Văn mẫu lớp 10: Dàn ý phân tích Dưới bóng hoàng lan của Thạch Lam tổng hợp 3 mẫu dàn ý chi tiết đầy đủ nhất. Qua đó giúp các bạn học sinh nắm vững được kiến thức biết cách viết bài văn hay sáng tạo, đầy đủ các ý để phân bổ thời gian cho hợp lí để nhanh chóng biết cách viết bài văn phân tích hay hoàn chỉnh.
Dưới bóng hoàng lan là một trong những tác phẩm rất hay nổi tiếng của Thạch Lam. Tác phẩm như đưa chúng ta về với tuổi thơ với người bà ấm áp với hình ảnh quê hương gần gũi đậm đà thân thương. Qua đó khiến người đọc nhớ thêm về quê hương nơi có những kỉ niệm gắn với tuổi thơ ta. Vậy sau đây là 3 dàn ý phân tích Dưới bóng hoàng lan chi tiết mời các bạn cùng đón đọc. Ngoài ra các bạn xem thêm phân tích tâm trạng nhân vật Thanh, phân tích Dưới bóng hoàng lan.
Dàn ý phân tích tác phẩm Dưới bóng hoàng lan
1. Mở bài:
– Dẫn dắt, giới thiệu tác giả Thạch Lam và tác phẩm “Dưới bóng hoàng lan”.
– Nêu cảm nhận, đánh giá khái quát về tác phẩm.
2. Thân bài:
2.1. Chủ đề và nội dung chính của tác phẩm:
2.1.1. Chủ đề:
– Chủ đề tình cảm gia đình -> Nguồn cảm hứng dồi dào, vô tận trong văn học.
– Được thể hiện qua diễn biến tâm trạng của nhân vật Thanh từ lúc mới trở về cho đến lúc lại phải rời đi.
2.1.2. Nội dung chính:
Truyện kể về một lần về thăm nhà của Thanh – người con xa quê để đi làm ăn trên tỉnh. Những kỉ niệm khi xưa ùa về khiến anh vô cùng xúc động. Không chỉ được ở trong không gian quen thuộc, anh còn được gặp lại người con gái dịu dàng, trong sáng khi xưa từng đi nhặt hoàng lan với mình. Sau vài ngày, anh phải trở lại tỉnh tiếp tục công việc dang dở. Lúc lên đường, anh nửa buồn nửa vui.
2.2. Phân tích nội dung tác phẩm:
2.2.1. Khi Thanh vừa trở về nhà:
– Khung cảnh ngoài nhà:
- Con đường lát gạch Bát Tràng rêu phủ.
- Vòm cây mát mẻ che đi cái nắng gắt bên ngoài.
- Có cả mùi lá tươi non phảng phất trong không khí.
- Khung cảnh ngập tràn ánh sáng.
- Không gian yên tĩnh, không dính chút ồn ào của cuộc sống xô bồ ngoài kia.
=> Không gian dịu mát khiến con người cảm thấy thư thái, nhẹ nhàng.
– Khung cảnh trong nhà:
- Tối, dịu mát.
- Cảnh tượng không có gì thay đổi.
- Yên lặng, trầm tịch.
=> Sự im ắng của không gian quen thuộc khiến Thanh xúc động đến nghẹn họng, mãi mới cất tiếng gọi khẽ: “Bà ơi!”.
2.2.2. Trong khoảng thời gian ở nhà:
* Cảm xúc với người bà đáng kính:
– Vui mừng, xúc động khi gặp lại bà:
- Hình ảnh bà hiện lên với đôi mắt hiền từ, làn tóc trắng, tay chống gậy trúc.
- Ánh mắt bà nhìn cháu đầy âu yến và mến thương.
-> Sự thân thương khiến Thanh cảm động, mừng rỡ chạy đến bên bà.
– Cảm thấy bản thân mình nhỏ bé so với bà:
- Sự đối lập giữa hai bà cháu: “Thanh đi bên bà, người thẳng, mạnh, cạnh bà cụ gầy còng”.
