Văn mẫu lớp 12: Dàn ý nghị luận so sánh đánh giá hai tác phẩm truyện Vợ nhặt và Vợ chồng A Phủ mang đến mẫu chi tiết đầy đủ nhất. Qua đó giúp các bạn học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo, trau dồi kiến thức để viết cách viết bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện hay.
So sánh 2 tác phẩm Vợ nhặt và Vợ chồng A Phủ để tìm ra điểm tương đồng và khác biệt trong hai tác phẩm. Từ đó các em học sinh nắm được phong cách sáng tác của nhà văn. Vậy sau đây là mẫu dàn ý so sánh Vợ chồng A Phủ và Vợ nhặt, mời các bạn theo dõi. Bên cạnh đó các bạn xem thêm kết bài so sánh hai tác phẩm văn học, cách làm bài so sánh hai tác phẩm văn học.
Dàn ý so sánh 2 tác phẩm Vợ nhặt và Vợ chồng A Phủ
1. Mở bài:
Giới thiệu về hai tác giả và tác phẩm.
2. Thân bài:
Điểm giống nhau: Ở Mị và Thị đều là những người phụ nữ có thân phận nhỏ bé bị xã hội vùi dập chịu nhiều đau khổ. Thế nhưng họ vẫn luôn tràn đầy sức sống, luôn hướng về những điều tốt đẹp và luôn đấu tranh cho hạnh phúc của chính mình.
Điểm khác: Tuy có sự gặp gỡ trong tư tưởng, nhưng cách thể hiện của Tô Hoài và Kim Lân lại có những nét đặc sắc không pha trộn:
– Mị: là người con có hiếu, tài sắc vẹn toàn, chỉ vì món nợ của cha mẹ mà phải làm dâu nhà thống lý Pá Tra. Sức sống trong Mị chưa bao giờ bị dập tắt.
– Thị: là nạn nhân của nạn đói, bị cái đói bào mòn đi cả về hình hài và nhân cách.
Số phận và cảnh ngộ của người nông dân trong hai tác phẩm:
a. Vợ chồng A Phủ:
Đối với Mị và A Phủ là những con người đầy bi kịch trước chế độ cũ
b. Vợ nhặt
Tràng, Thị, Bà cụ Tứ do sự tàn khốc của xã hội cũ nên bị dồn đến đường cùng vì đói và chết
*Điểm giống:
– Nỗi nghèo khổ, tuyệt vọng của những người có hoàn cảnh khó khăn, bất công.
– Ngòi bút giàu chất hiện thực của hai t/g.
*Sự khác biệt:
– Trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ: con người bị tước quyền sống, quyền sống; nỗi khổ của người lao động do bọn chúa phong kiến gây ra.
– Trong tác phẩm Vợ Nhặt: người lao động nghèo khổ và chết chóc; đều là do thực dân-phát xít gây ra.
*Điểm giống và khác nhau trong tư duy nhân đạo:
– Cảm thông, chia sẻ trước nỗi khổ của con người.
– Lên án, phê phán những thế lực đã tước đoạt, chà đạp lên quyền sống, quyền hạnh phúc của con người.
– Đi sâu khám phá vẻ đẹp tiềm ẩn trong tâm hồn con người.
Vợ chồng A Phủ:
- Tác giả tập trung vào nỗi khổ của người lao động ở góc độ bị tước đoạt quyền sống
- Ca ngợi con người có sức sống tiềm ẩn, sức mạnh tự giải phóng
- Trực tiếp lên án, tố cáo tội ác của giai cấp thống trị, điển hình là thống lí và con trai Pá Tra.
- Tác giả đã đưa nhân vật tìm thấy hạnh phúc trong cuộc sống mới tràn đầy sức sống
Vợ Nhặt:
- Xoáy sâu vào nỗi khổ của người lao động năm Đinh Dậu.
- Ca ngợi tinh thần lạc quan, tin tưởng vào tương lai tươi sáng.
- Gián tiếp lên án, phê phán bọn thực dân-phát xít.
- Tác giả thể hiện niềm tin vào một ngày mai tươi sáng.
3. Kết bài:
Đánh giá lại vấn đề: dù hai tác giả xây dựng hình tượng nhân vật của mình khác nhau, nhưng đều có điểm chúng trong tư tưởng nhân đạo.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 12: Dàn ý nghị luận so sánh đánh giá hai tác phẩm truyện Vợ nhặt và Vợ chồng A Phủ Viết bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện của Neu-edutop.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.