Bài thơ Sóng là một trong những tác phẩm tiêu biểu viết về đề tài tình yêu của Xuân Quỳnh. Chính vì vậy, Neu-edutop.edu.vn sẽ cung cấp Bài văn mẫu lớp 12: Dàn ý phân tích khổ 5, 6 và 7 bài Sóng.
Tài liệu dưới đây bao gồm 4 mẫu dàn ý, mời các bạn học sinh lớp 12 cùng tham khảo để chuẩn bị cho kì thi THPT Quốc Gia sắp tới.
Mẫu 1
1. Mở bài
Bài thơ “Sóng” được Xuân Quỳnh viết vào năm 1967. Tác phẩm đã bộc lộ nguồn xúc cảm da diết, đậm sâu trong tình yêu của nhân vật trữ tình, điều đó được thể hiện rõ nhất của khổ 5, 6, 7 của bài thơ.
2. Thân bài
- Nỗi nhớ người con gái đã vượt cả không gian rộng lớn, biển kia có sâu rộng cũng không đo được bằng nỗi nhớ nơi em.
- Từng nỗi nhớ là từng cơn sóng lòng nơi sâu thẳm trái tim “em”.
- Nỗi nhớ luôn thường trực trong tâm trí, vượt cả sự chảy trôi của thời gian.
- Khoảng cách có xa xôi thì lòng chung thủy càng sâu sắc, nỗi nhớ nơi “em” càng lớn.
- Lời nguyện thề luôn hướng về anh giữ trọn vẹn tình yêu.
- Tình yêu là sức mạnh giúp “em – anh” vượt qua những giông tố, trắc trở cuộc đời.
3. Kết bài
Tiếng thơ Xuân Quỳnh cũng chính là nỗi lòng của bao người đang yêu và được yêu, đặc biệt là những thanh niên trẻ tuổi giàu khát vọng yêu.
Xem thêm Phân tích khổ 5, 6 và 7 bài thơ Sóng
Mẫu 2
I. Mở bài
Sóng của Xuân Quỳnh là bài thơ hay về đề tài tình yêu đôi lứa, nỗi nhớ da diết và chung thủy một lòng trong tình yêu thể hiện rất đậm nét trong khổ 5 6 7 của bài thơ. Khổ 5 6 7 cũng là đoạn hay và đặc sắc nhất trong bài thơ Sóng.
II. Thân bài
1. Nỗi nhớ nhung da diết trong tình yêu
– Trong khổ 5 tập trung vào nỗi nhớ trong tình yêu của chính tác giả. Sóng dù “dưới lòng sâu” hay con sóng “trên mặt nước” đều có chung một nỗi nhớ đó là “nhớ bờ”.
– Sóng hiện thân con gái khi yêu vô cùng mãnh liệt, nhớ nhung người yêu tựa như những con sóng liên tiếp đang xô vào bờ.
– Người con gái phải yêu thương, nhớ nhung nhiều lắm mới thể hiện cảm xúc “Ôi con sóng nhớ bờ”.
– Nỗi nhớ đó thường trực cả ngày lẫn đêm, xâm chiếm tâm trí người con gái đến cả khi chìm vào giấc mơ.
=> Khổ thơ 5 chỉ tập trung vào nỗi nhớ da diết, mãnh liệt của người con gái khi yêu.
2. Sự thủy chung trong tình yêu
– Con sóng dù có xuôi về phương Bắc hay phương Nam cách xa, trắc trở về địa lý nhưng có điểm chung đều hướng vào bờ.
– Hình ảnh sóng vỗ vào bờ tựa như người con gái vượt qua nhiều khó khăn, trắc trở để hướng đến tình yêu, một lòng thủy chung sắc son.
– Thủy chung là đức tính quý báu của người con gái Việt Nam và nhà thơ Xuân Quỳnh nguyện một lòng chung thủy suốt đời.
– Chính sự thủy chung sẽ giúp người con gái vượt qua nhiều khó khăn, thử thách để đến với tình yêu đích thực.
3. Tình yêu sẽ chiến thắng mọi thử thách
– Khổ 7 như một lời khẳng định tình yêu đích thực có thể vượt qua mọi khó khăn, rào cản.
– Đại dương mênh mông có biết bao con sóng nhưng chúng đều sẽ hướng vào bờ.
– Sức mạnh, niềm tin của tình yêu sẽ giúp con người hạnh phúc. Tác giả ca ngợi tình yêu đẹp và sức mạnh vượt qua mọi thử thách.
– Con người sẽ hạnh phúc trong tình yêu như những con sóng ngoài đại dương chắc chắn sẽ vào bờ.
=> Tổng kết: Cả ba khổ thơ tác giả sử dụng con sóng là hình ảnh ẩn dụ của người con gái trong tình yêu. Kết hợp các biện pháp tu từ, sự đối lập tạo nên thành công của bài thơ Sóng đặc biệt trong khổ 5, 6 và 7.
III. Kết bài
Sóng của nhà thơ Xuân Quỳnh luôn là bài thơ hay về tình yêu được rất nhiều thế hệ trẻ yêu thích.
Mẫu 3
I. Mở bài
Ví dụ: Bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh được sáng tác vào năm 1967. Bài thơ đã bộc lộ xúc cảm da diết mà ầm ĩ đậm sâu trong tình yêu của tác giả, tình yêu đó được thể hiện nổi bậc nhất ở khổ 5, 6 và 7 của bài thơ.
