chỉ một sự trang nghiêm để diễn tả khung cảnh trang nghiêm, mà đã sử dụng lối nói suồng sã của đời sống chèn vào diễn ngôn mang tính văn chương thuần túy. Cách nói của các nhân vật trong kịch, tự nó đã cho thấy sự rối ren của thời đại, sự khốn đốn của con người trong sự lẫn lộn, tù mù trắng đen của xác và hồn.
Tính chất nước đôi trong lối nói của nhân vật cũng được vận dụng. Sau khi nghe hồn Trương Ba đòi được chết, lập luận về mục đích đánh cờ và tuyên bố không đánh cờ với mình, Đế Thích thốt lên: “Con người hạ giới các ông thật kì lạ”. Câu nói này không chỉ cười Đế Thích mê cờ đến mức xem đánh cờ là lẽ sống tối thượng của đời mình mà còn cười lũ người hạ giới không dám dâng hiến hết đời mình cho một mục đích, một môn nghệ thuật mình hằng yêu thích. Đây là dạng tiếng cười đa trị. Có thể cười bất kì đối tượng nào miễn kẻ đó có khả năng tư duy để nhận thức mọi sự cực đoan, mọi sự suy tôn hay hạ bệ, mọi chuẩn mực, chân lí,… rốt cuộc cũng chỉ là tương đối.
Khát vọng của hồn Trương Ba là khát vọng vươn đến cái chân thực, cái toàn vẹn tuyệt đối và sẵn sàng chấp nhận cái chết để bảo toàn, để vươn đến cái tuyệt đối đó. Ở góc độ này, hồn Trương Ba đứng cao hơn cả Đế Thích bởi đã dũng cảm nói lên tiếng nói bảo vệ chân lí cao quý của con người: sự trung thực, bảo vệ sự trọn vẹn nhân cách, trọn vẹn giá trị nhân sinh. Bằng cái chết của mình, hồn Trương Ba trở nên bất tử. Đó là một nghịch lí, nhưng cũng chính là con đường phục hưng của những giá trị nhân văn cao quý.
Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và Đế Thích
Bài làm mẫu 1
Vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” có bảy hồi, phần trích học sách giáo khoa là hồi kết. Thông qua bi kịch của Trương Ba, Lưu Quang Vũ đã mang đến cho người đọc, người xem vẻ đẹp tâm hồn người lao động trong cuộc đấu tranh chống lại sự giả tạo và dung tục, bảo vệ quyền được sống đích thực và khát vọng hoàn thiện nhân cách. Từ một cốt truyện dân gian, Lưu Quang Vũ đã chuyển thể thành vở kịch nói hiện đại, đặt ra nhiều vấn đề mới mẻ, có ý nghĩa tư tưởng, triết lý và nhân văn sâu sắc. Cuộc đối thoại giữa Trương Ba và Đế Thích, Lưu Quang Vũ đã làm rõ khát vọng được sống là chính mình của Hồn Trương Ba.
Do phải sống nhờ thể xác của hàng thịt, hồn Trương Ba phải chiều theo một số nhu cầu hiển nhiên của xác thịt. Linh hồn nhân hậu, trong sạch, bản tính ngay thẳng của Trương Ba xưa kia, nay phải sống mượn, lệ thuộc nên bị nhiễm độc bởi sự tầm thường, dung tục của xác thịt thô phàm. Thấm thía nghịch cảnh của bi kịch sống không được là chính mình và bi kịch bị chính những người thân yêu cự tuyệt – Trương Ba đã quyết định châm nhang gọi Đế Thích để quyết chết trả lại sự trong sạch, vẹn nguyên của linh hồn.
“Mày đã thắng thế rồi đấy, cái thân xác không phải của ta ạ… Nhưng lẽ nào ta lại chịu thua mày, khuất phục mày và tự đánh mất mình?”. Lời độc thoại cho thấy cuộc đấu tranh nội tâm vô cùng dữ dội ở Trương Ba. Thực ra cuộc đấu tranh đó đã được tác giả Lưu Quang Vũ gửi gắm qua màn đối thoại giữa Trương Ba và xác hàng thịt. Đó là cuộc đấu tranh giữa xác và hồn; giữa cao cả và đê hèn; giữa tốt và xấu; giữa cao thượng và dung tục; giữa khát vọng và dục vọng. Đó cũng là cuộc đấu tranh để hoàn thiện nhân cách.
Cuộc đấu tranh này phần thắng nghiêng về xác nhưng bản thân hồn Trương Ba đã không chịu lép vế, không khuất phục mà đã tìm mọi cách để được sống là chính mình – đây chính là nhân cách cao đẹp của Trương Ba. “Tôi không thể tiếp tục mang thân anh hàng thịt được nữa, không thể được!”. Lời thoại có tới hai lần phủ định “tôi không thể”; “không thể được” cho thấy quyết tâm rời bỏ xác hàng thịt là ý chí sắt đá của Trương Ba khi thấm thía nghịch cảnh trớ trêu của mình.
“Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn”. Câu nói thể hiện nghịch cảnh của Trương Ba, sự bất nhất của cái bên trong và cái bên ngoài: “bên trong” chính là linh hồn, cảm xúc, tư tưởng, nhân cách cao đẹp của Trương Ba. Hồn là sự tinh anh chi phối điều khiển thể xác. Đối lập bên trong là “bên ngoài” – xác thịt thô phàm của anh hàng thịt. Nhưng “cái bên ngoài” cần hiểu theo nghĩa rộng là hoàn cảnh sống, là bản năng, là nhu cầu tự nhiên, là dục vọng bản năng. Sự tha hóa của linh hồn Trương Ba chính là do linh hồn đã nhượng bộ, đã tự bán mình, tự thỏa hiệp với nhu cầu bản năng. Đây chính là sự dằn vặt, đau khổ, trăn trở của Trương Ba. Cả hai không thể hòa hợp bởi không thể có một tâm hồn thanh cao trong một thể xác phàm tục tội lỗi.
“Tôi muốn được là tôi toàn vẹn”. Đây là khát vọng mãnh liệt của Trương Ba, khát vọng được sống hòa hợp. “Toàn vẹn” nghĩa là phải có sự hòa hợp giữa bên trong và bên ngoài, giữa nội dung và hình thức, giữa thể xác và linh hồn. Không thể có cuộc sống nào mà “hồn này xác kia” được. Cuộc sống không thuận theo lẽ tự nhiên, không thuận theo tạo hóa, sống mà không được là chính mình thì đó là một bi kịch nghiệt ngã.
