Lắng nghe là quá trình tập trung tiếp nhận âm thanh một cách chủ động có chọn lọc, đi kèm với phân tích thông tin và đưa ra phản hồi thích hợp với những gì được tiếp nhận. Viết đoạn văn về sự lắng nghe dưới đây sẽ giúp các bạn học sinh hiểu rõ hơn về ý nghĩa, vai trò của lắng nghe trong cuộc sống.
TOP 6 đoạn văn viết về sự lắng nghe dưới đây sẽ là nguồn tư liệu tham khảo hữu ích để các em tự học đạt được kết quả cao trong các bài kiểm tra, bài thi sắp tới. Ngoài ra các bạn xem thêm một số đoạn văn như: viết đoạn văn về tinh thần tự học, đoạn văn viết về vai trò của thiên nhiên, đoạn văn nghị luận về lòng yêu nước.
Viết đoạn văn 200 chữ về sự lắng nghe trong cuộc sống
Chúng ta ai cũng gặp phải những khó khăn, gian khổ trong cuộc sống của mình và luôn có nhu cầu chia sẻ với người khác. Cũng có những lúc chúng ta lắng nghe tâm sự từ những người xung quanh. Từ đây, ta có thể khẳng định lắng nghe có vai trò vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của con người và là chìa khóa của thành công. Lắng nghe là việc mỗi người nhẫn nại, chân thành nghe người khác tâm sự, chia sẻ về những câu chuyện của họ, từ đó đồng cảm, thấu hiểu nhau và có thể rút ra được bài học cho chính bản thân mình. Việc lắng nghe, đồng cảm với người khác sẽ giúp chúng ta nhận ra và hiểu ra được nhiều điều hơn và có nhiều bài học quý giá. Biết lắng nghe con người có thể thấy được những nhận xét, đánh giá của người khác về bản thân, có cái nhìn khách quan, toàn diện về bản thân từ đó phát huy mặt mạnh, hạn chế, khắc phục mặt yếu. Mỗi người ai cũng có nhu cầu chia sẻ niềm vui nỗi buồn, nếu chúng ta lắng nghe những tâm sự của người khác tức là chúng ta có thể san sẻ với họ và khi chúng ta có nhu cầu chia sẻ, người khác sẽ lắng nghe ta. Việc biết lắng nghe mang lại ý nghĩa, vai trò to lớn đối với cuộc sống con người. Người biết lắng nghe là những người có lòng kiên trì, nhẫn nại, biết gạt bỏ cái tôi để tiếp thu, lĩnh hội, những người này sẽ có thêm nhiều bài học quý giá. Bên cạnh đó, lắng nghe sẽ khiến con người thấu hiểu nhau hơn, khi mọi người thấu hiểu sẽ bao dung cho nhau, như vậy những đức tính tốt đẹp sẽ được nhân lên, xã hội sẽ phát triển theo hướng tích cực hơn. Tuy nhiên, trong cuộc sống vẫn còn có rất nhiều người chưa biết lắng nghe người khác, chỉ cho rằng lí lẽ của mình là đúng. Lại có những người chỉ muốn chia sẻ những khó khăn, đau khổ của mình cho người khác mà không chịu lắng nghe tiếng lòng của họ,…Mỗi chúng ta bớt đi cái tôi của mình một chút, biết lắng nghe một chút, thấu hiểu một chút thì cuộc sống sẽ trở nên tốt đẹp và dễ dàng hơn.
