Văn mẫu lớp 11: Phân tích Anh hùng tiếng đã gọi rằng trích Truyện Kiều của Nguyễn Du mang đến dàn ý và bài văn mẫu siêu hay. Qua đó giúp các bạn học sinh lớp 11 có thêm nhiều nguồn tư liệu tham khảo củng cố kiến thức rèn kỹ năng viết văn ngày một tốt hơn.
Đoạn trích Anh hùng tiếng đã gọi rằng ca ngợi vẻ đẹp của người anh hùng Từ Hải giàu nghĩa khí. Qua đó, nêu bật và khẳng định cảm hứng nhân văn, nói lên khát vọng tự do của con người thời đại. Vậy dưới đây là bài văn phân tích Anh hùng tiếng đã gọi rằng hay nhất mời các bạn cùng theo dõi.
Phân tích Anh hùng tiếng đã gọi rằng
Nguyễn Du đã để lại cho kho tàng văn học Việt Nam nhiều tác phẩm văn chương bất hủ. Trong đó có tác phẩm “Truyện Kiều” nói về người con gái tài sắc vẹn toàn nhưng lại bị chà đạp dưới thế lực phong kiến xưa. Không chỉ vậy, Nguyễn Du còn gửi gắm trong tác phẩm này một giấc mơ anh hùng, giấc mơ về tự do công bằng xã hội. Điều đó thể hiện qua nhân vật Từ Hải trong đoạn trích “Anh hùng tiếng đã gọi rằng” với bút pháp lãng mạn, hào sáng nhất.
Mở đầu đoạn trích là lời nói của Thúy Kiều:
Nàng từ ân oán rạch ròi
Bể oan dường đã vơi vơi cạnh long
Tạ ân lạy trước Từ công
“Chút thân bồ liễu nào mong có rày!”
Trộm nhờ sấm sét ra tay,
Tấc riêng như cất gánh đầy đổ đi
Đối mặt với Tù Hải, Kiều không thể hiện giống một người bạn nữa mà như một nạn nhân được ân nhân Từ Hải cứu vớt và che chở đã ra tay tế độ. Nếu Từ Hải là giấc mơ của Nguyễn Du thì ngay đến mơ Kiều cũng không nghĩ cuộc đời mình sẽ gặp được Từ Hải. Tự thấy mình không xứng với Từ Hải, Kiều ca ngợi Từ Hải như một bậc từ bi giáng thế cứu rỗi tâm hồn đầy oan trái, rửa sạch oan khiên cho mình. Bằng những từ ngữ mang tính ước lệ, Từ Hải hiện lên trong cái nhìn của Kiều thật phi thường, mang tầm vóc vũ trụ: “Trộm nhờ sấm sét ra tay”. Ơn nghĩa này với Kiều vô cùng rộng lớn, để rồi phải khắc vào xương, ghim sâu vào dạ, đời đời kiếp kiếp không thể nào quên:
Chạm xương Chéo dạ xiết chi
Dễ đem gan óc đền nghì trời mây
Phẩm cách anh hùng bình dị, siêu phàm của Từ Hải không chỉ được bộc lộ qua lời nói của Kiều mà còn được khắc họa rõ nét qua chính lời nói của nhân vật. Với Kiều, việc Từ Hải đã cứu rỗi mình từ kiếp ô nhục hồi sinh trở về bậc mệnh phụ phu nhân là một ơn nặng nghĩa đầy cả đời không trả hết. Nhưng với Từ Hải, đều đó là việc quá đỗi thường tình:
Từ rằng: “Quốc sĩ xưa nay,
Chọn người tri kỉ một ngày được chăng?
Anh hùng tiếng đã gọi rằng:
Giữa đường dẫu thấy bất bằng mà tha!
Huống chi việc cũng việc nhà,
Lọ là thâm tạ với là tri ân?