Trương Ba nên chấp nhận cuộc sống ấy vì “dưới đất trên trời đều thế cả”. Đế Thích chỉ ra rằng không chỉ Trương Ba đang sống trong cảnh trong ngoài bất nhất, mà mọi người đều như thế cả. Vì vậy Đế Thích khuyên Trương Ba đừng cố gắng làm viên bi lăn ngược vòng mà hãy chấp nhận, hãy biết cách thỏa hiệp, học cách chấp nhận.
Đế Thích đã lấy tâm lý đám đông để áp đặt lên quan điểm sống của mình. Đế Thích lấy dẫn chứng về chính ông ta và Ngọc Hoàng cũng không thể sống là chính mình: “Ở bên ngoài, tôi đâu có được sống theo như những gì tôi nghĩ ở bên trong. Mà cả Ngọc Hoàng nữa. Chính người lắm khi cũng phải khuôn ép mình cho xứng với danh vị Ngọc Hoàng”. Như vậy, theo Đế Thích thì: “không ai được sống là chính mình”. Tài liệu của thầy Phan Danh Hiếu. Bởi sống có nghĩa là tồn tại, còn tồn tại như thế nào thì còn do hoàn cảnh, điều kiện mà con người buộc phải quy thuận. Đây là quan niệm sống sai lầm đáng lên án.
Trương Ba đưa ra sự so sánh đồ đạc, vật chất và bản thân. “Sống nhờ vào đồ đạc, của cải của người khác, đã là chuyện không nên, đằng này cái thân tôi cũng phải sống nhờ anh hàng thịt”. Đồ đạc, của cải vật chất mượn của người khác đã là chuyện không nên; còn sống nhờ, sống gửi, sống ký sinh vào thân xác của kẻ khác là điều xấu hổ đáng lên án. Trương Ba thẳng thắn: “Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống, nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết!”. Lời thoại đã chỉ trích quan niệm sai lầm của Đế Thích bởi suy nghĩ đơn giản về cuộc sống. Với Đế Thích, sống là tồn tại còn tồn tại như thế nào thì không cần biết. Với Trương Ba, sống không chỉ là sự tồn tại sinh học mà sự tồn tại ấy còn phải là sự tồn tại có ý nghĩa.
Những lời thoại của Trương Ba và Đế Thích ở phần này chủ yếu thiên về cuộc đấu tranh của Trương Ba – đó là cuộc đấu tranh vượt lên nghịch cảnh để chiến thắng bản thân bảo vệ linh hồn cao đẹp. “Thân thể anh hàng thịt còn lành lặn nguyên xi đây, tôi trả lại cho anh ta. Ông hãy làm cho hồn anh ta được sống lại với thân xác này”. Nhưng Đế Thích bác bỏ vì Đế Thích cho rằng tâm hồn đáng quý của Trương Ba không thể thay thế cho phần hồn tầm thường của anh hàng thịt. Trương Ba lập luận rằng: “Tầm thường, nhưng đúng là của anh ta… chúng sinh ra là để sống với nhau”. Để khẳng định với quyết tâm của mình Trương Ba trở nên mạnh mẽ: “Nếu ông không giúp, tôi sẽ nhảy xuống sông hay đâm một nhát dao vào cổ, lúc đó thì hồn tôi chẳng còn, xác anh hàng thịt cũng mất”.
Ý chí mạnh mẽ của Trương Ba xuất phát từ khát vọng “được sống là chính mình”, và để “được sống là chính mình” lúc này, Trương Ba không có con đường nào khác là cái chết. Vì chỉ khi chết đi, ông mới thực sự là chính mình, mới hoàn nguyên được vẻ đẹp cao khiết của linh hồn mình. Với Trương Ba, thiên đường đẹp nhất để linh hồn có thể trú ngụ sau khi chết chính là phục sinh trong trái tim của những người yêu quý ông.
Đế Thích muốn Trương Ba nhập hồn vào xác cu Tị: “Ông sống trong thân xác thằng bé chắc sẽ ổn”. Câu nói này của Đế Thích một lần nữa cho thấy lối suy nghĩ đơn giản, phiến diện – sống là sự tồn tại. Thực chất của lối suy nghĩ này là xuất phát từ chính cuộc sống của Đế Thích. Tiên phật thánh thần chẳng bao giờ chết cho nên sống là để hưởng thụ. Lối sống này ảnh hưởng trực tiếp lên tư tưởng ấy dẫn đến những sai lầm của Đế Thích.
Trước yêu cầu của Đế Thích, Trương Ba ngập ngừng: “Ông cho tôi suy nghĩ một lát đã”. Sự phân vân của Trương Ba cho thấy: sống là đáng quý thật, được tồn tại mãi mãi là điều còn quý giá hơn. Sự phân vân này cũng cho thấy Trương Ba rất ham sống, vẫn muốn được sống. Trương Ba lại tiếp tục trải qua cuộc đấu tranh nội tâm dữ dội. Ông hình dung thấy trước mắt là cuộc sống tương lai của mình trong cơ thể của một thằng bé lên mười: “Có khi tôi còn phải sang nhà chị Lụa ở… Bà vợ tôi, các con tôi sẽ nghĩ ngợi, xử sự thế nào, khi chồng mình, bố mình mang thân một thằng bé lên mười…”.
Trương Ba thấy mọi sự vô lí nhất là khi ông nhìn thấy được sự cô đơn của bản thân khi: “Vẫn phải sống suốt bao năm tháng dằng dặc. Mình tôi giữa đám người hậu sinh… Tôi sẽ như ông khách ngồi ở nhà người ta… Tôi sẽ bơ vơ lạc lõng”. Điều khiến chúng ta trân trọng ở Trương Ba đó chính là tâm hồn ông cao thượng: “Tôi không thể cướp cái thân thể non nớt của cu Tị” và cũng chính cái chết của cu Tị cùng với khát vọng được cứu sống thằng bé đã khiến Trương Ba trở nên mạnh mẽ. Trương Ba lên tiếng khẩn khoản cầu cứu Đế Thích “Ông hãy cứu nó! Ông phải cứu nó!… vì con trẻ… Ông hãy giúp tôi lần cuối cùng”.
Đế Thích vẫn muốn Trương Ba tiếp tục tồn tại nhưng Trương Ba đã thẳng thắn chỉ ra sai lầm của Đế Thích: “Có những cái sai không thể sửa được. Chắp vá gượng ép chỉ càng làm sai thêm. Chỉ có cách là đừng bao giờ sai nữa, hoặc phải bù bằng một việc đúng khác”. Ông cũng khuyên nhủ Đế Thích phải làm cho bằng được việc đúng, đó chính là làm cho cu Tị được sống lại. Những suy nghĩ tốt đẹp của Trương Ba và đức hi sinh cao thượng của ông cuối cùng cũng thay đổi được tư duy của Đế Thích. Cu Tị được sống còn Trương Ba trở về với chính mình chứ không còn là “cái vật quái gở mang tên hồn Trương Ba, da hàng thịt nữa”.
