Bạn đang xem bài viết Ung thư trực tràng: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị và phòng ngừa tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Ung thư trực tràng là căn bệnh mà các tế bào ung thư bắt đầu xuất hiện ở trực tràng. Bệnh không chỉ phát triển tại trực tràng mà còn dễ di căn sang các bộ phận khác của cơ thể. Cùng tìm hiểu về ung thư trực tràng và những cách để phòng tránh nhé!
Ung thư trực tràng là gì?
Trực tràng là một đoạn ruột nằm giữa đại tràng và hậu môn của bạn. Ung thư trực tràng là căn bệnh mà các tế bào ung thư bắt đầu xuất hiện ở trực tràng.
Ung thư bên trong trực tràng (ung thư trực tràng) và ung thư bên trong ruột kết (ung thư ruột kết) thường được gọi chung với cái tên là ung thư đại trực tràng.
Ung thư trực tràng là gì?
Các giai đoạn của ung thư trực tràng
- Giai đoạn 0: Lớp niêm mạc trong cùng của trực tràng là nơi ung thư có thể được tìm thấy. Ung thư trực tràng giai đoạn đầu còn được gọi là ung thư biểu mô tại chỗ.
- Giai đoạn 1: Khối u phát triển đến lớp dưới niêm.
- Giai đoạn 2: Khối u phát triển sâu hơn đến lớp cơ của thành trực tràng.
- Giai đoạn 3: Khối u xâm lấn qua lớp thanh mạc của trực tràng, di căn hạch bạch huyết lân cận.
- Giai đoạn 4: Ung thư di căn tới cơ quan khác của cơ thể, như gan, phổi….
Các giai đoạn của ung thư trực tràng
Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ ung thư trực tràng
Dưới đây là những nguyên nhân làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư trực tràng:
Polyp trực tràng: Ung thư trực tràng phát triển qua nhiều năm, đầu tiên sẽ xuất hiện vùng mô phát triển bất thường trông giống như những vết sẹo nhỏ gọi là polyp. Một số polyp có khả năng tiến triển thành ung thư và bắt đầu phát triển và xâm nhập vào thành trực tràng.
Tuổi tác: Những người trên 50 tuổi thường có nguy cơ mắc bệnh ung thư trực tràng cao hơn.
Tiền sử gia đình có người mắc ung thư trực tràng.
Đột biến gen di truyền: Một số đột biến gen liên quan đến ung thư trực tràng như Hội chứng Lynch (một dạng rối loạn di truyền liên quan đến một số bệnh ung thư).
Viêm ruột hoặc viêm loét đại tràng: Nếu mắc phải các bệnh lý về tiêu hoá như viêm đại tràng lâu ngày và không được điều trị dứt điểm cũng sẽ tăng nguy cơ ung thư lên nhiều lần.
Hút thuốc lá, uống rượu bia cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Chế độ ăn nhiều chất béo hoặc những người ăn nhiều thịt đỏ (thịt bò, thịt cừu, thịt bê, thịt dê,…).
Béo phì cũng làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng cho cả 2 giới, tuy nhiên rõ nét hơn ở nam giới. Ở nam giới có chỉ số BMI (chỉ số khối cơ thể) lớn sẽ có nguy cơ bị ung thư đại trực tràng cao gấp 2 lần, trong khi ở phụ nữ béo phì thì nguy cơ này cao gấp 1,5 lần so với người có BMI bình thường.
Dấu hiệu của bệnh ung thư trực tràng
Các dấu hiệu và triệu chứng của ung thư trực tràng bao gồm:
- Tiêu chảy, táo bón hoặc đi vệ sinh thường xuyên hơn.
- Phân có màu nâu sẫm và đôi khi có máu.
- Khuôn phân hẹp.
- Đau bụng.
- Sụt cân không rõ nguyên nhân.
- Cảm thấy mệt mỏi, nhanh mất sức.
Biến chứng nguy hiểm
Ung thư trực tràng có thể lan ra bên ngoài trực tràng ảnh hưởng đến các mô, hạch bạch huyết và các cơ quan xung quanh trực tràng như âm đạo, đại tràng, ruột non, bàng quang.