- Thanh cảm nhận được sự che chở của bà dành cho mình, dù là lúc nhỏ hay cả bây giờ.
– Xúc động khôn nguôi khi nhận được tình yêu thương của bà:
- Bà lo lắng khi cháu phải đi bộ giữa trời nắng gắt.
- Bà phủi giường, sửa chiếu, xếp gối lại để cháu nằm nghỉ trong khi mình đi làm cơm.
- Nhẹ nhàng buông màn, đuổi muỗi cho cháu như ngày thơ bé.
-> Những hành động ân cần của bà khiến Thanh “ứa nước mắt”, xót xa khi bà chỉ có một mình ở nhà.
* Cảm xúc với Nga:
– Bất ngờ khi vừa mới gặp lại:
Chăm chú quan sát dáng vẻ xinh xắn của Nga.
Cuộc trò chuyện thân thiết gợi lại bao kỉ niệm khi xưa.
– Tình cảm chớm nở trong sáng:
Thanh rất hay quan sát, nhìn ngắm dáng vẻ xinh đẹp, dịu dàng của Nga.
Hai người đưa nhau đi thăm vườn, rảo bước dưới bóng hoàng lan cao lớn.
Sự bày tỏ trực tiếp của Nga: “Những ngày em đến đây hái hoa, em nhớ anh quá”.
Cái nắm tay của hai con người trong không gian ngập tràn hương hoàng lan.
=> Gợi lên sự dịu ngọt trong tâm hồn Thanh.
2.2.3. Khi Thanh rời đi:
– Vali trĩu nặng những thức quà bà cho, Thanh đứng nghe lời khuyên bảo của bà -> Tình yêu thương vô bờ của bà dành cho đứa cháu. Dù có lớn đến đâu thì Thanh vẫn mãi còn “bé quá” trong mắt bà.
– Tâm trạng bâng khuâng, lưu luyến, “nửa buồn nửa vui”:
Buồn vì phải rời xa chốn quê nhà bình yên, tràn ngập tình yêu.
Vui vì biết mình luôn có “nơi mát mẻ sung sướng” để trở về, có một người đợi chờ và nhớ mong mình.
2.2.4. Hình ảnh cây hoàng lan:
– Được lặp đi lặp lại xuyên suốt tác phẩm.
– Tượng trưng cho những người phụ nữ quan trọng trong cuộc đời Thanh:
- Người bà tần tảo, giàu đức hi sinh.
- Nga – cô gái dịu dàng, thủy chung.
=> Cây hoàng lan là nhân chứng chứng kiến sự trưởng thành của Thanh và Nga, cũng là sự già đi của người bà.
2.3. Đánh giá tác phẩm:
2.3.1. Nội dung:
– Cảm nhận sự bình yên của quê hương.
– Ca ngợi tình cảm gia đình thiêng liêng, gần gũi.
– Ca ngợi tình yêu trong sáng, thủy chung, đẹp đẽ.
2.3.2. Nghệ thuật:
– Ngôn ngữ giản dị, gần gũi mà không kém phần tinh tế.
– Lối kể chuyện nhẹ nhàng, đan xen giữa quá khứ và hiện tại.
– Giọng văn tha thiết, dịu dàng.
3. Kết bài:
– Khẳng định lại thông điệp, giá trị mà tác phẩm muốn truyền tải.
– Liên hệ mở rộng.
Dàn ý phân tích Dưới bóng hoàng lan
1. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả Thạch Lam
- Giới thiệu tác phẩm Dưới bóng hoàng lan
2. Thân bài:
2.1. Nội dung chính và chủ đề của văn bản:
– Nội dung chính: Truyện kể về một lần về quê thăm bà của nhân vật Thanh sau thời gian đi tỉnh làm ăn. Tại ngôi nhà thân thương, những kỉ niệm ngọt ngào ùa về trong tâm trí anh. Sau vài ngày ở nhà, anh trở lại tỉnh để tiếp tục công việc. Vào ngày đi, anh nghĩ mình sẽ trở về thường xuyên.