Hồn Trương Ba nhập vào cảnh vật quen thuộc trong gia đình và gắn bó trong trái tim những người yêu thương ông. Trương Ba đã phục sinh linh hồn mình trong trái tim của những người yêu thương. Linh hồn ông mãi mãi bất tử trong màu xanh cây vườn và bất tử trong những người yêu mến ông.
Con người tồn tại gồm phần con và phần người. Phần con thuộc về bản năng. Phần người thuộc về nhân cách, sự cao thượng đẹp đẽ của tâm hồn. Phần con và phần người đã tạo ra con người đúng nghĩa. Ở đây hai hình tượng hồn và xác cũng là ẩn dụ cho phần con và phần người. Một bên đại diện cho những gì đẹp đẽ, thanh cao; một bên đại diện cho sự thô tục, thô phàm. Tác giả Lưu Quang Vũ nhấn mạnh không thể có một tâm hồn thanh cao trong một thân xác phàm tục. Con người chỉ thực sự hạnh phúc khi được sống là chính mình, được hoà hợp xác và hồn, trong và ngoài, nội dung và hình thức trong một thể thống nhất toàn vẹn chứ không phải là cuộc sống chắp vá, bất nhất: “bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo”.
Muốn sống đúng là chính mình thì mỗi chúng ta cần phải biết hài hòa giữa việc chăm lo cho linh hồn cũng như biết quý trọng và chăm sóc cho những nhu cầu thiết yếu của thể xác. Thông qua đó Lưu Quang Vũ cũng góp phần phê phán hai hạng người: một loại chỉ biết trau chuốt vẻ ngoài và chạy theo những ham muốn vật chất mà không chăm lo cho đời sống tâm hồn. Loại khác thì luôn coi thường những giá trị vật chất, bỏ bê sự chăm sóc bản thân chỉ khư khư giữ cho linh hồn được cao đẹp.
Thông qua màn đối thoại giữa hai nhân vật Trương Ba và Đế Thích trong Hồn Trương Ba, da hàng thịt, Lưu Quang Vũ nêu cao tư tưởng phải sống là chính mình đó mới chính là hạnh phúc thật sự của con người. Bởi vậy trong cuộc sống chúng ta phải biết đấu tranh với sự dung tục tầm thường và chiến thắng nghịch cảnh để hoàn thiện nhân cách của bản thân. Có như vậy chúng ta mới được là mình – được là chính mình toàn vẹn. Làm nên thành công của đoạn trích nói riêng và tác phẩm nói chung, Lưu Quang Vũ đã sử dụng một số thủ pháp nghệ thuật: Sáng tạo lại cốt truyện dân gian. Nghệ thuật dựng cảnh, dựng đối thoại, độc thoại nội tâm. Hành động của nhân vật phù hợp với hoàn cảnh, tính cách, góp phần phát triển tình huống truyện. Có chiều sâu triết lý khách quan.
Bài làm mẫu 2
Từ một câu chuyện dân gian, Lưu Quang Vũ đã chuyển thể thành một vở kịch hiện đại, đặt ra nhiều vấn đề mới, có ý nghĩa tư tưởng, triết lý và nhân văn sâu sắc. Vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” có bảy màn, đoạn trích trong sách giáo khoa là đoạn cuối. Thông qua bi kịch Trương Ba, Lưu Quang Vũ đã mang đến cho người đọc, người xem vẻ đẹp tâm hồn của người lao động trong cuộc đấu tranh chống hàng giả, lưu manh, bảo vệ quyền sống đích thực và khát vọng hướng tới sự hoàn thiện. nhân vật tốt.
Do phải sống trên thân xác anh hàng thịt nên hồn Trương Ba phải tuân theo một số nhu cầu hiển nhiên của xác thịt. Tâm hồn nhân hậu, trong sáng, ngay thẳng của Trương Ba năm xưa, nay phải sống cho vay mượn, lệ thuộc nên bị đầu độc bởi sự tầm thường, thô tục của xác thịt. Chìm trong nghịch cảnh của bi kịch không được sống là chính mình và bi kịch bị người thân chối bỏ – Trương Ba quyết định thắp nén nhang kêu oan hồn Đế Thích chết đi để trả lại sự trong sáng, vẹn toàn cho tâm hồn.
Phần đầu của màn đối thoại là cuộc tranh luận về quan niệm sống của Trương Ba và Đế Thích. Qua cuộc tranh luận ấy, tác giả đề cao quan điểm sống – “phải sống là chính mình”.
Mở đầu là màn độc thoại: “Anh đã thắng, cơ thể không phải là của em… Nhưng lẽ nào em chịu thua anh, đầu hàng anh và đánh mất chính mình?”. Đoạn độc thoại thể hiện cuộc đấu tranh nội tâm gay gắt ở Trương Ba. Thực ra, cuộc đấu tranh ấy đã được tác giả Lưu Quang Vũ chuyển tải qua cuộc đối thoại giữa Trương Ba và hàng thịt. Đó là cuộc đấu tranh giữa thể xác và tâm hồn; giữa cái cao cả và cái thấp hèn; giữa tốt và xấu; giữa cao thượng và thô tục; giữa dục vọng và dục vọng. Đó cũng là cuộc đấu tranh để hoàn thiện nhân cách. Cuộc đấu tranh này tuy thắng về thể xác nhưng chính hồn Trương Ba không khuất phục, không khuất phục mà tìm mọi cách để được sống là chính mình – đây chính là nhân cách cao đẹp của Trương Ba.
Trương Ba bày tỏ nguyện vọng với Đế Thích: “Tôi không thể tiếp tục mang thân anh hàng thịt được nữa, không thể được!”. Lời thoại có tới hai lần phủ định “tôi không thể”; “không thể được” cho thấy quyết tâm rời bỏ xác hàng thịt là ý chí sắt đá của Trương Ba khi thấm thía nghịch cảnh trớ trêu của mình.
