Dàn ý cảm nhận về bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi gồm 2 dàn ý chi tiết nhất. Qua đó giúp các em học sinh lớp 10 tham khảo để biết cách viết bài cảm nhận về bài thơ Cảnh ngày hè hay hơn.
Cảm nhận Cảnh ngày hè giúp các bạn cảm nhận được bức tranh ngày hè rực rỡ, đầy sức sống. Qua đó bài thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên, đất nước và niềm khát khao cháy bỏng luôn đau đáu trong tim nhà thơ về một cuộc sống bình yên, no đủ cho muôn dân. Vậy sau đây là 2 mẫu dàn ý cảm nhận Cảnh ngày hè, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.
Dàn ý Cảm nhận về bài Cảnh ngày hè
1. Mở bài
– Giới thiệu vài nét về tác giả Nguyễn Trãi
+ Nguyễn Trãi (1380 – 1442) là một nhà chính trị, nhà văn, nhà quân sự lỗi lạc, danh nhân văn hoá thế giới, có đóng góp to lớn vào sự phát triển của văn học và tư tưởng Việt Nam.
– Giới thiệu bài thơ Cảnh ngày hè.
+ Bài thơ Cảnh ngày hè là một trong những tác phẩm nổi tiếng của Nguyễn Trãi, phản ánh vẻ đẹp độc đáo của bức tranh ngày hè và tâm hồn yêu thiên nhiên, đất nước, con người của nhà thơ.
2. Thân bài
a) Khái quát về bài thơ Cảnh ngày hè
– Hoàn cảnh sáng tác:
- Bài thơ ra đời trong những năm Nguyễn Trãi nhàn quan, không được vua tin dùng như trước.
- Bài thơ Cảnh ngày hè là bài số 43 trong mục Bảo kính cảnh giới (gương báu răn mình), phần vô đề của Quốc âm thi tập.
b) Phân tích, cảm nhận về bài thơ
+) Bức tranh thiên nhiên và con người vào ngày hè
– Bức tranh thiên nhiên tràn đầy sức sống, cảnh vật tươi tắn, rực rỡ
- “hoa hòe, thạch lựu, hồng liên” -> Hình ảnh thơ bình dị, gần gũi, quen thuộc.
- Màu sắc: màu xanh của cây hòe, màu đỏ của cây thạch lựu, màu hồng của hồng liên -> những màu sắc tươi tắn, rực rỡ, căng tràn nhựa sống.
- Các động từ mạnh: đùn đùn, giương, phun, tiễn -> Thể hiện trạng thái của cảnh vật: dù là cuối ngày nhưng sức sống căng tràn, bên trong sự vật tuôn trào ra ngoài không dứt.
=> Tác giả sử dụng những hình ảnh thơ gần gũi, quen thuộc, độc đáo và có sự phá cách, khác hẳn với những hình ảnh thơ mang tính ước lệ, tượng trưng vốn thường được sử dụng trong Đường thi.
– Bức tranh cuộc sống con người sôi động, náo nhiệt
+ Âm thanh:
Tiếng ve dắng dỏi -> tiếng đàn.
Tiếng chợ cá lao xao -> Âm thanh của cuộc sống thanh bình.
=> Âm thanh sôi động, dân dã gắn với cuộc sống đời thường thể hiện được nhịp sống ấm no hạnh phúc của nhân dân
+ Hình ảnh: chợ cá làng ngư phủ, lầu tịch dương
=> Bức tranh cảnh ngày hè có sự kết hợp hài hòa giữa màu sắc và âm thanh, giữa cảnh vật và con người:
- Cảnh vật ngày hè ngập tràn màu sắc, sự kết hợp màu độc đáo giữa màu đỏ của hoa lựu trước hiên với cây hòe xanh rợp bóng cùng với âm thanh của tiếng ve, của chợ cá khiến không gian tràn đầy sức sống.
- Trong không gian cảnh hè ấy, hình ảnh con người hiện lên với sự sung túc, hạnh phúc trong lao động.
+) Vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ
– Tình yêu thiên nhiên say đắm:
- Cảm nhận qua thị giác với: những tán lá xanh cây hòe, màu đỏ rực của thạch lựu, hình ảnh người dân làng chài mỗi sớm thức dậy và bóng người kéo lưới buổi chiều tà.
- Cảm nhận qua thính giác: tiếng ve kêu ran cả khoảng không gian, tiếng lao xao đông đúc của chợ cá.
- Cảm nhận qua khứu giác với hương sen thoảng theo gió.