Viết đoạn văn 200 chữ về sự lắng nghe
Người sống với nhau bằng gì? Chẳng phải câu trả lời là chúng ta sống với nhau bằng tình cảm hay sao. Đúng vậy, con người tiến hóa được như bây giờ là nhờ vào tình cảm. Nhất là trong xã hội hiện nay, sự lắng nghe, rung cảm với nhau lại càng trở nên quan trọng bởi lẽ: “Lắng nghe với lòng thấu cảm là chìa khóa của thành công”. Lắng nghe là việc mỗi người nhẫn nại, chân thành nghe người khác tâm sự, chia sẻ về những câu chuyện của họ, từ đó đồng cảm, thấu hiểu nhau và có thể rút ra được bài học cho chính bản thân mình. Thấu cảm sự hiểu biết thấu đáo, trọn vẹn một ai đó, khiến ta hiểu được những suy nghĩ của họ, cảm được những cảm xúc của họ, và tất cả xảy ra mà không có sự phán xét. Việc lắng nghe, đồng cảm với người khác sẽ giúp chúng ta nhận ra và hiểu ra được nhiều điều hơn và có nhiều bài học quý giá. Mỗi người ai cũng có nhu cầu chia sẻ niềm vui nỗi buồn, nếu chúng ta lắng nghe những tâm sự của người khác tức là chúng ta có thể san sẻ với tâm hồn đang thương tổn của họ. Lắng nghe để thấu hiểu nhau hơn, khi mọi người thấu hiểu sẽ bao dung cho nhau, như vậy những đức tính tốt đẹp sẽ được nhân lên, xã hội sẽ phát triển theo hướng tích cực hơn. Người biết lắng nghe là những người có lòng kiên trì, nhẫn nại, biết gạt bỏ cái tôi để tiếp thu, lĩnh hội, những người này sẽ có thêm nhiều bài học quý giá bởi lẽ có những điều bổ ích, thú vị mà chỉ khi ta lắng nghe ta mới có thể biết được, hiểu được nó. Trái ngược với lắng nghe với lòng thấu cảm là những kiểu nghe qua loa, chiếu lệ: nghe để đối đáp, để khống chế, để toan tính – những kiểu nghe hạn chế sự tương tác giữa người và người. Lại có những người không chịu lắng nghe, tiếp thu ý kiến từ những người xung quanh mà chỉ cho bản thân mình là nhất. Chúng ta cần sớm nhận ra những tiêu cực của việc không chịu lắng nghe, đồng thời rèn luyện cho bản thân việc kiên nhẫn lắng nghe để thấy được nhiều bài học quý giá hơn.
Viết đoạn văn về sự lắng nghe
Cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã từng viết: “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi…” Câu hát đã để lại cho chúng ta những chiêm nghiệm sâu sắc về cách sống đẹp và tầm quan trọng của sự sẻ chia, sẵn sàng lắng nghe trong cuộc sống. Khi chúng ta lắng nghe người khác bằng cả tấm lòng chân thành là khi chúng ta sẵn sàng cởi mở, sẻ chia với họ. Sẻ chia hiểu theo nghĩa cơ bản là sự quan tâm, đồng cảm giữa con người với con người được thể hiện thông qua những hành động thiết thực. Đôi khi sẻ chia chỉ đơn giản là những lời động viên chân thành, một câu nói an ủi, một cái nắm tay, hay chỉ là một ánh mắt, một cái nhìn thân thiện. “Yêu thương cho đi là sự yêu thương duy nhất mà ta giữ lại được”. Những người sống đơn giản và luôn thanh thản trong tâm hồn là những người luôn sẵn sàng chia sẻ đồng cảm với nỗi đau sự bất hạnh của người khác. Họ sống để yêu thương, để cho đi yêu thương và cũng là để được yêu thương. Những người như vậy thật đáng quý đáng trân trọng biết bao! Để sống biết yêu thương và chia sẻ không quá khó. Chì cần những tình cảm những hành động ấy xuất phát từ trái tim thì nó cũng sẽ đến được trái tim. Không phải là điều gì quá lớn lao, sẻ chia chỉ đơn giản là một cái ôm ấm áp khi ai đó đang mệt mỏi rã rời, là bờ vai yêu thương để tựa vào khi buồn phiền, là lời động viên an ủi lúc mất mát u buồn… Lòng thương cảm giữa con người với con người không cần phải dựa vào những giá trị vật chất tầm thường mà nó cần được dựng xây trên nền tảng của trái tim yêu thương. Cuộc sống hiện đại mang đến cho con người những giá trị vật chất mới nhưng nó không có nghĩa là những giá trị tinh thần bị thay đổi. Vậy mà ngày nay lối sống vị kỷ của một bộ phận giới trẻ đang ngày một nghiêm trọng, họ tự bao biện cho lối sống ấy bằng cách đổi lỗi cho cuộc sống hối hả bộn bề lo toan. Lo toan là điều bình thường và tất yếu trong cuộc sống nhưng không bao giờ nó cản trở ta trao gửi yêu thương, chưa bao giờ nó xâm chiếm toàn bộ suy nghĩ tình cảm mà vẫn luôn cho ta một góc nhỏ của lòng trắc ẩn và sự yêu thương. Yêu thương cho đi là yêu thương nhận lại dù không quá nhiều nhưng hãy làm điều gì đó để cuộc sống này tươi đẹp hơn.
