Văn mẫu lớp 11: Thuyết trình về nghệ thuật kể chuyện trong một tác phẩm truyện mang đến dàn ý và bài văn mẫu siêu hay. Qua đó giúp các bạn học sinh lớp 11 có thêm nhiều nguồn tư liệu tham khảo củng cố kiến thức rèn kỹ năng viết văn ngày một tốt hơn.
Thuyết trình về nghệ thuật kể chuyện trong một tác phẩm truyện các bạn cần giới thiệu những thông tin cơ bản về tác phẩm truyện được chọn để thuyết trình; nêu được các khía cạnh trong nghệ thuật kể chuyện của tác phẩm truyện, trình bày được những phát hiện cá nhân về giá trị của tác phẩm, thu hút sự quan tâm của người nghe về tác phẩm được chọn để thuyết trình. Vậy sau đây là dàn ý và bài văn mẫu hay nhất mời các bạn cùng đón đọc.
Dàn ý thuyết trình về nghệ thuật kể chuyện trong tác phẩm
(1) Mở đầu
Giới thiệu ngắn gọn về tác phẩm truyện sẽ thuyết trình. Cân lưu ý bắt đầu bài nói sao cho thu hút sự chú ý của người nghe, tránh việc thuyết trình giống như việc đọc lại bài viết.
(2) Triển khai
Trình bày lần lượt các thông tin trong bài viết theo hình thức tóm lược kết hợp nhịp nhàng với việc trình chiếu hay minh họa trực quan (nếu có). Người nói có thể kể lại ngắn gọn nhưng không hoàn toàn tiết lộ nội dung của truyện, nếu tác phẩm ấy chưa được nhiều người biết đến. Dựa vào các luận điểm đã xác định trong bố cục bài nói, thiết kế các slide sao cho thích hợp nếu người nói sử dụng phương tiện trình chiếu.
(3) Kết luận
Khái quát lại những điều cảm nhận cũng như đánh giá về tính nghệ thuật của tác phẩm mà mình chọn để giới thiệu. Có thể kết bài bằng những câu khuyến khích người nghe chia sẻ cảm nhận hay góc nhìn khác về tác phẩm.
Thuyết trình về nghệ thuật kể chuyện trong tác phẩm Vợ nhặt
Xin chào cô và các bạn. Mình là Thanh Tâm. Trong buổi học ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng thảo luận về nghệ thuật kể chuyện trong tác phẩm “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân.
Tất cả mọi người ngồi đây đều đã được học về tác phẩm này. Đây là truyện ngắn xuất sắc của nhà văn Kim Lân viết về số phận người nông dân trong nạn đói. Qua đó, tác giả ngợi ca vẻ đẹp họ. Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào vẫn luôn khao khát sống có ý nghĩa.
Tác giả Kim Lân rất thành công xây dựng một tình huống truyện éo le, ngang trái. Điều đó được thể hiện ngay từ nhan đề của tác phẩm. Anh Tràng làm nghề kéo xe thóc thuê. Anh có ngoại hình xấu xí “cái mặt thô kệch”, “đôi mắt nhỏ tí”. Nếu xét cả về ngoại hình và gia cảnh của anh hiện tại thì thực sự khó để có thể lấy được vợ. Ấy vậy mà trong nạn đói Tràng lại có vợ trong lúc không ai ngờ nhất. Hơn nữa, chuyện lấy vợ thông thường là chuyện đại sự. Vậy mà với Tràng nó lại diễn ra chóng vánh. Chỉ bằng lời hò đùa, vài bát bánh đúc mà Thị theo không Tràng về làm vợ. Qua tình huống truyện này, nhà văn Kim Lân muốn bày tỏ nỗi thống khổ, sự rẻ rúng của con người trong hoàn cảnh nạn đói khủng khiếp.
Một điểm đặc sắc về nghệ thuật của “Vợ nhặt” đó là ngôn ngữ kể chuyện. Người kể chuyện thay đổi ngôn ngữ rất linh hoạt. Có lúc tự nhiên, hóm hỉnh khi miêu tả cảnh Tràng gặp Thị ở chợ nhưng lại tha thiết, cảm động khi diễn tả nỗi niềm của bà cụ Tứ khi dặn dò các con.
Điểm nhìn trần thuật trong câu chuyện cũng được thay đổi linh hoạt. Nhà văn khi thì đứng ngoài để quan sát, miêu tả, lúc lại hóa thân vào nhân vật để bộc lộ tâm trạng. Có những đoạn, nhà văn nhập giọng người kể vào tiếng nói nội tâm của nhân vật. Điều đó khiến cho tác giả có thể miêu tả sâu sắc những trại thái tâm lí của nhân vật.
Tóm lại, bằng tài năng của mình, nhà văn Kim Lân đã mang đến cho độc giả một câu chuyện chân thực về số phận của con người trong nạn đói. Dù phải đối diện với cái đói, cái chết nhưng những người nông dân vẫn luôn khao khát sống có ý nghĩa.
Trên đây là phần trình bày của em về nghệ thuật kể chuyện trong tác phẩm “Vợ nhặt”. Rất mong có thể nhận được góp ý từ mọi người.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 11: Thuyết trình về nghệ thuật kể chuyện trong một tác phẩm truyện Những bài văn hay lớp 11 của Neu-edutop.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.