Phân tích nhân vật Rô-mê-ô trong Tình yêu và thù hận của Uy-li-am Sếch-xpia siêu hay trong bài viết dưới đây sẽ giúp cho các thầy cô giáo và các em học sinh lớp 11 ôn tập, củng cố những kiến thức và kĩ năng đã học trên lớp. Đồng thời phân tích Rô-mê-ô sẽ là người bạn đồng hành hỗ trợ cho các em trau dồi vốn văn chương của mình, hoàn thiện bài văn khi ôn tập để đạt được kết quả cao trong các bài kiểm tra.
Phân tích nhân vật Rô-mê-ô để thấy được diễn biến khá phức tạp và có sự vận động biến đổi sâu sắc. Rô- mê-ô và mối tình của chàng với Ju-li-ét trở thành bất tử, sự bất tử trong tình yêu. Bên cạnh đó các bạn xem thêm bài văn mẫu phân tích Tình yêu và thù hận, Phân tích diễn biến tâm trạng của Rô-mê-ô và Giu-li-ét. Vậy sau đây là 3 bài văn mẫu phân tích nhân vật Rô-mê-ô hay nhất, mời các bạn cùng đón đọc nhé.
Phân tích nhân vật Rô-mê-ô – Mẫu 1
Tình yêu có muôn ngàn ngang trái, muôn nẻo khổ đau. Tình yêu được xây dựng trên một mối thâm thù còn đau khổ hơn thế. Con người bị đặt vào tình cảnh éo le, vào giữa sự giằng xé của hai đối cực: yêu thương và thù hận. Sự giằng xé đó có thể được chúng ta bắt gặp trong Rô-mê-ô và Ju-li-ét, vở kịch nổi tiếng của nhà văn Anh W. Sếch-xpia. Qua đoạn trích “Tình yêu và thù hận”, tác giả đã khắc hoạ trung thực hành động và tâm trạng của Rô-mê-ô khi nhận thấy sự trái ngang của tình yêu.
Số phận dường như thích trêu đùa với con người. Trong đêm định mệnh, sau cuộc gặp gỡ kỳ duyên lấy, ngọn lửa tình yêu đã nhen nhóm trong trái tim chàng trai trẻ. vẻ đẹp ngây thơ, trong sáng và thánh thiện của Ju-li-ét đã làm trái tim của Rô-mê-ô rung động và loạn nhịp. Nhưng cũng chính lúc ấy Rô-mê-ô đã nhận ra người con gái chàng yêu say đắm lại chính là con gái một kẻ thù của dòng họ mình. Đặt nhân vật của mình vào một tình huống éo le, nhà văn một mặt đẩy tâm trạng nhân vật phát triển theo chiều dọc câu chuyện, một mặt cũng là để “mở nút”cho một vấn đề mang tính thời đại.
Tình yêu và thù hận khiến tâm trạng Rô-mê-ô diễn biến khá phức tạp qua ngôn ngữ kịch. Dù biết rằng đó là con gái của kẻ thù nhưng trái tim của Rô-mê-ô không thể ngừng cháy ngọn lửa yêu thương. Ra khỏi nhà Ca-piu-lét, Rô-mê-ô bỏ mặc bạn bè quay trở lại trèo tường vào vườn để được gặp Ju-li-ét, bất chấp mọi nguy hiểm. Đứng ngắm Ju-li-ét từ dưới vườn, trên khung cửa sổ, nàng hiện ra như ánh sáng Mặt Trời -Phương Đông, đẹp hơn cả nữ thần mặt trăng. Mặt trăng ấy trong một phút đã xua đi ám ảnh của mối thù năm xưa. Còn lại bây giờ trong tâm trí của Rô-mê-ô lúc này là ánh sáng của tình yêu, là ngọn lửa yêu đam mê đang bùng cháy. “Ôi! Đây là người yêu tôi! Ôi, giá nàng biết nhỉ”. Giá mà nàng hiểu được lòng tôi, kẻ thù của tôi, tôi đã yêu nàng.