Đoạn văn nghị luận về biết lắng nghe
Đôi khi, bạn chỉ nói chứ không chịu lắng nghe. Điều đó thật không tốt nếu bạn mong muốn nhận được sự lắng nghe từ người khác. Lắng nghe là nhiệt tình tiếp nhận, cảm thông, thấu hiểu và chia sẻ với lời nói, thái độ, tình cảm của người khác. Người hạnh phúc là người biết lắng nghe; kẻ bất hạnh là kẻ chỉ biết thổ lộ, than vãn. Sự sáng suốt không đến từ việc nói; nó lặng lẽ đến từ việc bạn biết lắng nghe. Được người khác lắng nghe là bạn đã được chia sẻ, được thấu hiểu và cảm thông. Được chia sẻ là chìa khóa để tạo ra mối quan hệ tốt đẹp với mọi người, mở cửa hạnh phúc gia đình và thành công trong cuộc sống. Được lắng nghe là bạn đã được chia sẻ, được thấu hiểu và cảm thông. Được lắng nghe là chìa khóa để tạo ra mối quan hệ tốt đẹp với mọi người, mở cửa hạnh phúc gia đình và thành công trong cuộc sống.Hãy luôn luôn lắng nghe và thấu hiểu chính mình thì ta mới lắng nghe và thấu hiểu người khác. Hãy tìm kiếm những âm vang từ cuộc sống một cách chân thành, tập trung và có chọn lọc. Đừng lắng nghe một cách hời hợt bởi sau những gì bạn được người khác chia sẻ, bạn cần làm gì đó để giúp người khác vơi bớt âu lo, gắn kết tình cảm thêm tốt đẹp. Thật đáng trách cho những ai không biết lắng nghe những âm vang từ cuộc sống vốn rất phong phú. Tâm hồn họ sẽ khô héo trong sự ích kỉ, cô đơn và buồn chán. Không biết lắng nghe từ người khác, bạn cũng chẳng thể lắng nghe được chính mình.