=> Tác giả đắm chìm trong vẻ đẹp của thiên nhiên ngày hè. Tâm hồn nhà thơ Nguyễn Trãi được hòa vào thiên nhiên, nói lên được tác giả là người rất yêu đời, yêu cuộc sống.
– Ước nguyện của tác giả và tình yêu nước, thương dân sâu sắc:
“Dễ có Ngu cầm đàn một tiếng
Dân giàu đủ, khắp đòi phương”
+ Ung dung, tự tại, không muốn vướng bận đến chuyện quan trường nhưng vẫn luôn nghĩ về dân, về nước.
-> Tác giả khao khát muốn đem tài trí của mình để cống hiến cho đất nước, cho dân tộc
+ Tác giả mong có cây đàn của vua Ngu Thuấn để hát ca mong muốn mang lại cuộc sống ấm no, sung túc, yên vui cho nhân dân muôn nơi.
-> Tấm lòng yêu thương nhân dân. Ước mong, khát vọng cao đẹp về một cuộc sống thái bình, hạnh phúc cho muôn dân
=> Lúc nào, Nguyễn Trãi cũng khao khát mang lại cuộc sống hạnh phúc ấm no cho dân. Đó là tình yêu cuộc sống, yêu con người và trách nhiệm đối với dân với nước.
3. Kết bài
– Khẳng định lại giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
- Nội dung: Thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống và khát vọng xã hội phồn vinh, nhân dân no đủ, đất nước thịnh vượng của người nghệ sĩ hết lòng vì nước, vì dân.
- Đặc sắc nghệ thuật: Vận dụng sáng tạo thể thơ Đường luật, đan xen câu 6 chữ và câu 7 chữ; ngôn ngữ thơ giản dị, trong sáng, gần với lời ăn tiếng nói hàng ngày; bút pháp tả cảnh ngụ tình đặc trưng của văn học trung đại.
– Nêu cảm nhận của em về bài thơ.
Dàn ý cảm nhận về bài thơ Cảnh ngày hè
1. Mở bài
– Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
- Nguyễn Trãi một nhà thơ, nhà văn tài năng kiệt xuất của dân tộc, ông đã có nhiều đóng góp lớn cho nền văn học nước nhà
- Cảnh ngày hè một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp và tấm lòng yêu nước thương dân của tác giả.
2. Thân bài
– Bức tranh cảnh ngày hè nổi lên với bức tranh thiên nhiên ngày hè rực rỡ:
- Cây hòe có sức sống mãnh liệt giờ tán là xanh che phủ cả khoảng không gian
- Sắc đỏ của cây thạch lựu tô đậm thêm cho khung cảnh ngày hè
- Hương hoa sen tỏa ngát bay theo làn gió
=> Cảnh vật ngày hè tươi tắn tràn đầy sức sống
– Nghệ thuật ngôn từ được sử dụng:
- Từ láy: đùn đùn, lao xao, dắng dỏi…-> Cảnh ngày hè xôn xao, náo nức, không khí rất nhộn nhịp
- Động từ: rợp, đùn, tiễn đưa khiến cho người đọc thấy được cảm giác sức sống trỗi dậy của cảnh vật mùa hè
– Nhà thơ đã cảm nhận cái tinh tế, thú vị của ngày hè qua thị giác và thính giác:
- Nhà thơ nhìn những tán là xanh cây hòe, màu đỏ rực của thạch lựu, tiếng ve kêu ran cả khoảng không gian và hình ảnh người dân làng chài mỗi sớm thức dậy và bóng người kéo lưới buổi chiều ta.
- Ngày hè cảm nhận qua thính giác khi nhà thơ thấy được hương sen thoảng theo gió
=> Tâm hồn nhà thơ Nguyễn Trãi được hòa vào thiên nhiên, nói lên được tác giả là người rất yêu đời, yêu cuộc sống.
– Tình yêu nước thương dân của Nguyễn Trãi:
- Phong thái ung dung tự tại của nhà thơ khi về ở ẩn không muốn vướng bận đến chuyện quan trường.
- Nhưng trong thâm tâm ông luôn nghĩ về dân, lo cho dân, lo cho nước, ông luôn khao khát nhân dân được hưởng một cuộc sống thái bình, no đủ.
- Ca ngợi các đời vua ngự trị anh minh mang đến cuộc sống hạnh phúc, ấm no
3. Kết bài
Nhấn mạnh lại tình yêu thiên nhiên của tác giả đồng ca ngợi đức tính tốt đẹp của bậc thi nhân dù xin cáo quan về ở ẩn nhưng vẫn một lòng lo cho sự nghiệp chung đất nước.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 10: Dàn ý cảm nhận bài thơ Cảnh ngày hè Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi của Neu-edutop.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.