Kết bài Bình Ngô đại cáo mang đến 47 mẫu kết bài siêu hay, được đánh giá rất cao. Kết bài về bài thơ Bình ngô Đại cáo là một tài liệu rất quan trọng bởi đây là phần sẽ tạo dư âm cho bài văn.
Kết bài Bình ngô Đại cáo hay sẽ thâu tóm lại vấn đề đã được đặt ra ở mở bài và phát triển ở thân bài, đồng thời mở ra hướng suy nghĩ mới, tình cảm mới cho người đọc, góp phần tạo tính hoàn chỉnh, trọn vẹn cho bài văn của mình. Vậy sau đây là 47 mẫu kết bài Bình ngô Đại cáo ấn tượng nhất, mời các bạn lớp 10 cùng theo dõi tại đây.
Kết bài Bình Ngô đại cáo hay nhất
- Kết bài đoạn 3 Bình Ngô đại cáo
- Kết bài phân tích bài Bình Ngô đại cáo
- Kết bài phân tích đoạn 2 bài thơ Bình Ngô Đại Cáo
- Kết bài phân tích đoạn 1 bài thơ Bình Ngô Đại Cáo
- Kết bài phân tích 2 đoạn thơ đầu bài Bình Ngô Đại Cáo
- Kết bài Bình Ngô đại cáo là áng thiên cổ hùng văn
- Kết bài Bình Ngô đại cáo là bản tuyên ngôn độc lập
- Kết bài phân tích nghệ thuật lập luận trong Bình Ngô đại cáo
- Kết bài thuyết minh tác phẩm Bình Ngô Đại Cáo
- Kết bài tư tưởng nhân nghĩa trong Bình Ngô Đại cáo
Kết bài đoạn 3 Bình Ngô đại cáo
Kết bài mẫu 1
Với giọng văn hào sảng, cùng cách lập luận sắc bén, sâu sắc, thuyết phục, Nguyễn Trãi đã biến Bình Ngô Đại Cáo như trở thành bản tuyên ngôn độc lập lần thứ hai của dân tộc, là bản tổng kết lịch sử hào hùng, là khúc tráng ca vĩ đại bất tận về quá trình chiến đấu, về chiến công, và về hình tượng người chiến sĩ lúc bấy giờ.
Kết bài mẫu 2
Vậy sức mạnh nào đã giúp nghĩa quân Lam Sơn vượt qua những khó khăn nói trên? Trước hết, nghĩa quân có sức mạnh của tư tưởng nhân nghĩa, của ý thức dân tộc, của mục đích chiến đấu là nhằm mưu cầu hạnh phúc cho nhân dân, bảo vệ nền độc lập và truyền thống văn hiến lâu đời của quốc gia Đại Việt. Sau đó, yếu tố quan trọng quyết định thắng lợi của cuộc khởi nghĩa là tài trí mưu lược, phẩm chất anh hùng của Lê Lợi. Ông thể hiện rất rõ vai trò của một bậc minh chủ: căm thù giặc sâu sắc, tự tin, tự nguyện đặt vận mệnh của quốc gia, dân tộc lên vai mình.
Kết bài mẫu 3
Phần ba của Bình Ngô đại cáo đã tái hiện lại một cách chân thực, sinh động quá trình khởi nghĩa, đánh đuổi quân Minh xâm lược của nghĩa quân Lam Sơn. Bằng giọng văn rất đỗi hào hùng, bi tráng, tiết tấu nhanh, dồn dập, những hình ảnh thiên nhiên giàu sức gợi, mang tính biểu tượng cao như mặt trời, mặt trăng, sông, núi hùng vĩ. Những hình ảnh đầy nhiệt huyết, sĩ khí bừng bừng của nghĩa quân được miêu tả bằng những cụm tính từ ở sắc thái cao nhất, đem so sánh với hình ảnh thiên nhiên to lớn, bao la. Luận điệu thuyết phục, dẫn chứng có thực trong lịch sử càng làm tăng sức lôi cuốn, đem đến một thiên anh hùng ca, một khúc tráng ca bất tận, vang động cả một thời, khẳng định sức mạnh và chân lý của dân tộc, đất nước.