Đoạn văn nghị luận về Lắng nghe với lòng thấu cảm
“Bạn có biết chìa khóa để mở cánh cửa tâm hồn mỗi người, để mở cánh cửa hạnh phúc trong gia đình, để mở cánh cửa thành công trong xã hội là gì không? Đó là lắng nghe. Khi bàn về mục đích của lắng nghe, không phải ai cũng giải đáp được: “Mục đích cuối cùng của lắng nghe là để thấu hiểu hay cảm thông?”. Theo tôi, để mỗi người sẵn sàng lắng nghe người khác đã khó, để lắng nghe với thái độ chân thành càng khó và muốn lắng nghe để thấu hiểu tâm tư của người khác càng khó hơn. Vì để hiểu được một người không phải chuyện dễ dàng, càng khó khăn hơn nếu chúng ta thiếu trải nghiệm để có thể có thể ngồi lại lắng nghe, chia sẻ làm thỏa mãn người khác. Vậy nên, chúng ta đừng tự làm khó mình, hay chê trách mình không đủ khả năng thấu hiểu họ. Mà khi lắng nghe ai đó chia sẻ việc cần hơn là ta bình tâm lắng nghe với thái độ chân thành. Có thể ta không đủ khả năng để thấu hiểu hết được những điều mà họ chia sẻ. Ai cũng thế thôi, họ hiểu điều đó chứ. Nếu không thể hiểu điều này hãy tự đặt mình vào tình huống để hiểu những gì tôi đang chia sẻ. Vậy nên, chỉ cần lắng nghe, san sẻ với thái độ thật chân thành là đủ. Khi ấy người được lắng nghe sẽ tìm thấy được sự đồng điệu, đồng cảm về tâm hồn rồi. Vậy là chúng ta đã có câu trả lời: Mục đích cuối cùng của lắng nghe là thấu hiểu và cảm thông, nếu không thể thấu hiểu ta có thể cảm thông, san sẻ với họ. Nhưng cũng cần tránh kiểu lắng nghe hình thức – lắng nghe cho có lắng nghe. Như vậy, không những người chia sẻ bị tổn thương, lạc lõng mà chúng ta còn lãng phí thời gian hay thậm chí có thể mất họ. Vậy đó, cho nên mỗi người cần lắng nghe với thái độ chân thành. Đó là chìa khóa để mở cửa tâm hồn người khác, để mở cửa hạnh phúc gia đình và mở cánh cửa thành công trong cuộc sống.” Bước thứ nhất để đạt tới sự thông thái là im lặng, thứ hai là biết lắng nghe người khác nói”.
Viết đoạn văn nghị luận Lắng nghe với lòng thấu cảm
Có người nói rằng “Lắng nghe với lòng thấu cảm là chìa khóa của thành công”. Muốn biết được điều này có chính xác hay không trước hết chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu “lắng nghe”, “thấu cảm” là gì. “. Lắng nghe là một quá trình chủ động, tập trung và mong muốn thấu hiểu nội dung của người nói. Phân tích những gì họ nói rồi đưa ra lời đối đáp ý nghĩa hoặc chia sẻ, cho lời khuyên với người đối diện. Thấu cảm sự hiểu biết thấu đáo, trọn vẹn một ai đó, khiến ta hiểu được những suy nghĩ của họ, cảm được những cảm xúc của họ, và tất cả xảy ra mà không có sự phán xét…. Câu nói trên có nghĩa là chỉ cần ta chịu lắng nghe, tiếp thu ý kiến của người khác và hiểu được, cảm nhận được suy nghĩ của người khác thì chúng ta sẽ tiến đến thành công. Câu nói này hoàn toàn chính xác bởi chỉ khi chúng ta biết tiếp thu, đồng cảm thì chúng ta mới nắm bắt được người khác như thế con đường thành công của chúng ta sẽ đến dễ dàng hơn. Khi chúng ta biết lắng nghe người khác chúng ta sẽ rút ra được những bài học quý giá cho bản thân từ câu chuyện của họ. Đồng thời khi ta lắng nghe người khác chúng ta cũng sẽ hiểu họ hơn nhận ra được tính cách của họ để nhận định ta có thể học hỏi, giao lưu với người đó không. Lắng nghe với lòng thấu cảm sẽ mang đến hiệu quả bất ngờ trong giao tiếp vì con người có nhu cầu được khẳng định, được công nhận, được đánh giá đúng mức,… Để có thói quen này, mỗi người cần rèn kĩ năng nghe hiểu, biết cảm thông, chia sẻ, quan tâm đến người khác,… Trái ngược với lắng nghe với lòng thấu cảm là những kiểu nghe qua loa, chiếu lệ: nghe để đối đáp, để khống chế, để toan tính – những kiểu nghe hạn chế Sự tương tác giữa người và người. Như vậy chúng ta thấy biết lắng nghe và thấu hiểu sẽ là chìa khóa gần nhất giúp chúng ta đạt tới thành công.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 12: Đoạn văn nghị luận về biết lắng nghe (6 Mẫu) Viết đoạn văn nghị luận về một hiện tượng xã hội của Neu-edutop.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.