Dưới con mắt của người đang yêu còn gì đẹp hơn người mình yêu? Còn gì cao quý cho bằng sự cao quý của người ta yêu? Và giá như người ấy hiểu được cõi lòng ta. Cho đến lúc này Rô-mê-ô vẫn chưa biết người con gái ấy có yêu mình không nếu biết mình là con của kẻ thù? Tình yêu đã thôi thúc chàng trở lại nơi kẻ thù đang sống. Và giờ đây tâm trạng của chàng đang rối bời trước vẻ đẹp kiều diễm ấy của Ju-li-ét .Với Rô-mê-ô, Giu-li-ét lúc này là cả bầu trời, là những vì tinh tú…. Đôi mắt chàng dõi theo từng cử chỉ, từng điệu bộ của người thiếu nữ đứng bên cửa sổ. Một sự khát khao đang bùng cháy trong Rô-mê-ô, khát khao được đến gần bên nàng, được nghe nàng nói, được “là chiếc bao tay để được mơn trớn gò má ấy!”. Giá mà không có sự ngăn cách, giá mà không có hàng rào nào cản trở tình yêu ấy, có lẽ Rô-mê-ô đã có thể đường hoàng đứng trước Ju-Li-ét để bày tỏ tình cảm của mình. Hạnh phúc quá mong manh, tình yêu quá mong manh. Tìm thấy nó đã khó, giữ được lại càng khó hơn.
Tâm trạng của Rô-mê-ô giống như bao chàng trai khác trong tình yêu. Phải chăng đó là triệu chứng của “tương tư”? Cái rào cản ngăn cách tình yêu của chàng với Ju-li-ét lại chính là sự hận thù của hai dòng họ. Mối thù truyền kiếp ấy đã làm nảy sinh một mối tình nồng thắm.
Nếu làm một phép so sánh, tâm trạng của Rô-mê-ô qua lời thoại đầu tiên của đoạn trích này và trong “Gặp gỡ kì duyên” chúng ta thấy có sự khác biệt rõ nét. Nếu ở “Gặp gỡ kì duyên”, ta bắt gặp một Rô-mê-ô đang ngất ngây vì tình yêu, đang hạnh phúc, say đắm khi chiêm ngưỡng Ju-li-ét, khi hôn nàng. Thì đến tình yêu và thù hận, tâm trạng chất chứa một nỗi buồn, một sự giằng xé của lương tâm khi ở giữa hai đối cực.
Mạch suy nghĩ của Rô-mê-ô diễn ra theo một trật tự hợp lí và lô-gíc. Trong mạch suy nghĩ ấy, tâm trạng cũng thể hiện sự phức tạp dần. Ban đầu là nói cho mình nghe, một sự độc thoại với chính mình, tình cảm chất chứa bao ưu phiền. Tiếp đến là sự phân vân “mình cứ nghe thêm nữa, hay mình lên tiếng nhỉ?” Và cuối cùng là sự bùng phát mãnh liệt của tình yêu đã tiếp thêm cho chàng sức mạnh, đưa tâm trạng nhân vật thoát khỏi sự ràng buộc của hai đối cực.
Có thế thấy trong đoạn trích này, tâm trạng Rô-mê-ô dược phát triển qua hai giai đoạn. Nếu giai đoạn đầu, tâm trạng ấy chất chứa những nỗi buồn, là sự hỗn độn giữa tình yêu và sự hận thù. Thì ở giai đoạn sau tình yêu đã xóa đi tất cả, tăng thêm sức mạnh, tiếp thêm sinh lực cho việc đập tan đi sự ngăn cách ấy. Cùng với tâm trạng ấy là hành động của nhân vật. Không trốn né trong bóng tối, trong cái bóng đen của hận thù, chàng bước ra ngoài ánh sáng trước mặt người yêu dấu, bước tới nơi có ánh sáng của tình yêu tỏa rạng. Ở nơi đây có Ju-li-ét đang chờ chàng.
Một đặc điểm của văn bản kịch là không chỉ rõ hành động hay tâm trạng của nhân vật. Hành động và tâm trạng nhân vật chỉ được bộc lộ qua ngôn ngữ, qua lời đối thoại. Chính vì thế, qua ngôn ngữ của Rô-mê-ô, người đọc có thể hình dung ra một Rô-mê-ô sống thực, cảm nhận được sự biến đổi trong tâm trạng và hành động của nhân vật.
Có thể nói ở đây có sự vận động từ bóng tối đến ánh sáng, từ hận thù đến yêu thương. Sự vận động biến đổi ấy là từ đâu nêu không phải từ tình yêu? Chính tình yêu của Ju-li-ét đã tiếp cho Rô-mê-ô sức mạnh để bước ra đối mặt với thử thách ấy.
