Bạn đang xem bài viết Uống Glucosamin có gây tác dụng phụ gì không? tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Glucosamine được tìm thấy tự nhiên trong cơ thể, nó vô cùng cần thiết cho việc hình thành và chữa lành mô sụn. Theo tuổi tác, glucosamin giảm đi, nhiều người phải sự dụng chất bổ sung. Thế nhưng uống glucosamin có gây tác dụng phụ gì không? Hãy cùng theo dõi bài viết.
Vì quá trình sản xuất glucosamin sẽ chậm lại theo tuổi tác nên nhiều người sử dụng chất bổ sung glucosamin để chống lại một số tình trạng sức khỏe liên quan đến lão hóa, chẳng hạn như viêm xương khớp. Tuy nhiên, nhiều người vẫn thắc mắc về tác dụng phụ khi uống glucosamin cũng như những trường hợp cẩn trọng khi sử dụng.
Tác dụng phụ khi uống glucosamin
Có nhiều dạng glucosamin khác nhau, bao gồm glucosamine sulfate, glucosamine hydrochloride và N-acetyl glucosamine.
Khi dùng bằng đường uống, glucosamine sulfate được đánh giá an toàn tuyệt đối ở hầu hết người lớn; glucosamine hydrochloride có thể an toàn cho hầu hết người lớn khi dùng ở liều lượng thích hợp trong vòng 2 năm; N-acetyl glucosamin cũng có thể an toàn khi dùng với liều lượng 3-6 gam mỗi ngày.
Nói chung, chất bổ sung glucosamin được cho là an toàn đối với hầu hết mọi người. Theo Harvard Health Publishing, một số tác dụng phụ của glucosamin bao gồm: tiêu chảy, đau bụng, ợ chua, buồn ngủ, đau đầu; và các phản ứng dị ứng, đặc biệt đối với những người có cơ địa dị ứng với các loại động vật có vỏ như tôm cua [1].
Một số trường hợp cần thận trọng khi dùng glucosamin
Mang thai hoặc cho con bú
Hiện nay, vẫn chưa có đủ thông tin đáng tin cậy để xác định được liệu glucosamin có an toàn để sử dụng khi mang thai hoặc cho con bú hay không. Do đó, phụ nữ mang thai và cho con bú nên giữ an toàn và không nên sử dụng glucosamin.
Bệnh hen suyễn
Một trường hợp bệnh nhân hen suyễn tiến triển nặng hơn khi dùng glucosamin đã được báo cáo năm 2002 trên Tạp chí Journal of the American Board of Family Practice. Theo đó, một phụ nữ 52 tuổi mắc bệnh hen suyễn đã được kiểm soát ổn định đã gặp phải những triệu chứng tồi tệ hơn khi cô ấy bắt đầu dùng chất bổ sung glucosamin (glucosamine-chondroitin) [2].
Các triệu chứng của bệnh hen suyễn đã được cải thiện sau khi người phụ nữ này ngừng dùng glucosamin. Mặc dù vẫn chưa có thêm báo cáo nào tương tự để biết chắc rằng liệu glucosamin có phải là nguyên nhân gây bệnh hen suyễn hay không, người bị bệnh hen suyễn nên theo dõi kỹ sức khỏe khi bắt đầu bổ sung glucosamin.
Bệnh tiểu đường
Có một số ghi nhận ban đầu cho thấy glucosamin có thể làm tăng lượng đường trong máu ở những người bị tiểu đường. Tuy nhiên, cũng có một số nghiên cứu cho thấy glucosamin dường như không ảnh hưởng đến việc kiểm soát lượng đường trong máu ở những ngượi bị bệnh tiểu đường loại 2.
Tuy glucosamin được đánh giá là khá an toàn đối với hầu hết người mắc bệnh tiểu đường, nhưng người mắc bệnh này nên theo dõi chặt chẽ lượng đường trong máu khi sử dụng.
Bệnh tăng nhãn áp
Glucosamin có thể làm tăng áp lực bên trong mắt, gây nên bệnh tăng nhãn áp – một căn bệnh có nguy cơ ảnh hưởng đến thị lực. Bằng chứng là một nghiên cứu nhỏ được công bố vào năm 2013 trên tạp chí JAMA Ophthalmology cho thấy, tăng nhãn áp có liên quan đến việc bổ sung glucosamin [3].
Huyết áp cao
Hiện nay, có khá nhiều nghiên cứu cho các kết quả khác nhau về việc glucosamin có thể làm tăng huyết áp. Do đó, để đảm bảo an toàn, hãy theo dõi huyết áp chặt chẽ nếu bạn dùng glucosamine sulfate và bị huyết áp cao.
