Dàn ý phân tích cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và người thân trong Hồn Trương Ba, da hàng thịt tuyển chọn 3 dàn ý chi tiết, hay nhất. Qua đó giúp các bạn có thêm nhiều tư liệu học tập, trau dồi kiến thức củng cố kỹ năng viết văn phân tích ngày một hay hơn.
Cuộc đối thoại giữa Trương Ba với người thângiúp ông hiểu được những gì mình đã, đang gây ra và có lẽ nếu tồn tại tiếp tục bi kịch ấy sẽ còn tiếp diễn. Đồng thời đã giúp Trương Ba đưa ra những quyết định quan trọng sau này của tác phẩm. Từ đó cũng góp phần thể hiện tư tưởng nhân văn của đoạn văn. Bên cạnh đó các bạn xem thêm cuộc đối thoại của Trương Ba và xác hàng thịt.
Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và người thân – Mẫu 1
1. Mở bài
- Giới thiệu tác giả Lưu Quang Vũ.
- Giới thiệu tác phẩm “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”.
2. Thân bài
– “Hồn Trương Ba”: bản thân vẫn có một đời sống riêng, nguyên vẹn, trong sạch và thẳng thắn.
– Người thân trong gia đình:
- Vợ: đau đớn, khóc lóc, nhận ra không còn là chồng mình của ngày xưa.
- Cháu gái: tỏ rõ sự giận dữ, quyết liệt phản đối cho rằng ông mình đã chết.
- Con dâu: dù có cảm thông, chia sẻ nhưng không còn nhận ra bố chồng mình của trước đây.
=> Tuy mỗi người trong gia đình có ý nghĩa khác nhau nhưng đều có điểm chung là Trương Ba đã thay đổi.
3. Kết bài
– Khẳng định lại ý nghĩa của đoạn trích “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”.
– Bài học cho bản thân: Sống là chính mình, không chạy theo những lợi ích trước mắt mà quên đi mục đích ban đầu.
Xem thêm Phân tích cuộc đối thoại giữa Hồn Trương Ba và người thân
Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và người thân – Mẫu 2
1. Mở bài
Giới thiệu đôi nét về Lưu Quang Vũ, tác phẩm Hồn Trương Ba da hàng thịt. Dẫn dắt để giới thiệu về cuộc đối thoại của Hồn Trương Ba và người thân.
2. Thân bài
* Hồn Trương Ba: cho rằng mình vẫn có một đời sống riêng, nguyên vẹn, trong sạch và thẳng thắn
* Những người thân trong gia đình:
– Vợ Trương Ba: đau đớn trước sự thay đổi của Trương Ba: “ông đâu còn là ông”, một mực muốn rời khỏi gia đình “đi cày thuê làm mướn ở đâu cũng được… đi biệt”.
– Cháu gái: không chịu nhận ông, cho rằng ông nội của mình đã chết mà thay vào đó là một Trương Ba vô cùng vụng về, thô lỗ “Từ nay ông không được động vào cây cối trong vườn của ông tôi nữa!… chân ông to bè như cái xẻng, giẫm nát lên cả cây sâm quý mới ươm”.
– Con dâu: cảm thông, chia sẻ và yêu thương với Trương Ba hơn trước nhưng vẫn không nhận ra Trương Ba của trước đây nữa.
=> Mỗi người trong gia đình ở một vị trí, một thái độ khác nhau nhưng đều có điểm chung là thấy Trương Ba đã thay đổi, không còn nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn.
– Kết quả: Trương Ba vỡ lẽ, nhận ra sự thay đổi của bản thân và sự lấn át của phần xác đối với phần hồn trong ông.
3. Kết bài
Khẳng định lại ý nghĩa của cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và người thân.
