Văn mẫu lớp 10: Phân tích bài thơ Mùa hoa mận của Chu Thùy Liên tuyển chọn 2 bài văn mẫu siêu hay đạt điểm cao của các bạn học sinh giỏi. Thông qua tài liệu này các bạn có thêm nhiều nguồn tư liệu học tập, rèn luyện kỹ năng phân tích bài thơ hay.
Phân tích bài Mùa hoa mận giúp bạn đọc cảm nhận được vẻ đẹp cùng không khí rộn ràng của quê hương vào những ngày xuân sang. Qua đó dấy lên trong lòng mỗi người tình yêu tha thiết với nơi chôn nhau cắt rốn. Vậy dưới đây là 2 mẫu phân tích Mùa hoa mận hay nhất, mời các bạn cùng tham khảo và tải tại đây.
Dàn ý phân tích bài thơ Mùa hoa mận
1. Mở bài:
– Giới thiệu tác giả, tác phẩm
– Nêu cảm nhận chung về tác phẩm.
2. Thân bài
2.1. Phân tích, đánh giá về chủ đề, nội dung:
a. Chủ đề và cảm hứng chủ đạo:
– Chủ đề: tình cảm dành cho con người, quê hương và đất nước.
– Cảm hứng chủ đạo: nỗi nhớ thương da diết về thiên nhiên, cảnh sắc và con người vùng Tây Bắc.
b. Bức tranh thiên nhiên: nổi bật là hình ảnh hoa mận trắng muốt bung nở ở đầu cành.
c. Cuộc sống sinh hoạt của con người vùng Tây Bắc:
* Hình ảnh lũ trẻ chơi đùa trong mùa hoa mận:
– Bầu không khí náo nức, vui tươi:
- Con trai háo hức chơi cù.
- Con gái rộn ràng khăn áo.
– Hình ảnh “bóng bay”: gửi gắm, thể hiện ước mơ của lũ trẻ vùng cao.
* Hình ảnh người lớn trong mùa hoa mận:
- Mẹ chuẩn bị lá, gạo.
- Cha căng nỏ.
- Người già khẩn trương làm đu.
=> Bầu không khí có sự hối hả.
d. Hình ảnh ngôi nhà và tâm trạng của nhân vật trữ tình:
– Ngôi nhà hiện lên chân thực, mang nét đặc trưng của lối nhà ở nơi vùng cao:
- Tường được làm bằng bất nện.
- Bếp lửa ở giữa nhà với ánh sáng rực hồng.
– Nhân vật trữ tình: luôn hướng lòng mình về người thân, quê hương yêu dấu.
2.2. Phân tích, đánh giá nghệ thuật:
– Biện pháp điệp cấu trúc “Cành mận bung trắng muốt”.
– Hình ảnh thơ gần gũi, mang đậm màu sắc Tây Bắc.
– Ngôn ngữ trong sáng, mộc mạc, dễ hiểu.
3. Kết bài:
– Khẳng định lại giá trị tác phẩm.
Phân tích bài Mùa hoa mận
Với người dân vùng núi Tây Bắc sắc trắng của hoa mơ, hoa mận không chỉ là tín hiệu của mùa xuân mà còn là tín hiệu của quê hương. Với những người xa quê chỉ nhìn thấy sắc trắng hoa mơ, hoa mận qua hình ảnh trên tivi, báo đài thôi cũng thấy xao xuyến và bồi hồi khó tả. Bài thơ “Mùa hoa mận” được tác giả Chu Thuỳ Liên sáng tác đúng tháng chạp năm 2007 đã thể hiện nỗi nhớ sâu sắc về quê hương, buôn làng của những người đi xa thông qua sắc trắng quen thuộc đó.