Tiếp đó, Trương Ba nêu lên một nhu cầu chính đáng cũng như một quan điểm sống cao đẹp – sống phải là chính mình: “Bên trong không được, bên ngoài không được. Con muốn là con trọn vẹn”. Câu nói thể hiện nghịch cảnh của Trương Ba, sự bất nhất của bên trong và bên ngoài: “bên trong” là tâm hồn, tình cảm, suy nghĩ và nhân cách cao đẹp của Trương Ba, tâm hồn là tinh hoa chi phối thể xác, đối lập bên trong là “bên ngoài” – xác sống của anh hàng thịt Nhưng “bề ngoài” cần hiểu theo nghĩa rộng là hoàn cảnh sống, bản năng, nhu cầu tự nhiên, khát vọng bản năng. thỏa hiệp với nhu cầu bản năng Đây là nỗi dằn vặt, đau khổ và trăn trở của Trương Ba, hai người không thể dung hòa vì không thể có một tâm hồn cao thượng trong một thân xác tội lỗi.Tài liệu của ông Phan Danh Hiệu
Từ đó, Trương Ba lên tiếng đòi hỏi những nhu cầu chính đáng của chính mình: “Ta muốn là ta trọn vẹn”. Đây là khát vọng mãnh liệt của Trương Ba, khát vọng sống hòa thuận. “Toàn vẹn” nghĩa là phải có sự hài hòa giữa bên trong và bên ngoài, giữa nội dung và hình thức, giữa thể xác và tâm hồn. Không thể có sự sống là “hồn và xác”. Cuộc sống không thuận theo tự nhiên, không thuận theo tự nhiên, sống không được là chính mình là một bi kịch nghiệt ngã.
Trước những yêu cầu của Trương Ba, Đế Thích cho rằng: “Trương Ba nên chấp nhận cuộc sống ấy vì“ trên trời dưới đất ”. Đế Thích chỉ ra rằng không chỉ Trương Ba sống bất nhất từ trong ra ngoài, nhưng ai cũng như vậy, nên Đế Thích khuyên Trương Ba đừng cố làm hòn bi lăn ngược mà hãy biết chấp nhận, hãy biết thỏa hiệp, học cách chấp nhận. Đế Thích dẫn chứng mình và Ngọc Hoàng không được sống là chính mình: “Nhìn bề ngoài thì không thể sống theo suy nghĩ bên trong, nhưng Ngọc Hoàng cũng vậy, chính con người cũng có lúc phải nhào nặn. để xứng đáng với danh hiệu Ngọc Hoàng. ” Như vậy, theo Đế Thích, “không ai được sống là chính mình”. Tài liệu của ông Phan Danh Hiếu. Vì sống có nghĩa là tồn tại, còn tồn tại như thế nào thì còn tùy thuộc vào hoàn cảnh, điều kiện mà con người buộc phải phục tùng. Đây là một quan niệm sống sai lầm đáng bị lên án.
Trương Ba bắt đầu đổi giọng tố cáo Đế Thích: “Sống nhờ đồ đạc, của cải người khác là điều không nên, đằng này, thân mình cũng phải sống nhờ hàng thịt”. Trương Ba so sánh về đồ đạc, vật chất và bản thân. Việc mượn đồ đạc và của cải vật chất từ người khác là điều không nên; sống nhờ, sống nhờ, sống ký sinh trên cơ thể người khác là một điều đáng xấu hổ đáng lên án. Trương Ba thẳng thắn: “Anh ấy chỉ nghĩ đơn giản là để cho mình sống thôi, còn sống thì không cần biết!”. Dòng chỉ trích Di Thích quan niệm sai lầm bởi suy nghĩ đơn giản về cuộc sống. Với Thích Ca Mâu Ni, sự sống là sự tồn tại, không quan trọng nó tồn tại như thế nào. Đối với Trương Ba, sự sống không chỉ là sự tồn tại về mặt sinh học, mà còn là sự tồn tại có ý nghĩa.
Những lời thoại của Trương Ba và Đế Thích ở phần này chủ yếu thiên về cuộc đấu tranh của Trương Ba – đó là cuộc đấu tranh vượt lên nghịch cảnh để chiến thắng bản thân bảo vệ linh hồn cao đẹp. Cuộc đấu tranh này toát lên nhân cách cao thượng và đức hi sinh của Trương Ba.
Tiếp đó, Trương Ba bày tỏ nguyện vọng: “Xác anh hàng thịt còn nguyên, ta sẽ trả lại cho anh. Cho hồn anh sống lại với thân xác này”. Nhưng Đế Thích đã từ chối vì Đế Thích cho rằng linh hồn quý giá của Trương Ba không thể thay thế được linh hồn tầm thường của anh hàng thịt. Trương Ba cho rằng: “Người tầm thường, nhưng chân chính… sinh ra để ở với nhau”. Để khẳng định với lòng quyết tâm của mình, Trương Ba tỏ ra mạnh mẽ: “Nếu không cứu giúp, ta sẽ nhảy xuống sông, găm dao vào cổ thì hồn không còn, xác hàng thịt”. Ý chí quật cường của Trương Ba xuất phát từ khát vọng “được sống là chính mình”, và được “sống là chính mình” lúc này Trương Ba không còn con đường nào khác ngoài cái chết. Bởi chỉ khi chết đi, anh mới thực sự là chính mình, mới khôi phục được vẻ đẹp cao quý trong tâm hồn. Đối với Trương Ba, thiên đường đẹp nhất, nơi linh hồn có thể trú ngụ sau khi chết là sống lại trong lòng những người yêu thương mình.
Lưu Quang Vũ đặt Trương Ba vào một tình huống kịch độc đáo. Cái chết của đứa con trai duy nhất của bà, Ti, khiến cuộc đối thoại có một bước ngoặt.
Đế Thích muốn Trương Ba nhập hồn vào xác Tí: “Sống trong xác chàng trai thì được”. Câu nói này của Đế Thích một lần nữa cho thấy lối suy nghĩ đơn giản, phiến diện – cuộc sống là tồn tại. Thực chất của lối suy nghĩ này được bắt nguồn từ cuộc đời của Phật Thích Ca Mâu Ni. Các vị thần và nữ thần không bao giờ chết, vì vậy sống là để tận hưởng. Lối sống này ảnh hưởng trực tiếp đến suy nghĩ đó dẫn đến những sai lầm.
Trước yêu cầu của Đế Thích, Trương Ba ngập ngừng: “Ông cho tôi suy nghĩ một lát đã”. Sự phân vân của Trương Ba cho thấy: sống là đáng quý thật, được tồn tại mãi mãi là điều còn quý giá hơn. Sự phân vân này cũng cho thấy Trương Ba rất ham sống, vẫn muốn được sống. Trương Ba lại tiếp tục trải qua cuộc đấu tranh nội tâm dữ dội. Ông hình dung thấy trước mắt là cuộc sống tương lai của mình trong cơ thể của một thằng bé lên mười: “Có khi tôi còn phải sang nhà chị Lụa ở… Bà vợ tôi, các con tôi sẽ nghĩ ngợi, xử sự thế nào, khi chồng mình, bố mình mang thân một thằng bé lên mười…”. Trương Ba thấy mọi sự vô lí nhất là khi ông nhìn thấy được sự cô đơn của bản thân khi: “Vẫn phải sống suốt bao năm tháng dằng dặc. Mình tôi giữa đám người hậu sinh… Tôi sẽ như ông khách ngồi ở nhà người ta… Tôi sẽ bơ vơ lạc lõng”. Điều khiến chúng ta trân trọng ở Trương Ba đó chính là tâm hồn ông cao thượng: “Tôi không thể cướp cái thân thể non nớt của cu Tị” và cũng chính cái chết của cu Tị cùng với khát vọng được cứu sống thằng bé đã khiến Trương Ba trở nên mạnh mẽ. Trương Ba lên tiếng khẩn khoản cầu cứu Đế Thích “Ông hãy cứu nó! Ông phải cứu nó!… vì con trẻ… Ông hãy giúp tôi lần cuối cùng”.