Xem thêm Phân tích cuộc đối thoại giữa Hồn Trương Ba và xác hàng thịt
Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và người thân – Mẫu 3
I. Mở bài
– Giới thiệu về Lưu Quang Vũ, tác phẩm Hồn Trương Ba da hàng thịt: Lưu Quang Vũ là một hiện tượng của sân khấu kịch trường những năm tám mươi của thế kỉ XX, là một trong những nhà soạn kịch tài năng nhất của nền văn học Việt Nam. Một trong những tác phẩm xuất sắc của ông là vở Hồn Trương Ba, da hàng thịt.
– Dẫn dắt giới thiệu nội dung cần phân tích: Nổi bật trong tác phẩm là cuộc đối thoại giữa Hồn Trương Ba với Đế Thích.
II. Thân bài
1. Hoàn cảnh dẫn đến cuộc đối thoại
Việc được sống lại trong thể Xác hàng thịt, Hồn Trương Ba gặp rất nhiều phiền toái và bản thân Trương Ba cũng bị lây nhiễm một số thói xấu cùng với những nhu cầu vốn không phải của bản thân ông. Điều đó làm Hồn Trương Ba cảm thấy dằn vặt, đau khổ và muốn thoát ra khỏi Xác anh hàng thịt. Sau cuộc đối thoại giữa hồn và xác là cuộc đối thoại giữa Trương Ba và những người thân trong gia đình.
2. Phân tích cuộc đối thoại
* Hồn Trương Ba: cho rằng mình vẫn có một đời sống riêng, nguyên vẹn, trong sạch và thẳng thắn
* Những người thân trong gia đình:
– Vợ Trương Ba: đau đớn trước sự thay đổi của Trương Ba: “ông đâu còn là ông”, một mực muốn rời khỏi gia đình “đi cày thuê làm mướn ở đâu cũng được… đi biệt”.
– Cháu gái: không chịu nhận ông, cho rằng ông nội của mình đã chết mà thay vào đó là một Trương Ba vô cùng vụng về, thô lỗ “Từ nay ông không được động vào cây cối trong vườn của ông tôi nữa!… chân ông to bè như cái xẻng, giẫm nát lên cả cây sâm quý mới ươm”.
– Con dâu: cảm thông, chia sẻ và yêu thương với Trương Ba hơn trước nhưng vẫn không nhận ra Trương Ba của trước đây nữa.
=> Mỗi người trong gia đình ở một vị trí, một thái độ khác nhau nhưng đều có điểm chung là thấy Trương Ba đã thay đổi, không còn nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn.
– Cuối cùng, Hồn Trương Ba còn lại trơ trọi một mình với nỗi đau khổ, tuyệt vọng lên đến đỉnh điểm, một mình với những lời độc thoại đầy chua chát đầy quyết liệt: “Mày đã thắng thế rồi, cái thân xác không phải của ta ạ… Nhưng lẽ nào ta tại phải chịu thua mày”, khuất phục mày và tự đánh mất mình? “Chẳng lẽ không còn cách nào khác!” Mày nói như thế hả? Nhưng có thật là không còn cách nào khác? Có thật không còn: cách nào khác? Không cần đến đời sống do mày đem lại! Không cần!”.
=> Đây là lời độc thoại có tính chất quyết định tới hành động châm hương gọi Đế Thích một cách dứt khoát.
3. Ý nghĩa cuộc đối thoại
- Trương Ba vỡ lẽ, nhận ra sự thay đổi của bản thân và sự lấn át của phần xác đối với phần hồn trong ông.
- Sau cuộc đối thoại đã khiến Trương Ba đi đến quyết tâm trả lại xác cho anh hàng thịt.
III. Kết bài
Khẳng định lại giá trị của cuộc đối thoại giữa Trương Ba và những người thân trong gia đình: Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và người thân đã giúp cho Trương Ba đưa ra những quyết định quan trọng ở sau phần sau tác phẩm. Từ đó, nó cũng góp phần thể hiện tư tưởng nhân văn của đoạn trích.
Xem thêm Phân tích cuộc đối thoại giữa Hồn Trương Ba và Đế Thích
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 12: Dàn ý phân tích cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và người thân (3 mẫu) Dàn ý Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Neu-edutop.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.