Kết bài phân tích bài Bình Ngô đại cáo
Kết bài phân tích Bình Ngô đại cáo – Mẫu 1
Đại cáo bình Ngô tràn ngập nguồn cảm hứng trữ tình và mang tính chất hào hùng hiếm có. Trong đó, phần đầu tác phẩm, với nghệ thuật biền ngẫu, đã nêu được hai nội dung chính gần như hết bài cáo là nhân nghĩa và nền độc lập của dân tộc Đại Việt. Chính vì vậy, đoạn trích có giá trị rất sâu sắc đối với nước ta, khẳng định nhân dân ta có tinh thần nhân nghĩa và nền độc lập riêng của mình.
Kết bài phân tích Bình Ngô đại cáo – Mẫu 2
Đã sáu trăm năm trôi qua, lịch sử cũng đã lùi vào dĩ vãng, nhưng Đại cáo bình Ngô vẫn trọn vẹn sức sống như thuở ban đầu. Bản văn kiện lịch sử mang tầm tư tưởng vĩ đại, một luận văn tổng kết lịch sử yêu nước vô cùng xuất sắc, cũng là một áng văn chương tiêu biểu cho ngòi bút thần Nguyễn Trãi. Tác phẩm chính là nguồn cảm hứng bất tận cho bao thế hệ người Việt Nam về lòng yêu nước, về tinh thần đấu tranh bảo vệ và dựng xây đất nước.
Kết bài phân tích Bình Ngô đại cáo – Mẫu 3
Tác phẩm là bài ca ngợi ca cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thần kỳ đã chấm dứt sự xâm lược của giặc Minh. Đồng thời cũng là bản tố cáo đanh thép, dõng dạc những tội ác mà giặc Minh phạm với nhân dân ta. Bên cạnh đó Đại cáo Bình Ngô còn là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc, xứng đáng là áng thiên cổ hùng văn bất hủ của muôn đời.
Kết bài phân tích Bình Ngô đại cáo – Mẫu 4
Bình Ngô đại cáo đã tố cáo tội ác của kẻ thù xâm lược, ca ngợi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, tác phẩm được coi là bản tuyên ngôn độc lập, tuyên bố về nên độc lập của dân tộc là áng thiên cổ hùng văn còn mãi giá trị nghìn đời sau của đất nước ta. Về nghệ thuật, đó là sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố chính luận, thể hiện ở kết cấu lý luận chặt chẽ, lập luận sắc bén, lời văn đanh thép, hùng hồn, và chất văn chương nghệ thuật thể hiện ở lời văn rất giàu cảm xúc, câu văn giàu hình tượng.
Kết bài phân tích Bình Ngô đại cáo – Mẫu 5
Với bố cục chặt chẽ, sự đăng đối hài hòa ở các câu văn và giọng điệu chính luận tài tình, “Bình Ngô đại cáo” không chỉ tố cáo tội ác của quân Minh mà còn ngợi ca sự chiến thắng của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và người anh hùng Lê Lợi. Nguyễn Trãi đã đề cao tư tưởng nhân nghĩa “yên dân”, “trừ bạo” và tư tưởng lấy dân làm gốc để phát triển dân tộc ngày càng hưng thịnh.
Kết bài phân tích Bình Ngô đại cáo – Mẫu 6
Tóm lại, “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi không chỉ là một văn kiện lịch sử mà nó còn là một áng văn chính luận sâu sắc với sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa yếu tố chính luận và yếu tố trữ tình. Trải qua chiều dài phát triển của lịch sử dân tộc nhưng giá trị, ý nghĩa to lớn của bài cáo vẫn còn vẹn nguyên cho đến ngày hôm nay.
Kết bài phân tích Bình Ngô đại cáo – Mẫu 7
Bình ngô đại cáo là quả là một tác phẩm chứa đựng một nội dung lớn, một tư tư tưởng cao, được diễn đạt bằng một áng văn đầy nghệ thuật, đáng được coi là bản Tuyên ngôn độc lập thứ hai sau bài Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt. Ra đời trong thời đại Văn, Sử bất phân nên văn bá cáo mà đầy chất văn chương, hình ảnh từng từng lớp lớp, hành văn biến hóa, giọng điệu linh hoạt, diễn đạt tài tình những tình huống khác nhau của cuộc khởi nghĩa, và những cung bậc tình cảm khác nhau của người viết, thật xứng danh một áng thiên cổ hùng văn.