Đế Thích vẫn muốn Trương Ba tiếp tục tồn tại nhưng Trương Ba đã thẳng thắn chỉ ra sai lầm của Đế Thích: “Có những cái sai không thể sửa được. Chắp vá gượng ép chỉ càng làm sai thêm. Chỉ có cách là đừng bao giờ sai nữa, hoặc phải bù bằng một việc đúng khác”. Ông cũng khuyên nhủ Đế Thích phải làm cho bằng được việc đúng, đó chính là làm cho cu Tị được sống lại. Những suy nghĩ tốt đẹp của Trương Ba và đức hi sinh cao thượng của ông cuối cùng cũng thay đổi được tư duy của Đế Thích. Cu Tị được sống còn Trương Ba trở về với chính mình chứ không còn là “cái vật quái gở mang tên hồn Trương Ba, da hàng thịt nữa”.
Hồn Trương Ba nhập vào cảnh vật quen thuộc trong gia đình và gắn bó trong trái tim những người yêu thương ông. Trương Ba đã phục sinh linh hồn mình trong trái tim của những người yêu thương. Linh hồn ông mãi mãi bất tử trong màu xanh cây vườn và bất tử trong những người yêu mến ông.
Sự tồn tại của con người bao gồm một bộ phận con người và một bộ phận con người. Phần phụ mang tính bản năng. Phận con người thuộc về nhân cách, là sự cao quý đẹp đẽ của tâm hồn. Phần con và phần con người đã tạo nên con người thật sự. Ở đây hai hình ảnh hồn và xác cũng là ẩn dụ cho phận con và phận người. Một bên tượng trưng cho những gì đẹp đẽ, thanh cao; một bên thể hiện sự thô tục, thô tục. Tác giả Lưu Quang Vũ nhấn mạnh, không thể có một tâm hồn cao thượng trong một thân xác phàm tục. Con người chỉ thực sự hạnh phúc khi được sống là chính mình, hài hòa giữa thể xác và tâm hồn, bên trong và bên ngoài, nội dung và hình thức trong một thể thống nhất hoàn chỉnh, không phải là cuộc sống chắp vá, bất nhất: Bên trong, bên ngoài ”.
Để sống thật với chính mình, mỗi chúng ta cần biết cách cân bằng giữa việc chăm sóc tâm hồn cũng như trân trọng và quan tâm đến những nhu cầu thiết yếu của cơ thể. Qua đó, Lưu Quang Vũ cũng góp phần phê phán hai hạng người: một người chỉ biết tu bổ, chạy theo ham muốn vật chất mà không chăm lo đời sống tinh thần. Loại còn lại luôn coi thường giá trị vật chất, bỏ bê việc chăm sóc bản thân, chỉ mong giữ cho tâm hồn đẹp. Thông qua thể xác và tâm hồn, Lưu Quang Vũ nêu cao tư tưởng sống là chính mình mới là hạnh phúc đích thực của con người. Vì vậy, trong cuộc sống chúng ta phải biết đấu tranh với sự thô tục và vượt qua nghịch cảnh để hoàn thiện nhân cách của mình. Chỉ khi đó, chúng ta mới có thể là chính mình – là chính mình hoàn toàn.
Để làm nên thành công của đoạn trích nói riêng và tác phẩm nói chung, Lưu Quang Vũ đã sử dụng một số thủ pháp nghệ thuật: Sáng tạo lại cốt truyện dân gian. Nghệ thuật dựng cảnh, dựng đối thoại, độc thoại nội tâm. Hành động của nhân vật phù hợp với hoàn cảnh và tính cách, góp phần phát triển tình huống truyện. Có chiều sâu triết học khách quan.
Bài làm mẫu 3
Lưu Quang Vũ là nhà soạn kịch tài năng của nền nghệ thuật hiện đại Việt Nam. “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” là một trong những tác phẩm tạo được tiếng vang lớn nhất của Lưu Quang Vũ. Tác phẩm đã tôn vinh vẻ đẹp tâm hồn người lao động trong cuộc đấu tranh với những cám dỗ, khát vọng được sống là chính mình. Ý nghĩa ấy được thể hiện chân thực và sống động qua cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và Đế Thích.
Lưu Quang Vũ là người nghệ sĩ đa tài. Ông đã từng sáng tác thơ nhưng được biết đến nhiều hơn với tư cách là nhà soạn kịch. “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” là vở kịch được viết từ năm 1981, đến năm 1984 thì ra mắt công chúng. Vở kịch này được viết dựa trên một câu chuyện dân gian, song đã có những thay đổi, thêm những tình tiết phát triển làm cho tầng ý nghĩa của câu chuyện càng sâu hơn. Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và Đế Thích thuộc ảnh VII và Đoạn kết của vở kịch.
Khi gặp được Đế Thích, Trương Ba đã bày tỏ nguyện vọng: “Tôi không thể tiếp tục mang thân anh hàng thịt được nữa, không thể được!”. Chữ “không thể” được lặp lại hai lần thể hiện quyết tâm, ý chí sắt đá của Trương ba khi quyết định rời khỏi thân xác của anh hàng thịt. Trước thái độ ngạc nhiên, bất ngờ của Đế Thích, Trương Ba tiếp tục nói lên quan điểm sống cao đẹp: “Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được”. Câu giải thích là sự thú nhận nghịch cảnh mà Trương Ba đã phải chịu đựng: trong ngoài bất nhất. Bên trong là tâm hồn cao khiết, nhân cách cao đẹp; bên ngoài lại là xác thịt thô tục, là những dục vọng, bản năng. Sự bất nhất là do linh hồn của Trương Ba đã nhiều lần thỏa hiệp với bản năng. Đây chính là điều đã đè nặng lên tâm hồn Trương Ba, khiến ông trăn trở, đau khổ và dằn vặt. Từ đó, Trương Ba đã nêu lên khát vọng chính đáng của mình: “Tôi muốn được là tôi toàn vẹn”. “Toàn vẹn” là sự hài hòa của bên trong và bên ngoài, giữa tâm hồn và thể xác. Trương Ba muốn hồn mình phải được hợp nhất với xác của mình để được sống cho đúng nghĩa. Đối với Trương Ba, sống không chỉ là tồn tại, mà sống phải là chính mình, làm những điều mình mong muốn, trở lại là mình toàn vẹn khi xưa.