Chấp nhận tất cả vì tình yêu. Tình yêu là cao quý nhất, thiêng liêng nhất. Tình yêu có sức mạnh vĩ đại nhất giúp con người vượt qua mọi thử thách. Đặc biệt khi nó có được sự cố gắng của cả hai người.
Khi đã có tình yêu của Ju-li-ét, khi biết rõ trái tim nàng, Rô-mê-ô quyết định đánh đổi tên họ của mình để lấy tình yêu, để có được tình yêu. “Chỉ cần em gọi tôi là người yêu, tôi sẽ thay đổi họ; từ nay, tôi sẽ không bao giờ còn là Rô-mê-ô nữa”. Chàng thù ghét cái tên, họ ấy. Không phải vì tên, họ ấy đáng ghét hay xấu xa mà tại “nó là kẻ thù của em”. Hay nói cách khác đi, Rô-mê-ô muốn chối bỏ mối hận giữa hai dòng họ Môn-ta- ghiu và Ca-piu-lét, vì ló là kẻ thù của tình yêu. Thù hận, có gì khác hơn là đem đến đau khổ cho người? Thù hận, có gì khác hơn là chia cắt tình thương yêu đồng loại của người? Đó chính là “những xiềng xích phong kiến và chủ nghĩa khổ hạnh của Giáo hội thời trung cổ”. Chúng kìm hãm tự do của con người được hưởng quyền sống chân chính và hạnh phúc tự nhiên ngay ở thế gian này, đó chính là quan điểm của nhà soạn kịch vĩ đại w. sếch-xpia. Và Rô-mê-ô là một ví dụ điển hình
Đấu tranh với bản thân, đối mặt với thử thách để đến với tình yêu vượt qua những bức tường ngăn cách và nơi tử địa nhờ đôi mắt nhẹ nhàng của tình yêu. “Mấy bức tường đá ngăn sao được tình yêu, cái gì tình yêu có thể làm là tình yêu dám làm”. Sự vượt tường ấy cũng là sự vượt qua hận thù để đến với tình yêu. Khao khát yêu thương cháy bỏng ấy là khao khát thường tình của con người. Thế nhưng với những người thù thì đó quả là mối tình dũng cảm. Tình yêu có thể làm tất cả, có thể xoa dịu tất cả những đau thương, xóa bỏ thù hận. Cũng chính tình yêu làm cho tâm trạng Rô-mê-ô biến đổi phức tạp. Tình yêu đã dẫn đường cho chàng tìm thấy con đường chàng cần phải đi. Chống lại những gông cùm xiềng xích để được tự do và hạnh phúc.
Qua mười sáu lời thoại, tâm trạng Rô-mê-ô diễn biến khá phức tạp và có sự vận động biến đổi sâu sắc. Điều đó cũng cho thấy sự thành công của Sếch-xpia trong nghệ thuật xây dựng kịch, trong sáng tạo ngôn ngữ kịch. Rô- mê-ô và mối tình của chàng với Ju-li-ét trở thành bất tử, sự bất tử trong tình yêu. Một tình yêu trong trắng bất chấp hận thù, xóa bỏ hận thù và khát khao tự do, hạnh phúc.
Phân tích nhân vật Rô-mê-ô – Mẫu 2
Vở kịch Romeo và Juliet mang nội dung sâu sắc khi nói về tình yêu thắm thiết thuộc hai dòng họ đang có những mối thâm thù với nhau. Tình yêu của họ quá đẹp, khăng khít và bất tử. Vì những xô xát và hiểu nhầm, vì mối thù truyền kiếp giữa hai họ mà hai người không đến được với nhau, để rồi cuối cùng cả hai đều tử tự. Chính cái chết của đôi uyên ương đã làm bừng tỉnh tính nhân văn, đã giải tỏa hết những ân oán của cả hai dòng họ.
Đây là một tác phẩm hiện thực mang tính bi thương, khởi nguồn từ “món nợ truyền kiếp” của hai dòng họ Môn-ta-ghiu và Ca-piu-lét ở thời trung cổ tại thành phố Vê-rô-na của đất nước Ý. Từ khi ra đời vào năm 1595 đến nay, vở kịch đã được nhiều công chúng đón nhận, được trình diễn ở nhiều nơi trên thế giới. Nội dung chính kể về tình yêu da diết của đôi trai tài gái sắc bị dồn nén chia cắt bởi hoàn cảnh vây hãm. Khi phân tích nhân vật Romeo chúng ta sẽ cảm nhận rõ điều này.