Kết bài phân tích Bình Ngô đại cáo – Mẫu 8
Bài “Bình ngô đại cáo” không chỉ hay vì phản ánh chiến thắng oanh liệt, thể hiện tầm vóc lớn lao của tư tưởng nhân nghĩa, mà còn hay vì ngôn ngữ giàu hình ảnh, nhạc điệu. trong bài văn này, các cặp đối tề chỉnh, nhịp văn tứ lục đã phát huy tác dụng thẩm mỹ cao độ trong việc xây dựng những hình tượng kì vĩ mang tính chất sử thi, thấm nhuần những tình cảm lớn của dân tộc. Bình Ngô đại cáo quả là một thiên anh hùng ca bằng văn biền ngẫu.
Kết bài phân tích Bình Ngô đại cáo – Mẫu 9
Tóm lại, tác phẩm Bình Ngô đại cáo tràn ngập nguồn cảm hứng trữ tình và mang tính chất hào hùng hiếm có. Chính vì vậy, đoạn trích có giá trị rất sâu sắc đối với nước ta, khẳng định nhân dân ta có tinh thần nhân nghĩa và nền độc lập riêng của mình. Đoạn thơ giúp ta hiểu rõ chủ quyền lãnh thổ, độc lập dân tộc cũng như lịch sử đấu tranh hào hùng của cha ông ta ngày trước, qua đó bồi dưỡng lòng yêu nước, tự hào tự tôn dân tộc, quyết tâm xây dựng, bảo vệ và củng cố độc lập chủ quyền nước nhà.
Kết bài phân tích Bình Ngô đại cáo – Mẫu 10
Có thể nói, “Bình Ngô đại cáo” chính là bản anh hùng ca vang dội trong cuộc kháng chiến chống quân Minh, là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai, đánh dấu sự phát triển về tư tưởng và nhận thức so với bản tuyên ngôn đầu của Lý Thường Kiệt. Với nền văn học trung đại Việt Nam, bài cáo chính là một áng văn chính luận xuất sắc dựa trên sự kết hợp hài hòa giữa chính luận và chất văn chương, giữa tư duy logic và tư duy hình tượng.
Kết bài phân tích Bình Ngô đại cáo – Mẫu 11
Vậy sức mạnh nào đã giúp nghĩa quân Lam Sơn vượt qua những khó khăn nói trên? Trước hết, nghĩa quân có sức mạnh của tư tưởng nhân nghĩa, của ý thức dân tộc, của mục đích chiến đấu là nhằm mưu cầu hạnh phúc cho nhân dân, bảo vệ nền độc lập và truyền thống văn hiến lâu đời của quốc gia Đại Việt. Sau đó, yếu tố quan trọng quyết định thắng lợi của cuộc khởi nghĩa là tài trí mưu lược, phẩm chất anh hùng của Lê Lợi. ông thể hiện rất rõ vai trò của một bậc minh chủ: căm thù giặc sâu sắc, tự tin, tự nguyện đặt vận mệnh của quốc gia, dân tộc lên vai mình.
Kết bài phân tích đoạn 2 bài thơ Bình Ngô Đại Cáo
Kết bài phân tích đoạn 2 – Mẫu 1
Để đảm bảo tăng cường tính thuyết phục lại vừa đạt được tính cô đọng, hàm súc của ngôn từ văn chương. Nguyễn Trãi đã sử dụng đan xen và kết hợp hài hòa giữa những hình ảnh mang tính chất khái quát với những hình ảnh mang tính cụ thể, sinh động. Như vậy, bằng tài và tâm của mình. Nguyễn Trãi đã khiến cho người đọc thấy được đây là một tác phẩm đáng tự hào và cần được người đời sau coi trọng, tôn vinh.