Trước những yêu cầu, lập luận của Trương Ba, Đế Thích vẫn tỏ thái độ ngạc nhiên, cảm thấy khó hiểu trước suy nghĩ kì lạ ấy: “Có gì không ổn đâu !”, “Nhưng mà ông muốn gì ?”. Đế Thích còn khuyên Trương Ba nên chấp nhận cuộc sống hiện tại bởi: “Thế ông ngỡ tất cả mọi người đều được là mình toàn vẹn cả ư ? […] Dưới đất, trên trời đều thế cả, nữa là ông.” Đế Thích cho rằng tất cả mọi người đều đang sống trong hoàn cảnh trong ngoài bất nhất, nên hãy chấp nhận, học cách thỏa hiệp với hiện tại. Những dẫn chứng mà Đế Thích đưa ra thể hiện một quan điểm: sống là tồn tại, còn tồn tại như thế nào thì là do hoàn cảnh, điều kiện xung quanh; con người không thể thay đổi hoàn cảnh mà chỉ có thể quy thuận dù là điều mình không mong muốn. Xét vào thực tại cuộc sống, đây là quan điểm được nhiều người chia sẻ dù nó mang hơi hướng tiêu cực.
Không chấp nhận lời giải thích, lập luận của Đế Thích, Trương Ba đã thẳng thừng lên án thái độ sống ấy: “Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống, nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết!”. Lời thoại đã thẳng thừng lên án hành động và suy nghĩ sai trái của Đế Thích. Sống không chỉ là tồn tại đơn thuần, là thuận theo bản năng và hoàn cảnh mà đó phải là cuộc sống có nghĩa, sống là mình, là sự vượt lên những vui thích tầm thường để bảo vệ những giá trị cốt lõi của linh hồn cao đẹp.
Đoạn đối thoại phía sau là sự đấu tranh giữa “tồn tại hay không tồn tại”. Đáp trả lại câu hỏi của Đế Thích, Trương Ba bày tỏ nguyện vọng: “Thân thể anh hàng thịt còn lành lặn nguyên xi đây, tôi trả lại cho anh ta. Ông hãy làm cho hồn anh ta được sống lại với thân xác này”. Đế Thích lại cho rằng như thế là không thích hợp: “Sao có thể đổi tâm hồn đáng quý của bác lấy chỗ cho cái phần hồn tầm thường của anh hàng thịt ?”. Trương Ba lại bác bỏ: “Tầm thường, nhưng đúng là của anh ta… chúng sinh ra là để sống với nhau”. Quyết tâm lên cao có thể đẩy lời nói thành những hành động quyết liệt hơn: “Nếu ông không giúp, tôi sẽ nhảy xuống sông hay đâm một nhát dao vào cổ, lúc đó thì hồn tôi chẳng còn, xác anh hàng thịt cũng mất”. Sự mạnh mẽ, lời nói đầy táo bạo ấy không ai dễ gì mà nói ra được, nhưng với Trương Ba, khát vọng “được sống là chính mình” đã thôi thúc tâm hồn cần một sự thay đổi để xóa bỏ nghịch cảnh một cách triệt để: cái chết. Chỉ khi chết đi, Trương Ba mới có thể là Trương Ba, tâm hồn cao khiết được bảo toàn trọn vẹn, chính mình được thanh thản và để đổi lấy sự hồi sinh của một người chồng, một người cha, một người ông trong trái tim những người ông yêu quý.
Xen vào giữa cuộc đối thoại là tiếng khóc của cái Gái và sự ra đi của thằng cu Tị. Đế Thích muốn Trương Ba nhập hồn vào xác cu Tị: “Ông sống trong thân xác thằng bé chắc sẽ ổn”. Câu nói này lại một lần nữa thể hiện lối suy nghĩ hời hợt, thiếu chín chắn của Đế Thích. Thực chất, Đế Thích lại một lần nữa đồng hóa định nghĩa của “sống” và “tồn tại”. Trước đề nghị ấy, Trương Ba đã có một hồi phân vân. Với Trương Ba, sống vẫn đáng quý, Trương Ba vẫn muốn được tiếp tục sống. Nhưng những suy nghĩ quẩn quanh về những ngày sống dưới xác hàng thịt, những mường tượng tương lai khi trú ngụ trong xác cu Tị, Trương Ba đã đi đến quyết định: “Tôi không thể cướp cái thân thể non nớt của cu Tị”, “Ông hãy cứu nó! Ông phải cứu nó!… vì con trẻ… Ông hãy giúp tôi lần cuối cùng”. Quan niệm sống cao đẹp càng sáng ngời thông qua lời đối thoại: “Có những cái sai không thể sửa được. Chắp vá gượng ép chỉ càng làm sai thêm. Chỉ có cách là đừng bao giờ sai nữa, hoặc phải bù bằng một việc đúng khác”. Đoạn đối thoại không chỉ làm sáng lên một tư tưởng sống mang tính vĩnh hằng: “sống là chính mình” mà còn phê phán lối sống: “sống là tồn tại” và lên án sự làm việc tắc trách của những bậc làm quan.
Đoạn đối thoại chính là phân đoạn phát triển thêm so với cốt truyện gốc. Bằng tài năng dựng cảnh, dựng đối thoại, độc thoại nội tâm, Lưu Quang Vũ đã cho người đọc những chân lý sống vô cùng quý giá. Chân lý sống ấy không chỉ đúng với thời đại đó, với những con người trong hoàn cảnh đó mà nó có ý nghĩa với tất cả mọi người, ở mọi thời đại, trên khắp nẻo đường ngõ xóm. Chính điều này đã nâng tầm giá trị cho tác phẩm của Lưu Quang Vũ, để đến sau này, vở kịch vẫn sẽ được dựng lại như sự lưu danh một nhà soạn kịch tài năng và là lời nhắn nhủ đến những thế hệ sau về một quan niệm sống tốt đẹp.