– Chủ đề: giá trị của tình cảm gia đình đối với mỗi cá nhân.
2.2. Phân tích nội dung:
* Tâm trạng của nhân vật Thanh khi vừa trở về nhà:
– Vẻ đẹp của không gian khu vườn và trong nhà khiến Thanh vô cùng xúc động:
Cảm xúc của Thanh khi bước vào khu vườn: “mát hẳn cả người”, cảm thấy nghẹn họng, mãi mới cất được tiếng gọi khẽ “Bà ơi”.
Cảm thấy bao nhiêu sự ồn ào ở ngoài kia đều ngừng lại ở bậc cửa.
=> Đó là nỗi xúc động không nói thành lời của người con đi xa nay được trở về với mái nhà thân yêu.
* Tâm trạng của Thanh khi ở bên bà:
– Cảm động, mừng rỡ khi gặp lại bà.
– Cảm thấy mình thật nhỏ bé khi bên bà:
- Sự đối lập giữa một bên là dáng người thẳng của Thanh và cái lưng còng của bà đã diễn tả được nỗi xúc động của Thanh. Trong trái tim anh, dù đã khôn lớn, trưởng thành nhưng anh vẫn luôn cảm thấy mình nhỏ bé khi ở bên bà.
- Mỗi lần trở về, Thanh đều cảm thấy bình yên và thong thả vì anh biết ở nhà luôn có bà chờ mong.
- Trong khoảnh khắc, mùi hương của cây hoàng lan làm anh nhớ lại kí ức thời thơ bé.
– Xúc động khi nhận được tình yêu thương của bà:
- Nghe tiếng bà đi vào, giả vờ ngủ.
- Nằm yên, không dám động đậy, chờ cho đến khi bà đi ra.
=> Cảm nhận được tình yêu thương của bà, Thanh cảm động gần ứa nước mắt.
* Cảm xúc của Thanh đối với Nga:
– Bất ngờ khi nghe thấy giọng nói quen thuộc của Nga:
- Chăm chú quan sát dáng vẻ xinh xắn của Nga.
- Vui vẻ ăn cơm cùng Nga, có lúc lầm tưởng Nga là em ruột của mình.
– Ngại ngùng:
- Nhớ lại hai bàn chân xinh xắn, lấm tấm cát của Nga ngày còn nhỏ rồi mỉm cười.
- Dắt Nga đi thăm vườn, cảm thấy mái tóc Nga thoảng thoảng mùi hoàng lan.
- Nghe thấy câu nói của Nga, Thanh không biết nói gì, vít cành lan ở trong tay để Nga tìm hoa.
– Cảm xúc thương yêu:
Cầm lấy tay Nga, để yên trong tay mình.
=> Cảm thấy có điều gì đó dịu ngọt trong tâm hồn.
* Tâm trạng của Thanh trong buổi sáng lên tỉnh:
– Bâng khuâng, lưu luyến:
- Cảm thấy nửa vui nửa buồn.
- Nghĩ đến căn nhà và nghĩ đến Nga.
2.3. Đánh giá:
a. Về nội dung:
– Tác phẩm đem đến cho người đọc cảm nhận được sự bình yên của mái nhà, quê hương.
Đồng thời, nó còn ca ngợi tình cảm gia đình thiêng liêng, đẹp đẽ.
b. Về nghệ thuật:
– Ngôn từ tinh tế.
– Lối kể chuyện nhẹ nhàng, có sự đan xen giữa quá khứ với hiện tại.
– Giọng văn tha thiết, dịu dàng.
3. Kết bài: Khẳng định giá trị của tác phẩm.
Lập dàn ý phân tích Dưới bóng hoàng lan
1. Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
2. Thân bài:
2.1. Nội dung chính và chủ đề của văn bản:
– Nội dung chính: Truyện kể về một lần về quê thăm bà của nhân vật Thanh sau thời gian đi tỉnh làm ăn. Tại ngôi nhà thân thương, những kỉ niệm ngọt ngào ùa về trong tâm trí anh. Sau vài ngày ở nhà, anh trở lại tỉnh để tiếp tục công việc. Vào ngày đi, anh nghĩ mình sẽ trở về thường xuyên.