Kết bài phân tích đoạn 2 – Mẫu 2
Với một giọng văn đầy đau xót, bi thương tột cùng, Nguyễn Trãi vừa vạch trần âm mưu xâm lược nước ta vừa phản ánh được sự tàn ác, man rợ của chúng đối với dân tộc Đại Việt. Đồng thời ông cũng thể hiện được tư tưởng nhân nghĩa của mình khi trở thành người đứng về phía nhân dân, lên án tội ác của giặc, có tình cảm xót thương sâu sắc khi quyền sống của nhân dân bị chà đạp bị coi thường bởi quân thù. Phần hai có ý nghĩa như là lời buộc tội đầy đanh thép của quan tòa dành cho kẻ phạm tội và nguyên nhân trực tiếp diễn ra cuộc khởi nghĩa Lam Sơn sau này.
Kết bài phân tích đoạn 2 – Mẫu 3
Tóm lại, qua đoạn hai của “Đại cáo bình Ngô”, có thể thấy rõ sự tàn bạo, thâm hiểm, độc ác của giặc xâm lược, tất cả được khắc họa chi tiết nhờ nghệ thuật chính luận tài tình của Nguyễn Trãi. Qua đó, hậu thế thấy được giá trị của việc bảo vệ và gìn giữ non sông gấm vóc Việt Nam.
Kết bài phân tích đoạn 2 – Mẫu 4
Đây là một bản cáo trạng đanh thép tội ác khủng khiếp của giặc Minh trong 20 năm đô hộ nước ta. Để tăng thêm tính thuyết phục cho toàn đoạn tác giả đã đan xen sử dụng hài hòa giữa hai hình ảnh mang tính chất khái quát và hình ảnh có tính cụ thể, sinh động. Bằng cái tài và cái tâm của mình, Nguyễn Trãi đã làm cho Bình Ngô Đại Cáo xứng đáng là áng văn thiên cổ hùng văn của dân tộc thời đó, thậm chí là bây giờ.
Kết bài phân tích đoạn 2 – Mẫu 5
Như vậy, phần một và phần hai của bài cáo đã khẳng định chủ quyền của nhân dân Đại Việt. Đồng thời vạch rõ âm mưu xâm chiếm của giặc Minh. Tội ác của chúng được phơi bày ra cho toàn dân thiên hạ được biết. Tội ác của chúng không thể nào dung tha. Bài cáo sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật như đối lập, miêu tả, so sánh kết hợp với lối văn biền ngầu tự do đã thể hiện rõ được nội dung mà tác giả muốn trình bày.
Kết bài phân tích đoạn 2 – Mẫu 6
Bằng lời văn đanh thép, hùng hồn thấm đẫm trong từng lời thơ, mạch chảy của đoạn thơ, Nguyễn Trãi một lần nữa phơi bày sâu sắc, lột trần bản chất bất nhân bất nghĩa, thú tính ác độc của quân xâm lược.
Kết bài phân tích đoạn 1 bài thơ Bình Ngô Đại Cáo
Kết bài phân tích đoạn 1 – Mẫu 1
Đại cáo bình Ngô tràn ngập nguồn cảm hứng trữ tình và mang tính chất hào hùng hiếm có. Trong đó, phần đầu tác phẩm, với nghệ thuật biền ngẫu, đã nêu được hai nội dung chính gần như hết bài cáo là nhân nghĩa và nền độc lập của dân tộc Đại Việt. Chính vì vậy, đoạn trích có giá trị rất sâu sắc đối với nước ta, khẳng định nhân dân ta có tinh thần nhân nghĩa và nền độc lập riêng của mình. Đoạn thơ giúp ta hiểu rõ chủ quyền lãnh thổ, độc lập dân tộc cũng như lịch sử đấu tranh hào hùng của cha ông ta ngày trước, qua đó bồi dưỡng lòng yêu nước, tự hào tự tôn dân tộc, quyết tâm xây dựng, bảo vệ và củng cố độc lập chủ quyền nước nhà.
Kết bài phân tích đoạn 1 – Mẫu 2
Giọng văn đĩnh đạc hào hùng. Lí lẽ sắc bén, đanh thép và lối diễn đạt sóng đôi, cân xứng của những câu văn biền ngẫu đã khẳng định và ngợi ca tầm vóc lịch sử lớn lao của Đại Việt, biểu lộ một ý chí, tự cường dân tộc cao độ. Phần mở đầu đã góp phần thể hiện tuyệt đẹp giá trị tư tưởng và nghệ thuật của “Bình Ngô đại cáo”, bản tuyên ngôn độc lập, áng “thiên cổ hùng văn” của dân tộc.