Tình yêu và thù hận là đoạn trích từ lớp hai, hồi II của vở kịch. Nội dung được bắt đầu tại một đêm hội hóa trang của gia đình Ca-piu-let khi con gái của họ tròn 14 tuổi. Sau khi bị nàng Roda-lin chối từ, Rô-mê-ô đã đến đây và tình cờ quen nàng Giu-li-et. Chàng say đắm trước vẻ đẹp của Juliet và cũng nhận lại được sự yêu mến từ nàng.
Trong hồi I, tình yêu của họ nảy nở mãnh liệt. Họ đã thổ lộ tình cảm của mình vô cùng sâu sắc. Thế nhưng mối hận thù truyền kiếp giữa hai dòng họ đã chia cắt họ. Đoạn trích gồm có 16 hội thoại giữa hai nhân vật chính. Diễn biến tâm trạng phức tạp đã được nhà văn miêu tả chi tiết và đầy sống động, người đọc dễ dàng nhận thấy khi phân tích nhân vật Romeo và Juliet.
Dù biết rằng Juliet chính là con gái của kẻ thù, nhưng ngọn lửa yêu thương trong trái tim của Romeo vẫn không ngừng sục sôi. Khi phân tích nhân vật Romeo, chúng ta cũng không thể quên cái đêm định mệnh khi chàng quay trở lại trèo tường vào vườn để gặp Juliet. Nàng chính là mặt trời, là ánh sáng xua đi mối thâm thù giữa hai dòng họ và khoảng cách giữa hai người.
Giá mà không có mối thù truyền kiếp của hai dòng họ, giá mà tình yêu không còn hàng rào ngăn cản thì chàng đã có thể đàng hoàng đứng trước nàng mà cầu hôn. Tình yêu phải chịu nhiều ngăn cản đến vậy. Hạnh phúc thực sự quá khó để nắm bắt, hạnh phúc quá đỗi mong manh.
Phân tích nhân vật Romeo và tâm trạng của chàng, người đọc sẽ nhận thấy có hai giai đoạn khác biệt diễn ra. Ta thấy sự thù hận, những nỗi buồn bế tắc chất chứa trong đoạn đầu, thì ở giai đoạn sau, sức mạnh mãnh liệt và thắm thiết của tình yêu đã xóa tan tất cả, đã tiếp thêm sinh lứt để loại bỏ sự ngăn cách. Romeo đã không còn trốn né trong bóng tối và thù hận, chàng bước ra và chiến đấu cho tình yêu của mình.
Khi nhận ra tình cảm thực sự mà nàng Juliet dành cho mình, Romeo đã quyết định đánh đổi tất cả để có được tình yêu ấy. Chàng đã đổi họ của mình để có được tình yêu. Chàng muốn chối bỏ mối hận thù giữa hai dòng họ bấy lâu để tình yêu đích thực này được tiếp tục nở hoa kết trái. Phân tích nhân vật Romeo và Juliet đến chi tiết này, người đọc sẽ nhận thấy nguyên nhân sâu xa khiến hạnh phúc của con người bị tước bỏ là đâu.
Sự thù hận chỉ có thể đem đến đau khổ cho con người. Nó là nguyên nhân gián tiếp chia cắt tình yêu và tình cảm tha thiết nồng đượm của những đôi trai tài gái sắc. Đây là những xiềng xiếc từ xã hội phong kiến và chủ nghĩa của Giáo hội thời trung cổ. Sự hận thù từ các mối quan hệ xã hội, khoảng cách giàu-nghèo chính là một trong những lí do kìm hãm hạnh phúc và tự do của con người.
Nhìn chung, khi phân tích nhân vật Romeo qua mười sáu đoạn hội thoại, chúng ta thấy chàng là người có tâm trạng phức tạp, có sự vận động biến đổi phù hợp với logic. Điều này đã chứng tỏ ngòi bút tinh tế và cách sử dụng các biện pháp nghệ thuật tài hoa của nhà văn Sếch-xpia.
Mối tình đẹp và đầy sâu đậm giữa Romeo và Juliet là một mối tình đầy dũng cảm, dám đối mặt, bất chấp và vượt qua mọi hận thù truyền kiếp giữa hai dòng họ. Qua đây, nhà văn cũng khéo léo cho chúng ta thấy được, xung đột của tác phẩm không chỉ đơn giản dừng lại ở mối tình của hai nhân vật chính, mà còn là sự đối chọi giữa hai nền luân lí xã hội- luân lí trung cổ hà khắc với tinh thần nhân văn của thời đại Phục hưng.