Bài làm mẫu 4
Lưu Quang Vũ (1948 – 1988) là một trong những nhà viết kịch tài năng nhất của văn nghệ Việt Nam hiện đại, là người có công lớn góp phần vực dậy cả một nền sân khấu lúc đó đang có nguy cơ tụt hậu. Kịch của Lưu Quang Vũ hấp dẫn chủ yếu bằng xung đột trong cách sống và quan niệm sống, qua đó khẳng định khát vọng hoàn thiện nhân cách con người. Vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt là tác phẩm gây tiếng vang nhất của Lưu Quang Vũ, được tác giả hoàn thành năm 1984, công diễn lần đầu năm 1987. Đoạn trích thuộc cảnh VII và đoạn kết của vở kịch, đặt vấn đề về lẽ sống con người qua nỗi khổ bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo và chữa đựng những vấn đề triết lí nhân sinh. Qua cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và Đế Thích, Lưu Quang Vũ đã làm rõ khát vọng được sống là chính mình của Hồn Trương Ba
Sự đối nghịch giữa các nhân vật xuất hiện trong tác phẩm ngày càng được biểu hiện chi tiết, cuộc đối thoại giữa các nhân vật xuất hiện trong tác phẩm đã biểu hiện chi tiết những điều đó. Sự khác nhau đến rõ nét đã biểu hiện chi tiết những điều đó, Trương Ba thấy hiểu được giá trị to lớn, khao khát được quay trở về xác thịt của mình: “Tôi muốn được là tôi trọn vẹn”, “Là tôi trọn vẹn”, ông thấu hiểu được mối quan hệ giữa thể xác và tâm hồn của mình, sự giằng xé giữa thể xác và tâm hồn của ông đã làm cho ông đau khổ, dằn vặt, ông muốn quay trở về đúng xác thịt của mình, sống cuộc đời của mình, ông thấu hiểu được giá trị của cuộc sống mà mình đang trải qua.
Điều ước mà Trương Ba đang mong muốn dù nhỏ bé nhưng cũng không phải dễ dàng, Trương ba dường như đang truyền tải được triết lý mà tác giả muốn thể hiện trong tác phẩm của mình, ông thể hiện được những khao khát, mong muốn ước vọng của mình với thân xác, ông khao khát quay trở về là chính mình.
Ông dám nhận toàn bộ trách nhiệm về mình, không muốn sống nhờ, không muốn sống cuộc sống trên thân thể của người khác, qua trích đoạn này, tác giả muốn khẳng định khao khát mà tác giả đang thể hiện, mong ước được trở thành chính mình, khao khát nhận được những gì của mình, chấp nhận hiện thực, Ai cũng khao khát được sống, nhưng sống là chính mình là cuộc sống đáng quý nhất, chính vì thế ông muốn “là tôi trọn vẹn”, sống cuộc đời của mình, trên thân xác của mình, chịu trách nhiệm trước hành động của mình.
Hồn Trương Ba khao khát muốn quay trở về cuộc sống của mình, khi được cho một phép thử nhập vào xác của cu tị, thì hình hài và tâm hồn dường như đang thể hiện sâu sắc những mâu thuẫn, cạnh tranh giữa tâm hồn, với tâm hồn của người 60 tuổi, khi nhập vào em bé 10 tuổi, điều này, sự mâu thuẫn ngày càng trở nên gay gắt hơn bao giờ hết.
Những mâu thuẫn đó thể hiện sâu sắc qua từng chi tiết, hành động của nhân vật, ông không chấp nhận cuộc sống này, cuộc sống đó vốn dĩ có nhiều mâu thuẫn, nhưng sống sang thân thể người khác là điều cực kỳ khó hơn, ông không thể chấp nhận được, lựa chọn của Trương Ba lúc này là muốn quay trở lại là chính mình, ông không muốn sống lương nhờ vào người khác, không muốn sống trên thân thể của người khác. Đó là sự đấu tranh rất lớn khi ông đang dần phải đối mặt với những mâu thuẫn gay gắt của thể xác và tâm hồn xuất hiện trong tác phẩm.
Sự mâu thuẫn giữa hai con người làm cho mâu thuẫn của tác phẩm ngày càng nâng cao, Đế thích quan niệm sống chỉ là sống, nhưng Hồn Trương Ba lại quan niệm nên sống là chính mình, làm tôi trọn vẹn, được hòa hợp cả về thể xác, lẫn tinh thần.
Con người tồn tại gồm phần con và phần người. Phần con thuộc về bản năng. Phần người thuộc về nhân cách, sự cao thượng đẹp đẽ của tâm hồn. Phần con và phần người đã tạo ra con người đúng nghĩa. Ở đây hai hình tượng hồn và xác cũng là ẩn dụ cho phần con và phần người. Một bên đại diện cho những gì đẹp đẽ, thanh cao; một bên đại diện cho sự thô tục, thô phàm. Tác giả Lưu Quang Vũ nhấn mạnh không thể có một tâm hồn thanh cao trong một thân xác phàm tục. Con người chỉ thực sự hạnh phúc khi được sống là chính mình, được hòa hợp xác và hồn, trong và ngoài, nội dung và hình thức trong một thể thống nhất toàn vẹn chứ không phải là cuộc sống chắp vá, bất nhất: “bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo”.
Muốn sống đúng là chính mình thì mỗi chúng ta cần phải biết hài hòa giữa việc chăm lo cho linh hồn cũng như biết quý trọng và chăm sóc cho những nhu cầu thiết yếu của thể xác. Thông qua đó Lưu Quang Vũ cũng góp phần phê phán hai hạng người: một loại chỉ biết trau chuốt vẻ ngoài và chạy theo những ham muốn vật chất mà không chăm lo cho đời sống tâm hồn. Loại khác thì luôn coi thường những giá trị vật chất, bỏ bê sự chăm sóc bản thân chỉ khư khư giữ cho linh hồn được cao đẹp. Thông qua xác và hồn Lưu Quang Vũ nêu cao tư tưởng phải sống là chính mình đó mới chính là hạnh phúc thật sự của con người. Bởi vậy trong cuộc sống chúng ta phải biết đấu tranh với sự dung tục tầm thường và chiến thắng nghịch cảnh để hoàn thiện nhân cách của bản thân. Có như vậy chúng ta mới được là mình – được là chính mình toàn vẹn.
Phân tích cuộc đối thoại giữa Hồn Trương Ba và Đế Thích
Bài làm mẫu 1
Lưu Quang Vũ (1948 – 1988) quê gốc ở Đà Nẵng, sinh tại huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ. Từ năm 1978 cho đến khi mất, ông là biên tập viên tạp chí Sân khấu. Lưu Quang Vũ qua đời cùng vợ con trong một tai nạn giao thông thảm khốc, giữa lúc tài năng đang chín rộ. Ông được đánh giá là một trong những nhà viết kịch tài năng nhất của văn nghệ Việt Nam hiện đại, là người có công lớn góp phần vực dậy cả một nền sân khấu lúc đó đang có nguy cơ tụt hậu. Kịch của Lưu Quang Vũ hấp dẫn chủ yếu bằng xung đột trong cách sống và quan niệm sống, qua đó khẳng định khát vọng hoàn thiện nhân cách con người. Vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt là tác phẩm gây tiếng vang nhất của Lưu Quang Vũ, được tác giả hoàn thành năm 1984, công diễn lần đầu năm 1987. Đoạn trích thuộc cảnh VII và đoạn kết của vở kịch, đặt vấn đề về lẽ sống con người qua nỗi khổ bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo, qua mâu thuẫn cực độ giữa hồn và xác, vở kịch chứa đựng những vấn đề triết lí nhân sinh: sống nhờ, sống giả, sống không phải là mình, đó là bi kịch lớn nhất của một con người. Để chuyển tải triết lí nhân sinh cao cả ấy, Lưu Quang Vũ đã xây dựng lên cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt mang đầy tính ẩn dụ sâu sắc.