Kết bài phân tích đoạn 1 – Mẫu 3
Phần một của bài cáo là một lời khẳng định hết sức tự hào và đầy khoa học về đất nước: Đây là một đất nước có nhân nghĩa, có một nền văn hiến hết sức lâu đời và nhờ lấy “nhân nghĩa” làm triết lí sống nên mới có được nền văn hiến lâu đời đến như vậy, mới đánh thắng được bọn xâm lược phương Bắc, những kẻ không có chút “nhân nghĩa” đó. Hơn nữa, qua phần một của bài cáo, ta còn cảm nhận được tấm lòng của Nguyễn Trãi đối với đất nước: Ông hết sức tự hào về non sông này và ông đã thể hiện niềm yêu nước thật mãnh liệt. Tấm lòng ấy chắc chắn sẽ không bao giờ phai nhạt theo năm tháng và thời gian.
Kết bài phân tích đoạn 1 – Mẫu 4
Đại cáo Bình Ngô, giống như bản tuyên ngôn độc lập thứ hai đầy hào sảng của dân tộc Đại Việt. Đoạn thơ một vừa mở đầu như một khúc hùng ca hân hoan, vang vọng chiến công, chiến tích lẫy lừng để đanh thép buộc tội quân giặc man rợ ở phía sau.
Kết bài phân tích 2 đoạn thơ đầu bài Bình Ngô Đại Cáo
Kết bài phân tích 2 đoạn thơ đầu – Mẫu 1
Với hai đoạn thơ súc tích ngắn gọn cùng với tài năng trong ngòi bút sắc sảo của Nguyễn Trãi đã giúp làm nổi bật lên tư tưởng chính nghĩa của tác phẩm. Bên cạnh đó khi cảm nhận đoạn 1 2 Bình Ngô đại cáo, ta thấy tác phẩm đã tố cáo mạnh mẽ tội ác cùng những hành động dã man của kẻ thù. Sâu xa trong ý nghĩa của bài cáo chính là tinh thần yêu nước, niềm tự hào tự tôn dân tộc mãnh liệt của tác giả.
Kết bài phân tích 2 đoạn thơ đầu – Mẫu 2
Tóm lại, với những hình ảnh thơ độc đáo cùng ngôn ngữ sắc sảo, giọng điệu linh hoạt, hai đoạn thơ mở đầu tác phẩm “Bình Ngô đại cáo” không chỉ nêu lên cho người đọc thấy được luận đề chính nghĩa, chân lí độc lập của dân tộc ta mà qua đó người đọc còn thấy được những tội ác không thể nào tha thứ được của kẻ thù.
Kết bài phân tích 2 đoạn thơ đầu – Mẫu 3
Hình ảnh đối lập giữa những người dân đen vô tội bị bóc lột tàn bạo và kẻ thù vô nhân tính cùng giọng điệu cảm thương, đanh thép, lí luận sắc bén đã thể hiện tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi. Hai đoạn đầu của bài cáo là bản cáo trạng hùng hồn tố cáo những hành động dã man của quân Minh. Đó là minh chứng tiêu biểu nhất cho sự khổ cực, áp bức, sự cướp bóc, bóc lột trắng trợn mà nhân dân ta phải gánh chịu trong suốt thời gian chúng “Gây binh kết oán trải hai mươi năm”.
Kết bài phân tích 2 đoạn thơ đầu – Mẫu 4
Chỉ với hai đoạn thơ ngắn gọn, súc tích, nhưng bằng tài năng và sự sắc sảo trong ngòi bút của mình, Nguyễn Trãi đã thể hiện được tư tưởng nhân nghĩa, vì dân. Góp phần tạo tiền đề cho những phần sau của tác phẩm.