Biện pháp đối lập tương phản được sử dụng hài hòa và kết hợp với các chi tiết trong vở kịch. Cái đời thường trần trụi với cái quan hệ lí tưởng, giữa cái thấp hèn và cao cả, giữa thù hận và ái tính, giữa chia li và hạnh phúc… Cảnh tình tứ và thệ nguyện giữa Romeo và Juliet mãi là khung cảnh lãng mạn nhất và là biểu tượng đặc trưng của thứ tình yêu cao cả, vững bền vượt lên trên mọi thời đại.
Khát khao về thứ tình yêu vĩnh hằng bất tử luôn là mơ ước của mỗi người, nhưng không phải ai cũng dám đứng lên đấu tranh cho tình yêu ấy. Phân tích nhân vật Romeo và Juliet, chúng ta mới nhận thấy rằng, chỉ khi tình yêu được đấu tranh, được thử thách thì nó mới xứng đáng được trân trọng. Hai nhân vật Romeo và Juliet chính là hai tòa thành bất tử về hình tượng của tình yêu trong xã hội cũ.
Tình yêu giữa hai nhân vật chính của vở kịch không chỉ cần vượt qua thử thách mà còn được thăng hoa và trở nên bất diệt. Phân tích nhân vật Romeo và Juliet đã giúp người đọc thấy được tài năng nghệ thuật cũng như tư tưởng, thông điệp mà nhà văn Sếch-xpia đã gửi gắm.
Phân tích nhân vật Rô-mê-ô – Mẫu 3
Chàng đã lẻn vào vườn nhà Capulet. Nhìn thấy nàng bên cửa sổ và chàng vô cùng hạnh phúc. Nhà văn đã miêu tả niềm hạnh phúc và tình yêu tha thiết của Rômêô qua lời độc thoại nội tâm của chính nhân vật. Độc thoại ấy thể hiện mạch suy nghĩ của nhân vật.
Nhìn thấy Giuliet xuất hiện bên cửa sổ, Rômêô choáng ngợp. Chàng so sánh nàng với chị Hằng rồi phủ định, so sánh nàng với vầng dương. Sau đó chàng tập trung miêu tả vẻ đẹp của đôi mắt. Trời đêm nên chàng nghĩ ngay đến những ngôi sao và có liên tưởng độc đáo “Chẳng qua là hai ngôi sao đẹp nhất … chờ đến lúc sao về”. Sau đôi mắt, chàng lại tập trung ca ngợi gò má rực rỡ của người yêu, chàng thốt lên rất tự nhiên “Kìa, nàng tì má lên bàn tay…”.
Dưới ánh trăng đẹp trong vườn nhà Capulet những liên tưởng và so sánh của Rômêô rất lãng mạn và phù hợp với khung cảnh. Nó thể hiện tình yêu mãnh liệt của đôi trai gái này. Đây là lời thoại dài nhất và là lời thoại độc thoại nội tâm của nhân vật. Lời thoại được viết rất trau chuốt với nhiều hình ảnh đẹp, nhiều liên tưởng độc đáo, thú vị, những so sánh bất ngờ, táo bạo. Tất cả nhằm bộc lộ tâm trạng yêu đương nồng cháy, đam mê, ngỡ như không có gì cản được của Rô-mê-ô khi trèo tường đến bên dưới phòng ngủ của Giu-li-ét. Trong tâm trạng đó, Rô-mê-ô chỉ còn nhìn thấy một số điều đó là Giu-li-ét đẹp như một nàng tiên lộng lẫy át cả vẻ đẹp của trăng sao trên bầu trời; chỉ còn biết làm một việc duy nhất là tìm những lời đẹp đẽ nhất, những hình ảnh rực rỡ nhất để ca ngợi nhan sắc tuyệt mỹ của nàng.
Đây là tâm trạng của chàng trai mà tình yêu đầy ắp trong tim, đã trào ra và tuôn chạy ào ạt như một khúc nhạc ái tình nồng nàn, ngây ngất, đắm say.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 11: Phân tích nhân vật Rô-mê-ô trong Tình yêu và thù hận Tình yêu và thù hận của Sếch-xpia của Neu-edutop.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.