Bài thơ có ba khổ thơ, mỗi khổ thơ đều bắt đầu bằng hình ảnh hoa mận nở trắng muốt “cành mận bung cánh muốt”, sắc trắng tinh khôi của hoa mận nở khắp vùng trời Tây Bắc dường như chính là tín hiệu của mùa xuân. Và cũng từ đây nó là cái cớ để nhà thơ tuôn trào những cảm xúc về quê hương mình. Dưới tán mận, dưới sắc trắng tinh khôi của hoa mận, toàn bộ sinh hoạt bình dị của dân làng hiện ra, thân thương mà thiêng liêng làm sao:
Cành mận bung cánh muốt
Lũ con trai háo hức chơi cù
Lũ con gái rộn ràng khăn áo
Bóng bay nâng ước mơ con trẻ
Vui nhất và háo hứa nhất khi xuân về chính là lũ trẻ nhỏ. Chúng rộn ràng, sung sướng vì được mặc áo mới, được chơi những trò chơi dân gian mà không sợ cha mẹ mắng. Con trai thì “háo hức chơi cù”, “con gái thì rộn ràng khăn áo”… niềm vui ấy như lan toả sang cả không khí xung quanh. Các từ láy “háo hức”, “rộn ràng” khiến ý thơ tươi vui, rộn rã, dường như ta thấy được nụ cười trong trẻo của lũ trẻ. Dường như cành mận cũng đã cùng vui với lũ trẻ, chứng kiến bao ước mơ và theo con đường trưởng thành của chúng.
Cành mận bung cánh muốt
Giục mẹ xôn xang lá, gạo
Giục cha vui lòng căng cánh nỏ
Giục người già bản hối hả làm đu
Không khí thật nhộn nhịp, tất bật và khẩn trương. Dưới tán mận mẹ vội vàng rửa lá, ngâm gạo để chuẩn bị thổi xôi, làm bánh cúng tổ tiên, mong mỏi một vụ mùa no ấm. Cha đi căng cánh nỏ, người già hối hả làm đu, để chuẩn bị cho những trò chơi dân gian vào năm mới. Động từ “giục” xuất hiện liên tiếp ở ba dòng thơ “giục mẹ”, “giục cha”, “giục người già”… tất cả gợi một không khí thật khẩn trương, rộn rã, tưng bừng. Cả buôn làng từ già đến trẻ đều đang háo hức, phấn khởi chờ đón một mùa xuân mới về.
Cành mận bung cánh muốt
Nhà trình tường ủ hương nếp
Giục lửa hồng nở hoa trong bếp
Cho người đi xa nhớ lối trở về
Trong những ngôi nhà truyền thống mùi hương nếp tỏa ra thơm lừng. Dân làng thổi xôi, làm cơm rượu nếp, ủ men lá, thịt lợn, làm bánh… căn bếp không khi nào hết ánh lửa bập bùng. Không khí thật ấm cúng, hạnh phúc làm sao. Tác giả thật tinh tế khi viết “giục lửa hồng nở hoa trong bếp”, khiến chúng ta cảm nhận được hương vị của mùa xuân đã lan tỏa khắp các ngõ ngách của buôn làng.
Màu trắng của hoa mận, cánh trắng tinh khôi, sắc trắng bao trùm cả những con đường, ven suối, bản làng làm cho quê hương đẹp hơn. Chính màu sắc ấy cũng dấy lên trong lòng những người xa quê cảm xúc bồi hồi, nhớ thương da diết. Ai đi xa chẳng mong trở về, nhất là khi năm mới đến, con người ta lại càng da diết với nỗi nhớ quê hương hơn. Hoa mận như là hoài niệm, như là tín hiệu dẫn lối con người ta trở về với quê hương, nơi ta sinh ra và gắn bó suốt những năm tháng tuổi thơ.
Bài thơ có ba khổ, viết theo thể thơ 5 chữ, không gieo vần, không nặng nề về hình thức. Mạch cảm xúc của nhà thơ chi phối đến mạch chung của bài thơ. Bằng những nét vẽ tinh tế nhà thơ đã giúp bạn đọc cảm nhận được vẻ đẹp cùng không khí rộn ràng của quê hương vào những ngày xuân sang. Qua đó dấy lên trong lòng mỗi người tình yêu tha thiết với nơi chôn nhau cắt rốn.