Dị ứng
Có một số lo ngại rằng các sản phẩm bổ sung glucosamin có thể gây ra phản ứng dị ứng ở những người nhạy cảm với động vật có vỏ như tôm, cua. Tuy nhiên, các protein gây ra phản ứng dị ứng được tìm thấy trong thịt của động vật có vỏ như tôm, cua chứ không phải ở phần vỏ.
Bằng chứng là một khảo sát nhỏ được thực hiện trên những người bị dị ứng tôm cho thấy không ai có phản ứng với chất bổ sung glucosamin được sản xuất từ vỏ tôm. Khảo sát này được báo cáo vào năm 2006 trên tạp chí Clinical and Experimental Allergy [4].
Một nghiên cứu khác được báo cáo vào năm 2004 trên tạp chí Journal of Allergy and Clinical Immunology cũng không tìm thấy phản ứng dị ứng với chất bổ sung glucosamin ở những người bị dị ứng với cua, tôm hoặc tôm hùm [5].
Nhưng để an toàn và chắc chắn hơn, nếu bạn bị dị ứng với các loại động vật có vỏ như tôm hoặc cua, hãy trao đổi với bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng glucosamin.
Bài viết đã cung cấp thông tin về các tác dụng phụ khi uống glucosamin cũng như một số trường hợp cần thận trọng khi bổ sung hợp chất này. Để chắc chắn việc bổ sung glucosamin là an toàn và đạt được hiệu quả tốt nhất, hãy nói chuyện với bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng!
Nguồn: WebMD, Livestrong
>>>>> Glucosamin là gì? Tác dụng của glucosamin đối với sức khỏe
>>>>> Uống glucosamin đúng cách, an toàn, hiệu quả
Một số sản phẩm chứa glucosamin tại Nhà thuốc An Khang
-
Thuốc bột Glucosamin Stada Sachet 1500mg giảm thoái hóa khớp
153.000₫
/Hộp
5.200₫/Gói
Thuốc bột Glucosamin Stada Sachet 1500mg giảm thoái hóa khớp
-
AB Ausbiobone giảm triệu chứng thoái hóa khớp gối nhẹ đến trung bình
298.000₫
/Hộp
5.000₫/Viên
AB Ausbiobone giảm triệu chứng thoái hóa khớp gối nhẹ đến trung bình
-
Reduze giảm triệu chứng bị viêm khớp gối nhẹ và trung bình
480.000₫
/Hộp
8.000₫/Viên
Reduze giảm triệu chứng bị viêm khớp gối nhẹ và trung bình
-
Thuốc cốm AtiGluco 1500 Sac 1500mg giảm triệu chứng viêm khớp
232.000₫
/Hộp
7.900₫/Gói
Thuốc cốm AtiGluco 1500 Sac 1500mg giảm triệu chứng viêm khớp
-
GIÁ SỐC CUỐI TUẦN
Glucosaminbaybay ngừa nguy cơ thoái hóa khớp
67.200₫
/Hộp84.000₫-20% -
Progetic Glucosamine Sulfate tăng tiết dịch, giảm đau khớp
400.000₫
/Hộp
-
Healthy Joint Plus bổ sung dịch khớp, giảm đau khớp
415.000₫
/Chai
-
Triple Strength Glucosamine 7in1 1500mg ngừa thoái hóa khớp
-
Viartril-S 250mg giảm triệu chứng thoái hóa khớp
296.000₫
/Hộp
3.700₫/Viên
Viartril-S 250mg giảm triệu chứng thoái hóa khớp
-
Thuốc bột Flexsa 1500 giảm triệu chứng viêm khớp gối
360.000₫
/Hộp
12.000₫/Gói
Thuốc bột Flexsa 1500 giảm triệu chứng viêm khớp gối
-
PM Joint-Care giảm triệu chứng thoái hóa khớp nhẹ và trung bình
258.000₫
/Hộp
4.300₫/Viên
PM Joint-Care giảm triệu chứng thoái hóa khớp nhẹ và trung bình
-
Blackmores Glucosamine tăng sinh chất nhầy dịch khớp
Nguồn tham khảo
-
The latest on glucosamine/chondroitin supplements
https://www.health.harvard.edu/blog/the-latest-on-glucosaminechondroitin-supplements-2016101710391
-
Asthma exacerbation associated with glucosamine-chondroitin supplement.
https://www.jabfm.org/content/15/6/481.long
-
Oral Glucosamine Supplements as a Possible Ocular Hypertensive Agent
https://jamanetwork.com/journals/jamaophthalmology/fullarticle/1690919
-
Do shrimp-allergic individuals tolerate shrimp-derived glucosamine?
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/17083356/
-
Is glucosamine safe in patients with seafood allergy?
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/15341031/
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Uống Glucosamin có gây tác dụng phụ gì không? tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.