Kết bài Bình Ngô đại cáo là áng thiên cổ hùng văn
Kết bài Bình Ngô đại cáo là áng thiên cổ hùng văn – Mẫu 1
Với sự xuất sắc ở cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật, Bình Ngô đại cáo xứng đáng là “áng thiên cổ hùng văn” của muôn đời. Tác phẩm là áng văn bất hủ về sức mạnh tự lực, tự cường của dân tộc trong quá trình đấu tranh chống lại quân xâm lược, đem lại sự an yên, hạnh phúc cho nhân dân.
Kết bài Bình Ngô đại cáo là áng thiên cổ hùng văn – Mẫu 2
Xin được mượn lời của nhà thơ Xuân Diệu để thay cho lời kết: “Trước Lê Lợi, đã từng có chiến thắng oanh liệt đuổi sạch quân Nguyên xâm lược ở thời nhà Trần, sau thời Lê Lợi, sẽ có chiến thắng thần tốc của vua Quang Trung đánh đuổi 20 vạn quân Thanh xâm lược, nhưng trong văn học sử chỉ có một áng văn Bình Ngô đại cáo, bởi các lẽ: không có ba Nguyễn Trãi để viết ba áng văn khải hoàn mà lịch sử đòi hỏi ở ba thời điểm, mà chỉ có một Nguyễn Trãi cụ thể, hiệu Ức Trai, ở đầu triều Lê cùng với tài thao lược kinh bang tế thế, đã có cái thiên tài viết văn”.
Kết bài Bình Ngô đại cáo là áng thiên cổ hùng văn – Mẫu 3
Trước tác của Bình Ngô đại cáo vốn là một văn kiện lịch sử và rồi tác phẩm còn được coi đó là một áng “thiên cổ hùng văn”, áng văn chính luận bất hủ. Nhưng dù ở giá trị nào cũng không thể phủ nhận những đóng góp lớn lao của nó vào hệ tư tưởng độc lập dân tộc mang tầm vóc quốc tế. Tầm vóc lớn lao ấy của nó một lần nữa khẳng định đây là một bản tuyên ngôn độc lập đầy tự hào của dân tộc Việt Nam, thể hiện lòng yêu nước sâu sắc muôn dân và khát vọng hòa bình của toàn nhân loại.
Kết bài Bình Ngô đại cáo là áng thiên cổ hùng văn – Mẫu 4
Sau Bình Ngô đại cáo, văn học trung đại còn xuất hiện nhiều áng văn nghị luận khác nhưng có lẽ không sáng tác nào vượt lên được nó ở tính chất hùng tráng đó. Đọc áng “thiên cổ hùng văn” này, chúng ta mới phần nào cảm nhận được sức mạnh hơn mười vạn quân từ mỗi trang nghị luận của nhà tư tưởng, nhà văn kiệt xuất Nguyễn Trãi.
Kết bài Bình Ngô đại cáo là bản tuyên ngôn độc lập
Kết bài Bình Ngô đại cáo là bản tuyên ngôn độc lập – Mẫu 1
Với những thành công đó, Đại cáo Bình Ngô chính là bản tuyên ngôn mang nhiều giá trị sâu sắc của dân tộc. Trải qua nhiều năm, nó vẫn sừng sững chỗ đứng trong nền văn học nói riêng, trong lịch sử Việt Nam nói chung. Để mỗi lần bài cáo vang lên, nhân dân Việt Nam lại nghe trong trái tim mình tiếng nói của Tổ quốc.
Kết bài Bình Ngô đại cáo là bản tuyên ngôn độc lập – Mẫu 2
Trước tác của Bình Ngô đại cáo vốn là một văn kiện lịch sử và rồi tác phẩm còn được coi đó là một áng “thiên cổ hùng văn”, áng văn chính luận bất hủ. Nhưng dù ở giá trị nào cũng không thể phủ nhận những đóng góp lớn lao của nó vào hệ tư tưởng độc lập dân tộc mang tầm vóc quốc tế. Tầm vóc lớn lao ấy của nó một lần nữa khẳng định đây là một bản tuyên ngôn độc lập đầy tự hào của dân tộc Việt Nam, thể hiện lòng yêu nước sâu sắc muôn dân và khát vọng hòa bình của toàn nhân loại.