Phân tích bài thơ Mùa hoa mận
Mùa hoa mận là một trong những bài thơ tiêu biểu của Chu Thùy Liên, được viết vào Tháng Chạp năm 2016. Trích trong tập Thuyền đuôi én, NXB văn hoá Dân tộc, Hà Nội, 2009. Bài thơ nói về nỗi nhớ quê hương của người đi xa.
Khổ thơ đầu tiên:
Cành mận bung cánh muốt
Lũ con trai háo hức chơi cù
Lũ con gái rộn ràng khăn áo
Bóng bay nâng ước mơ con trẻ
Câu thơ đầu tiên “Cành mận bung cánh muốt” báo hiệu mùa xuân về với bao điều mới mẻ, hoa mận trắng tinh làm sáng rực cả một mảng trời. Dưới cành mận ấy xuất hiện hình ảnh gần gũi, quen thuộc của bản làng đó là hình ảnh “lũ con trai chơi cù, lũ con gái khăn áo”. Với tâm thế háo hức và rộn ràng. Cành mận gắn bó với tuổi thơ của trẻ em nơi đây, nó chứng kiến quá trình trưởng thành và chất chứa những ước mơ của con trẻ.
Khổ thứ hai:
Cành mận bung cánh muốt
Giục mẹ xôn xang lá, gạo
Giục cha vui lòng căng cánh nỏ
Giục người già bản hối hả làm đu
Không những thế dưới cành mận trắng xoá ấy còn là bức tranh sinh hoạt đầy rộn ràng và tấp nập của dân làng. Mọi người đang chuẩn bị để đón một mùa xuân với những điều tốt lành. Người mẹ “xôn xang lá, gạo” để làm bánh, một món bánh đặc trưng cho mùa xuân, người cha “căng cánh nỏ”, người già bản “làm đu” để phục vụ cho trò chơi dân gian của bản địa. Có thể thấy, cành mận nó trở thành một biểu tượng không thể thiếu của mùa xuân nơi đây, nó chất chứa bao niềm vui, nỗi buồn, gắn bó với bản làng suốt năm tháng.
Khổ thứ ba:
Cành mận bung cánh muốt
Nhà trình tường ủ hương nếp
Giục lửa hồng nở hoa trong bếp
Cho người đi xa nhớ lối trở về
“Cành mận bung cánh muốt” được điệp lại 3 lần, nó nhấn mạnh làm cho bài thơ trở nên sinh động, đồng thời báo hiệu mùa xuân đã về đến bản làng. Trong ngôi nhà truyền thống “nhà trình tường ấy”, mùi “nếp” tỏa ra khắp căn phòng với ánh lửa hồng biến căn nhà ấy trở nên ấm cúng. Để rồi khi đi xa, họ luôn hướng về quê hương với những thứ mộc mạc, gần gũi và thân quen, đặc biệt là vào mùa hoa mận nỗi niềm đó lại nhân lên gấp bội, gợi nhớ về những kí ức xa xưa. Hoa mận như dẫn lối họ trở về với những hoài niệm, nhớ nhung, nhớ các hoạt động sinh hoạt hàng ngày đang diễn ra một cách hối hả, xốn xang của các mẹ, cha, người già bản, sự vui vẻ, háo hức của lũ con trai, con gái trong bản làng.
Qua bài thơ trên, ta như được hòa mình vào bức tranh mùa xuân ở bản làng Tây Bắc với tất cả vẻ đẹp bình yên. Bằng ngòi bút tinh tế và tài hoa, nhà thơ đã giới thiệu đến bạn đọc vẻ đẹp của Tây Bắc vào mùa xuân với màu trắng của hoa mận hoà cùng với hoạt động rộn ràng, hối hả của dân làng khiến cho bức tranh trở nên có hồn. Làm cho những người đi xa luôn hướng về với quê hương với những gì mộc mạc và giản dị nhất.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 10: Phân tích bài thơ Mùa hoa mận của Chu Thùy Liên Mùa hoa mận của Chu Thùy Liên của Neu-edutop.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.