Từ Hải tự nhận mình là “quốc sĩ”, coi Kiều là “tri kỉ” nên việc giúp đỡ Kiều là việc nghĩa khí đương nhiên mà bậc hảo hán xưa nay vẫn xem trọng. Trong cuộc đời Từ Hải không có hai chữ “dung tha” cho bất cứ “bất bằng” nào ở xã hội. Chỉ với một câu nói đĩnh đạc là bậc anh hùng đã thể hiện lý tưởng cao đẹp như một lời thách đấu với tội ác, với bất công của cuộc đời. Trong khi Kiều thì coi trọng ân nghĩa, từ Hải thì xem đó là “việc nhà” đó chính là sự tương phản càng làm cho Từ Hải hiện lên lớn lao, vĩ đại hơn. Đó phải chăng cũng là nét oai hùng của kẻ sĩ? Phải chăng cũng là sự khâm phục, đề cao của Nguyễn Du về người anh hùng ngang tàn, lừng lẫy.
Từ Hải không chỉ biết mình mà còn rất biết người. Bậc anh hùng này là người có tình có nghĩa, thấu hiểu được nỗi đau và ước muốn thầm kín của Kiều:
Xót nàng còn chút song thân,
Bấy nay kẻ Việt người Tấn cách xa
Sao cho muôn dặm một nhà,
Cho người thấy mặt là ta cam lòng”
Ước mong riêng của Kiều đã được Từ Hải cảm nhận với tư cách là tri ân, tri kỉ. Tuy nàng không nói nhưng chàng tự cho mình cái bổn phận để thấu hiểu. Biết rằng Kiều có mong ước trở về cố hương, đoàn tụ với người thân, người anh hùng đó đã chủ động đáp ứng nguyện vọng đó nhưng với cách khác thường chỉ mong thấy Kiều được hạnh phúc thì “ta mới cam lòng”:
Vội truyền sửa tiệc quân trung
Muôn hình nghìn tướng hội đồng tẩy oan.
Thừa cơ trúc chẻ mái tan
Bình uy từ đấy sấm ran trong ngoài.
…
Nghênh ngang một cõi biên thùy,
Thiếu gì cô quả, thiếu gì bá vương!
Trước cờ ai dám tranh cường?
Năm năm hùng cứ một phương hải tần.
Với đội quân hùng hậu đi đến đâu hùng hổ như vũ bão “trúc chẻ mái tan”, binh uy thì “sấm ran trong ngoài”. Từ Hải đã gây dựng nên triều đình làm chủ “một góc trời”, bày binh bố trận rõ ràng “Gồm hai văn võ, rạch đôi sơn hà”. Từ Hải đánh đến đâu thắng đến đấy như “gió quét mưa sa”, càn quét cả “năm thành cõi nam”. Đối với Từ Hải, bọn gian thần triều đình chỉ là “loài giá áo túi cơm” mà thôi. Từ Hải hiện lên dưới ngòi bút miêu tả của Nguyễn Du oai phong lẫm liệt như vị thần linh huyền thoại, như bậc anh hùng sử thi. Từ Hải không hẳn chỉ giúp Kiều đổ đời mà còn hi sinh vì Kiều, đem đến hạnh phúc cho Kiều cũng như bao sinh linh khác. Với những ngôn từ đầy quyền uy: binh uy, bá vương, sơn hà,… hay những động từ chỉ sự mạnh mẽ, ngang tàn: trúc chè, gió quét mưa sa, đòi phen, ai dám,… Không gian vũ trụ trở thành khoảng không gian rộng lớn tung hoành y như khí chất hơn người của Từ Hải.
Đoạn trích trên thể hiện khát vọng tự do của Từ Hải thể hiện qua những câu từ cô đọng, ước lệ với tầm vóc hoành tráng của bậc nghĩa sĩ oai hùng. Với màu sắc sử thi và hình tượng kì vĩ, Nguyễn Du đã thành công đưa nhân vật Từ Hải từ một hảo hán trở thành bậc anh hùng đích thực. Đối với Nguyễn Du, Từ Hải như một con đại bàng mà mỗi khi cất cánh, nó che trở và cứu rỗi những con người thấp cổ bé họng, cứu rỗi nạn nhân của xã hội tăm tối mù mịt như cuộc đời Thúy Kiều.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 11: Phân tích Anh hùng tiếng đã gọi rằng Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du của Neu-edutop.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.