Văn mẫu lớp 10: Tóm tắt Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi bao gồm 4 mẫu tóm tắt ngắn gọn và đầy đủ để các bạn tham khảo. Tóm tắt tác phẩm Bình Ngô Đại cáo giúp các bạn nhanh chóng nắm được nội dung tác phẩm, ghi nhớ nó dễ dàng và hiệu quả hơn.
Bình Ngô đại cáo là tác phẩm nổi tiếng của Nguyễn Trãi. Đại cáo bình Ngô được xem là bản tuyên ngôn độc lập, qua đó vạch tội ác của kẻ thù xâm lược, ca ngợi thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Vậy sau đây là 4 mẫu tóm tắt Đại cáo bình Ngô ngắn gọn, dễ hiểu nhất mời các bạn cùng đón đọc.
Bố cục Đại cáo bình Ngô
– Phần 1: “Từ đầu… đến Chứng cớ còn ghi”: Khẳng định tư tưởng nhân nghĩa và chân lí về chủ quyền độc lập của quốc gia Đại Việt.
– Phần 2: Từ “Vừa rồi… đến Ai bảo thần nhân chịu được?”: Tố cáo và kết án tội ác tày trời của giặc Minh.
– Phần 3: Từ “Ta đây… đến Dùng quân mai phục, lấy ít địch nhiều”: Hình ảnh của vị lãnh tụ nghĩa quân Lam Sơn và những khó khăn trong buổi đầu dấy nghiệp.
– Phần 4: Từ Trọn hay… Cũng là chưa thấy xưa nay: Quá trình mười năm kháng chiến và thắng lợi vẻ vang.
– Phần 5: Phần còn lại: Khẳng định ý nghĩa to lớn của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và lời tuyên bố hoà bình.
Tóm tắt Đại cáo bình Ngô siêu ngắn
Tóm tắt mẫu 1
Văn bản là bản cáo lớn gửi đến quốc dân đồng bào về chiến thắng oanh liệt của quân dân ta đánh tan được quân Ngô (Nhà Minh Trung Quốc). Bản văn viết bằng Hán văn do Nguyễn Trãi viết theo thể văn biền ngẫu, trình bày sự gian khổ của 10 năm kháng chiến và thắng lợi chống quân Minh của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Đây có thể xem là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai sau bài Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt trong văn học cổ.
Tóm tắt mẫu 2
Nguyễn Trãi viết Bình Ngô đại cáo không chỉ tuyên bố độc lập, mà còn khẳng định sự bình đẳng của Đại Việt với Trung Quốc trong lịch sử từ trước đến nay và thể hiện nhiều ý tưởng về sự công bằng, vai trò của người dân trong lịch sử và cách giành chiến thắng của quân khởi nghĩa Lam Sơn.
Tóm tắt Đại cáo bình Ngô ngắn gọn
Sau khi nước ta giành được thắng lợi của cuộc chiến chống quân Minh, vua Lê Lợi đã lệnh cho Nguyễn Trãi viết Bình Ngô đại cáo. Năm 1428, bài cáo này đã được công bố đến toàn thể nhân dân. Bình Ngô đại cáo đã thuật lại và tổng kết lại quá trình đánh đuổi quân Minh khỏi bờ cõi của nhân dân ta, cho thấy chiến thắng vang dội cùng lời tuyên bố hùng hồn về chủ quyền của dân tộc.
Bình Ngô đại cáo gồm có ba phần với sự liên kết chặt chẽ với nhau. Phần một thể hiện tư tưởng của tác giả, đó là tư tưởng nhân nghĩa. Đến phần thứ hai, Nguyễn Trãi đã vạch trần những tội ác của giặc Minh xâm lược và phần cuối cùng chính là sự thuật lại những trận đánh, những chiến công trong cuộc chiến của quân dân ta. Cả bài cáo thể hiện lên lòng tự hào dân tộc sâu sắc cùng với lời tuyên bố chủ quyền lãnh thổ hùng hồn mà không kẻ địch nào có quyền được xâm phạm tới.
Tóm tắt Bình Ngô Đại cáo
Năm 1427, nghĩa quân Lam Sơn giành thắng lợi huy hoàng, Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi viết “Bình Ngô đại cáo” để tuyên bố với toàn dân về việc dẹp yên giặc Ngô. Đây được coi là bản tuyên ngôn độc lập lần thứ hai của dân tộc, được ban bố vào đầu năm 1428.
Phần đầu của tác phẩm, Nguyễn Trãi nêu lên luận đề chính nghĩa. Với Nguyễn Trãi, việc nhân nghĩa phải được thể hiện bằng hành động cụ thể: “cốt ở yên dân”, “trước lo trừ bạo”, bảo vệ cuộc sống bình yên của nhân dân, mà trước hết là phải trừng trị kẻ có tội, bấy giờ chính là giặc Minh xâm lược.
Sau khi nêu lên luận đề chính nghĩa, bằng giọng văn đanh thép Nguyễn Trãi đã vạch trần tội ác của giặc Minh. Cho thấy luận điệu bịp bợm của giặc Minh phù Trần diệt Hồ. Không chỉ vậy ông còn đứng trên lập trường nhân bản để tố cáo tội ác của kẻ thù khi chúng cai trị nhân dân ta. Chúng hủy hoại cuộc sống của con người bằng những hành động hết sức dã man.
Không dừng lại ở đó chúng còn hủy hoại môi trường sống của muôn loài cây cỏ; Các chính sách thuế khóa nặng nề, vơ vét cho bằng hết sản vật của nước ta, tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ, tiêu diệt đường sống muôn loài.
Sau những lời văn thống thiết, nhưng cũng đầy mạnh mẽ, tiếp đến Nguyễn Trãi kể lại quá trình chinh phạt gian khổ và thắng lợi tất yếu của quân dân ta. Trong những buổi đầu khởi nghĩa, tình thế quân ta hết sức khó khăn, quân thù đang vào thời điểm mạnh nhất. Tương quan đó khiến cuộc khởi nghĩa càng trở nên khó khăn. Nhưng dưới sự lãnh đạo của người anh hùng Lê Lợi, quân ta đã giành được thắng lợi hoàn toàn.
Cuối cùng là lời tuyên bố chiến thắng, mở ra kỉ nguyên độc lập của dân tộc thật dõng dạc, tràn đầy niềm tự hào. Đồng thời ông cũng rút ra những bài học lịch sử, khẳng định, chiến thắng chúng ta có được là nhờ sự kết hợp sức mạnh của thời đại và sức mạnh truyền thống dân tộc.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 10: Tóm tắt Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi Tóm tắt bài Đại cáo bình Ngô của Neu-edutop.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.