Kết bài Bình Ngô đại cáo là bản tuyên ngôn độc lập – Mẫu 3
Bằng giọng văn hùng hồn, dõng dạc, đanh thép, lập luận chặt chẽ Nguyễn Trãi đã khẳng định chủ quyền dân tộc một cách toàn diện, đầy đủ nhất. Đây là một bước tiến dài so với bản tuyên ngôn trước đó. Đồng thời đoạn thơ cũng là cơ sở để tác giả chuẩn bị triển khai các phần tiếp theo.
Kết bài phân tích nghệ thuật lập luận trong Bình Ngô đại cáo
Kết bài phân tích nghệ thuật lập luận – Mẫu 1
Bình Ngô đại cáo là tác phẩm mẫu mực về nghệ thuật lập luận. Qua nghệ thuật lập luận tài tình, tác phẩm đã cho thấy tài năng của Nguyễn Trãi, cũng như thấy được cuộc kháng chiến chính nghĩa, hào hùng, thấy được tấm lòng nhân nghĩa của dân tộc Việt Nam.
Kết bài phân tích nghệ thuật lập luận – Mẫu 2
Như vậy từ kết cấu đến cách lập luận, đến bút pháp nghệ thuật, tất cả đều thể hiện Bình Ngô đại cáo là một áng văn chính luận xuất sắc. Với Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi xứng đáng là cây bút chính luận lỗi lạc của văn học trung đại Việt Nam.
Kết bài phân tích nghệ thuật lập luận – Mẫu 3
Như vậy Bình Ngô Đại Cáo là một áng văn chương mẫu mực trong thể loại cáo, là áng thiên cổ hùng văn, là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc với phần nội dung sâu sắc, khẳng định chủ quyền tuyệt đối của dân tộc, nêu bật được tư tưởng nhân nghĩa vì nhân dân, khẳng định nền hòa bình mới giành lại của đất nước. Nghệ thuật lập luận độc đáo, chặt chẽ và linh hoạt, phối hợp nhiều phương thức biểu đạt, cách sắp xếp bố cục nội dung, cách lập luận, giọng điệu, nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh đã làm cho bài cáo trở nên vô cùng thuyết phục, sâu sắc đi vào lòng người bởi sự uyển chuyển của văn chương.
Kết bài thuyết minh tác phẩm Bình Ngô Đại Cáo
Kết bài thuyết minh Bình Ngô Đại Cáo – Mẫu 1
“Bình Ngô đại cáo” từ khi ra đời đã được xem làm một bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc, vừa tố cáo tội ác của giặc Minh vừa khẳng định được độc lập chủ quyền dân tộc. Đã qua bao thăng trầm biến đổi nhưng giá trị của “Bình Ngô đại cáo” vẫn tồn tại cho đến ngày hôm nay và Nguyễn Trãi – nhà quân sự tài ba, nhà chính trị lỗi thời, nhà thơ, nhà văn xuất sắc sẽ mãi mãi được khắc ghi trong lòng mỗi người con nước Việt.
Kết bài thuyết minh Bình Ngô Đại Cáo – Mẫu 2
Tóm lại, “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi là một trong số những tác phẩm xuất sắc của nền văn học Việt Nam. Tác phẩm xứng đáng là áng “thiên cổ hùng văn”, là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc Việt Nam anh hùng, bất khuất.
Kết bài thuyết minh Bình Ngô Đại Cáo – Mẫu 3
Cũng đã 600 năm từ ngày vụ án Lệ Chi Viên diễn ra, Nguyễn Trãi đã ra đi trong án oan giết vua, song các tác phẩm của ông sẽ còn sống mãi và điển hình như “Bình Ngô Đại Cáo”. Câu nói “Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau, song hào kiệt đời nào cũng có” là hoàn toàn đúng đắn, và cho đến tận ngày nay câu nói đó vẫn giữ nguyên giá trị đúng đắn ban đầu.
Kết bài thuyết minh Bình Ngô Đại Cáo – Mẫu 4
“Bình Ngô đại cáo” có ý nghĩa như một bản Tuyên ngôn độc lập của dân tộc, vừa tố cáo tội ác của giặc Minh vừa khẳng định được độc lập chủ quyền dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho cuộc chiến thắng của nhân dân ta. Đã một thời gian dài trôi qua, nhưng giá trị của bài cáo vẫn tồn tại vĩnh hằng và Nguyễn Trãi – nhà quân sự tài ba, nhà chính trị lỗi thời, nhà thơ, nhà văn xuất sắc sẽ sống mãi trong lòng dân tộc Việt Nam.