Ông Trương Ba là một người làm vườn, khoảng 50 tuổi, sống trung thực, ngay thẳng và giỏi đánh cờ. Tính tình ông nhân hậu, sống chan hòa với mọi người. Chỉ vì do sự cẩu thả và tắc trách của Nam Tào, Bắc Đẩu trên thiên đình mà ông Trương Ba phải chết oan. Tiên cờ Đế Thích bực bội và vì tiếc một người có tài chơi cờ nên đã hóa phép cho hồn Trương Ba nhập vào xác của anh hàng thịt vừa mới chết một ngày. Hồn Trương Ba từ đó sống trong thân xác của anh hàng thịt. Ai cũng ngỡ đó là cách giải quyết thuận lợi cho Trương Ba, để cho con người hiền lành này tiếp tục sống êm ấm trong gia đình mình. Nhưng trớ trêu thay, chính sự tái sinh trong xác người khác lại là điều bất hạnh của Trương Ba. Trong chính gia đình mình, ông bị người thân chê trách, xa lánh và coi thường. Hồn Trương Ba bị dồn vào sự đau khổ nhất: tự mình ý thức được sự tha hóa của mình, bị cường hào nhũng nhiễu, nhìn thấy con trai hư hỏng mà không dạy dỗ được,… Tất cả những điều đó đã khiến ông không thể chịu đựng được nữa, không thể khuất phục trước thể xác, trước những cái xấu xa và tự đánh mất mình. Hồn Trương Ba không thể sống chung với xác anh hàng thịt, tách ra khỏi thân xác để tranh luận.
Cuộc tranh luận giữa một bên là hồn, một bên là xác diễn ra rất dữ dội và không có sự thỏa hiệp. Xác hàng thịt tỏ ra lấn lướt hồn Trương Ba, sỉ nhục hồn Trương Ba. Hồn Trương Ba thấy đau khổ đến cực độ và thấy không thể chịu đựng được hơn nữa. Xác hàng thịt muốn khẳng định, vị trí, vai trò và tầm quan trọng của mình: Tôi là cái bình để chứa đựng linh hồn. Nhờ tôi mà ông có thể làm lụng, cuốc xới. Ông nhìn ngắm trời đất, cây cối, người thân… Nhờ có đôi mắt của tôi, ông cảm nhận thế giới này qua những giác quan của tôi… Xác tìm cách thỏa hiệp bằng cách nêu cụ thể những nhu cầu tự nhiên mang tính bản năng của con người: Khi ông ở bên nhà tôi… Khi ông đứng cạnh vợ tôi, tay chân run rẩy, hơi thở nóng ngực, cổ nghẹn lại… Đêm hôm đó, suýt nữa thì… […] Chẳng lẽ ông không xao xuyến chút gì? Hà hà, cái món tiết canh, cổ hũ, khấu đuôi, và đủ các thứ thú vị khác không làm hồn ông lâng lâng cảm xúc sao?… Còn hồn Trương Ba lại phủ nhận vai trò của thể xác mà khẳng định sự thanh sạch của tâm hồn khác xa với những thủ tục thấp hèn khác: Mày chỉ là cái vỏ bên ngoài, không có ý nghĩa gì hết, không có tư tưởng, không có cảm xúc […] Hoặc nếu có, thì chỉ là những thứ thấp kém, mà bất cứ con thú nào cũng có được: thèm ăn ngon, thèm rượu thịt; Ta vẫn có một đời sống riêng: nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn… Lí lẽ của đôi bên đưa ra có những điểm đúng đắn khó bề bác bỏ khiến việc thắng bại không thể nào giải quyết được một cách nhanh chóng, đơn giản.
Do phải sống nhờ thể xác của anh hàng thịt, hồn Trương Ba đành phải chiều theo một số nhu cầu hiển nhiên của thể xác. Đáng sợ hơn, linh hồn Trương Ba dần bị nhiễm những thứ tầm thường của xác anh hàng thịt. Ý thức được điều đó, linh hồn Trương Ba dằn vặt, đau khổ và quyết định chống lại bằng cách tách ra khỏi xác thịt để tồn tại độc lập, không lệ thuộc vào thể xác. Xác hàng thịt biết rõ những cố gắng đó là vô ích nên đã cười nhạo hồn Trương Ba, tuyên bố về sức mạnh âm u, đui mù ghê gớm của mình, ve vãn hồn Trương Ba thỏa hiệp với mình vì theo xác hàng thịt thì chẳng còn cách nào khác, cả hai đã hòa vào nhau làm một rồi. Trước những lí lẽ ti tiện của xác anh hàng thịt, hồn Trương Ba đã nổi giận, đã khinh bỉ, mắng mỏ xác hèn hạ nhưng đồng thời cũng ngậm ngùi thấm thía nghịch cảnh mà mình đang lâm vào, đành nhập trở lại xác thịt trong tuyệt vọng.
Xây dựng hai nhân vật đặc biệt này, Lưu Quang Vũ đã sử dụng biện pháp đối lập để tô đậm sự khác nhau cơ bản giữa hồn người này và xác người kia. Ông Trương Ba vốn là một người làm vườn chất phác, hiền lành, nho nhã. Hồn của Trương Ba biểu tượng cho sự thanh nhã, cao khiết, trong sạch, đạo đức. Hồn là phần chân chính của mỗi con người. Ngược lại, anh hàng thịt với thân xác vạm vỡ, kềnh càng, thô lỗ,… biểu tượng cho bản năng, cho những ham muốn trần tục. Đây thực ra là một ẩn dụ, xác anh hàng thịt ẩn dụ về thể xác con người, còn hồn Trương Ba ẩn dụ về linh hồn của con người. Tác giả đã sáng tạo ra một tình huống ẩn dụ có sức lôi cuốn, gợi cho người đọc những suy nghĩ sâu sắc: con người không thể sống không là mình, không thể sống giả dối hay vay mượn cuộc sống của người khác. Con người không chỉ sống bằng thể xác và còn phải sống bằng linh hồn, tình cảm,… Độ vênh của linh hồn và thể xác sẽ là bi kịch.
…………….
Tải file tài liệu để xem thêm bài văn mẫu hay nhất
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 12: Phân tích màn đối thoại giữa Hồn Trương Ba và Đế Thích 2 Dàn ý & 10 bài văn mẫu lớp 12 của Neu-edutop.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.