II. Thân bài
1. Nỗi nhớ nhung da diết trong tình yêu
– Trong khổ 5 tập trung vào nỗi nhớ trong tình yêu của chính tác giả. Sóng dù “dưới lòng sâu” hay con sóng “trên mặt nước” đều có chung một nỗi nhớ đó là “nhớ bờ”.
– Sóng hiện thân con gái khi yêu vô cùng mãnh liệt, nhớ nhung người yêu tựa như những con sóng liên tiếp đang xô vào bờ.
– Người con gái phải yêu thương, nhớ nhung nhiều lắm mới thể hiện cảm xúc “Ôi con sóng nhớ bờ”.
– Nỗi nhớ đó thường trực cả ngày lẫn đêm, xâm chiếm tâm trí người con gái đến cả khi chìm vào giấc mơ.
=> Khổ thơ năm chỉ tập trung vào nỗi nhớ da diết, mãnh liệt của người con gái khi yêu.
2. Sự thủy chung trong tình yêu
– Con sóng dẫu có “xuôi về phương Bắc” hay “phương Nam” cách xa, trắc trở về địa lý nhưng có điểm chung đều hướng vào bờ.
– Hình ảnh sóng vỗ vào bờ tựa như người con gái vượt qua nhiều khó khăn, trắc trở để hướng đến tình yêu, một lòng thủy chung sắc son.
– Chính sự thủy chung sẽ giúp người con gái vượt qua nhiều khó khăn, thử thách để đến với tình yêu đích thực.
3. Tình yêu sẽ chiến thắng mọi thử thách của cuộc sống
– Đại dương mênh mông có biết bao con sóng nhưng chúng đều sẽ hướng vào bờ.
– Cũng giống như tình yêu của em và anh có thể vượt qua mọi thử thách.
III. Kết bài
Lời thơ Xuân Quỳnh đã nói hộ nỗi lòng của bao người đang yêu và được yêu, đặc biệt là những người trẻ tuổi giàu khát vọng và niềm tin vào tình yêu.
Mẫu 4
I. Mở bài
– Giới thiệu về tác giả Xuân Quỳnh, bài thơ Sóng: Xuân Quỳnh là nhà thơ trẻ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Nổi bật trong thơ Xuân Quỳnh là chùm thơ viết về tình yêu. Trong đó bạn đọc yêu thơ chị chắc chắn sẽ biết đến bài thơ “Sóng”.
– Dẫn dắt giới thiệu nội dung cần phân tích: Khi nói về nét truyền thống của người con gái trong tình yêu, khổ thơ năm, sáu và bảy đã làm tròn nhiệm vụ của mình.
II. Thân bài
1. Khổ 5: Nỗi nhớ trong tình yêu
– Nỗi nhớ là tình cảm chủ đạo, luôn thường trực trong trái tim những người đang yêu.
- Nỗi nhớ bao trùm cả không gian, thời gian: “dưới lòng sâu… trên mặt nước…”, “ngày đêm không ngủ được”.
- Tồn tại trong ý thức và đi vào cả tiềm thức: “Lòng em nhớ đến anh/Cả trong mơ còn thức”.
- Nghệ thuật nhân hóa, hóa thân vào sóng để “em” tự bộc lộ nỗi nhớ da diết, cháy bỏng của mình.
=> Cách nói cường điệu nhưng hết sức hợp nhằm tô đậm nỗi nhớ mãnh liệt của tác giả.
2. Khổ 6: Sự thủy chung trong tình yêu
– Lòng thủy chung, son sắt của người con gái trong tình yêu:
- “Dẫu xuôi về phương Bắc/Dẫu ngược về phương Nam”: ngược với cách nói thông thương.
- “Nơi nào em cũng nghĩ/Hướng về anh – một phương”: Khẳng định lòng thủy chung son sắc trong tình yêu.
=> Lời khẳng định cho cái tôi của một con người luôn vững tin ở tình yêu.
3. Khổ 7: Niềm tin sâu sắc trong tình yêu
– Khẳng định quy luật vĩnh cửu của thiên nhiên “Con nào chẳng tới bờ/Dù muôn vời cách trở”. Ở ngoài đại dương xa xôi đó, có trăm ngàn con sóng vỗ. Nhưng cuối cùng, con sóng nào cũng tìm được đến bến bờ của mình.
– Cũng giống như “em” và “anh, dù cuộc đời phải trải qua muôn ngàn sóng gió, có đôi lúc phải cách xa nhau. Thì đến cuối cùng, “em” và “anh” vẫn sẽ gặp lại nhau. Và tình cảm của đôi ta sẽ mãi mãi tồn tại.
=> Khổ thơ thứ bảy không chỉ là một lời khẳng định niềm tin cho tình yêu. Mà đó cũng là một lời an ủi, động viên những người đang yêu nhau, hãy có thêm sức mạnh để vượt qua muôn ngàn “cách trở”, tìm về với bến bờ hạnh phúc.
III. Kết bài
Khẳng định lại giá trị của khổ thơ 5, 6 và 7: Đọc “Sóng” của Xuân Quỳnh, người đọc dường như thêm trân trọng tình yêu. Và dù người phụ nữ của Xuân Quỳnh trong tình yêu có mạnh mẽ đến đâu, họ vẫn giữ gìn được những vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ xưa.
Xem thêm Phân tích khổ 5 và 6 bài thơ Sóng
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 12: Dàn ý phân tích khổ 5, 6 và 7 bài Sóng (4 mẫu) Dàn ý bài Sóng của Neu-edutop.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.