Kết bài thuyết minh Bình Ngô Đại Cáo – Mẫu 5
“Bình ngô đại cáo” là một áng văn chính luận xuất sắc của dân tộc ta. Bài cáo vừa khẳng định hùng hồn, mạnh mẽ chủ quyền của dân tộc vừa thể hiện niềm tự hào với truyền thống văn hóa cũng như truyền thông đấu tranh của dân tộc. Là lời cảnh cáo đanh thép với lũ quân xâm lược, với bọn bán nước. Như vậy, “Bình ngô đại cáo” xứng đáng là một áng “thiên cổ hùng văn”.
Kết bài tư tưởng nhân nghĩa trong Bình Ngô Đại cáo
Kết bài mẫu 1
Với ngòi bút chính luận sắc sảo tuyệt vời cùng tài năng sử dụng ngôn ngữ linh hoạt, hình ảnh sinh động, giàu sức biểu cảm. Nguyễn Trãi đã viết nên một áng thiên cổ hùng văn có một không hai trong lịch sử văn học nước nhà. Thông qua bài Bình Ngô đại cáo. Nguyễn Trãi khẳng định chắc chắn rằng tư tưởng nhân nghĩa chính là cội nguồn hiển hách trong lịch sử giữ nước suốt mấy ngàn năm.
Kết bài mẫu 2
Tư tưởng nhân nghĩa trong bình ngô đại cáo không chỉ là có ý nghĩa to lớn mà còn có tầm ảnh hưởng rất nhiều đến tình hình chính trị của đất nước ở thời đại sau. Lí tưởng nhân nghĩa này luôn trường tồn mãi mãi với dân tộc ta cho đến tận bây giờ.
Kết bài mẫu 3
Chúng ta kính trọng Nguyễn Trãi với tư tưởng nhân nghĩa quý báu đã góp phần lớn lao cho lịch sử dân tộc, lại càng thương thay cho cuộc đời lắm éo le, oan khuất của ông. Nguyên nhân cũng chính vì những kẻ xấu không chịu nổi tư tưởng của ông quá tiến bộ, con người ông quá trong sạch và tốt đẹp, vì sự trung thực của một con người nhân nghĩa – Nguyễn Trãi. Nguyễn Trãi đã được mọi người đời sau thương mến kính trọng vì tư tưởng và hành động (rất nhân nghĩa) của ông. Chúng ta tin rằng, chúng ta sẽ thực hiện được những điều có ích cho dân, cho nước, như Nguyễn Trãi – tổ tiên chúng ta đã từng theo đuổi – và sẽ có nhiều tấm gương sáng noi theo ông – ngôi sao khuê sáng mãi trên bầu trời Đại Việt.
Kết bài mẫu 4
Vì yêu thương dân mà trong Bình Ngô đại cáo Nguyễn Trãi tố cáo tội ác quân Minh đanh thép trong cuộc chiến tranh vệ quốc trở thành một tác phẩm còn lại mãi với thời gian.Tư tưởng nhân nghĩa trong “bình ngô đại cáo không chỉ có ý nghĩa to lớn xét về mặt nhân nghĩa mà còn có tầm ảnh hưởng tới toàn thống chính trị của đất nước trong những thời đại sau này nữa. Lí tưởng nhân nghĩa ấy sẽ còn mãi trường tồn với dân tộc với đất nước Việt Nam cho đến tận bây giờ.
Bên cạnh kết bài Đại cáo bình Ngô xoay quanh các chủ đề như: phân tích bài Bình Ngô đại cáo, phân tích đoạn 1 Bình Ngô đại cáo, phân tích đoạn 2 Bình Ngô đại cáo, chứng minh Bình Ngô đại cáo là áng thiên cổ hùng văn.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 10: Tổng hợp những kết bài về bài thơ Bình Ngô đại cáo (47 mẫu) Kết bài Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi của Neu-edutop.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.