– Chủ đề: giá trị của tình cảm gia đình đối với mỗi cá nhân.
2.2. Phân tích nội dung:
* Tâm trạng của nhân vật Thanh khi vừa trở về nhà:
– Vẻ đẹp của không gian khu vườn và trong nhà khiến Thanh vô cùng xúc động:
- Cảm xúc của Thanh khi bước vào khu vườn: “mát hẳn cả người”, cảm thấy nghẹn họng, mãi mới cất được tiếng gọi khẽ “Bà ơi”.
- Cảm thấy bao nhiêu sự ồn ào ở ngoài kia đều dừng lại ở bậc cửa.
=> Đó là nỗi xúc động không nói thành lời của người con đi xa nay được trở về với mái nhà thân yêu.
* Tâm trạng của Thanh khi ở bên bà:
– Cảm động, mừng rỡ khi gặp lại bà.
– Cảm thấy mình thật nhỏ bé khi bên bà:
- Sự đối lập giữa một bên là dáng người thẳng của Thanh và cái lưng còng của bà đã diễn tả được nỗi xúc động của Thanh. Trong trái tim anh, dù đã khôn lớn, trưởng thành nhưng anh vẫn luôn cảm thấy mình nhỏ bé khi ở bên bà.
- Mỗi lần trở về, Thanh đều cảm thấy bình yên và thong thả vì anh biết ở nhà luôn có bà chờ mong.
- Trong khoảnh khắc, mùi hương của cây hoàng lan làm anh nhớ lại kí ức thời thơ bé.
– Xúc động khi nhận được tình yêu thương của bà:
- Nghe tiếng bà đi vào, giả vờ ngủ.
- Nằm yên, không dám động đậy, chờ cho đến khi bà đi ra.
=> Cảm nhận được tình yêu thương của bà, Thanh cảm động gần ứa nước mắt.
* Cảm xúc của Thanh đối với Nga:
– Bất ngờ khi nghe thấy giọng nói quen thuộc của Nga:
- Chăm chú quan sát dáng vẻ xinh xắn của Nga.
- Vui vẻ ăn cơm cùng Nga, có lúc lầm tưởng Nga là em ruột của mình.
– Ngại ngùng:
- Nhớ lại hai bàn chân xinh xắn, lấm tấm cát của Nga ngày còn nhỏ rồi mỉm cười.
- Dắt Nga đi thăm vườn, cảm thấy mái tóc Nga thoảng thoảng mùi hoàng lan.
- Nghe thấy câu nói của Nga, Thanh không biết nói gì, vít cành lan ở trong tay để Nga tìm hoa.
– Cảm xúc thương yêu:
Cầm lấy tay Nga, để yên trong tay mình.
=> Cảm thấy có điều gì đó dịu ngọt trong tâm hồn.
* Tâm trạng của Thanh trong buổi sáng lên tỉnh:
– Bâng khuâng, lưu luyến:
- Cảm thấy nửa vui nửa buồn.
- Nghĩ đến căn nhà và nghĩ đến Nga.
2.3. Đánh giá:
a. Về nội dung:
– Tác phẩm đem đến cho người đọc cảm nhận được sự bình yên của mái nhà, quê hương. Đồng thời, nó còn ca ngợi tình cảm gia đình thiêng liêng, đẹp đẽ.
b. Về nghệ thuật:
– Ngôn từ tinh tế.
– Lối kể chuyện nhẹ nhàng, có sự đan xen giữa quá khứ với hiện tại.
– Giọng văn tha thiết, dịu dàng.
3. Kết bài: Khẳng định giá trị của tác phẩm.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 10: Dàn ý phân tích Dưới bóng hoàng lan (3 Mẫu) Dưới bóng hoàng lan của Thạch Lam của Neu-edutop.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.