Ung thư trực tràng có thể di căn đến các cơ quan khác trong cơ thể, trong đó thường gặp di căn đến gan, phổi, não, xương, màng bụng.
Cách chẩn đoán bệnh
Hầu hết các trường hợp ung thư trực tràng được chẩn đoán trong quá trình kiểm tra sức khỏe định kỳ. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể nghi ngờ bạn mắc bệnh dựa trên các triệu chứng của bạn.
Bác sĩ có thể sẽ yêu cầu bạn tiến hành một số các xét nghiệm dưới đây nhằm đưa ra chẩn đoán chính xác:
- Nội soi đại trực tràng: Bác sĩ sử dụng một ống mỏng có đèn và camera ở đầu để quan sát bên trong trực tràng và đại tràng của bạn.
- Sinh thiết: Bác sĩ sẽ lấy mẫu mô để phân tích liệu rằng có phải ung thư không và kiểm tra các đột biến di truyền liên quan đến ung thư đại trực tràng.
- Chụp CT: Có thể giúp bác sĩ xem xét mức độ ung thư ở trực tràng, ruột kết và các cơ quan khác như gan, phổi, màng bụng…
- Chụp cộng hưởng từ (MRI): Có thể giúp bác sĩ xác định giai đoạn của bệnh ung thư.
- Quét PET (chụp cắt lớp phát xạ positron): Tương tự như chụp CT, nó cũng giúp bác sĩ tìm các dấu hiệu của ung thư di căn trên cơ thể bạn.
Nội soi đại trực tràng
Khi nào cần gặp bác sĩ
Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Nếu có các dấu hiệu dưới đây bạn nên đến gặp bác sĩ ngay lập tức:
- Tình trạng tiêu chảy, táo bón diễn ra thường xuyên hơn và tần suất đi vệ sinh của bạn cũng nhiều hơn.
- Thấy máu trong phân hoặc nước tiểu của bạn.
- Đau ngực, khó thở.
- Lú lẫn.
- Sút cân không rõ nguyên nhân, dễ mất sức và các triệu chứng không thuyên giảm.
Nơi khám chữa bệnh ung thư uy tín
Nếu gặp các dấu hiệu nêu trên bạn có thể đến các bệnh viện đa khoa nơi cư trú để được thăm khám và điều trị.
Tham khảo một số bệnh viên nổi tiếng và uy tín sau:
- TP.HCM: Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM, Bệnh Viện Ung Bướu cơ sở 2,…
- Hà Nội: Bệnh viện K, Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội, Bệnh viện Bạch Mai,…
Các cách điều trị bệnh ung thư trực tràng
Phẫu thuật
Tùy mỗi giai đoạn, phẫu thuật dùng để điều trị duy nhất đối với giai đoạn sớm, còn các giai đoạn khác có thể kết hợp hóa – xạ trị trước mổ hoặc sau mổ.
Đối với giai đoạn IV (đã di căn cơ quan khác), bác sĩ sẽ đánh giá khả năng phẫu thuật có cắt được hết bướu nguyên phát và bướu di căn hay không. Nếu không, đa phần bệnh nhân sẽ được điều trị toàn thân bằng các phương pháp hoá trị kết hợp nhắm đích hoặc miễn dịch. Tuỳ từng trường hợp bệnh cụ thể, mỗi bệnh nhân sẽ có phương pháp điều trị khác nhau
Đối với giai đoạn trễ, bệnh lan tràn ổ bụng, di căn nhiều cơ quan, thể trạng bệnh nhân yếu,… thì bác sĩ sẽ đưa ra các phác đồ điều trị khác.
Nội soi kết hợp phẫu thuật cắt bỏ khối polyp ở giai đoạn sớm
Hóa trị
Hóa trị là một hình thức điều trị tích cực bằng thuốc nhằm tiêu diệt các tế bào đang phát triển nhanh chóng trong cơ thể. Hóa trị có thể được sử dụng trước khi phẫu thuật để thu nhỏ khối u hoặc sau khi phẫu thuật để tiêu diệt bất kỳ tế bào ung thư nào còn sót lại.
Xạ trị
Giống như hóa trị, xạ trị có thể được sử dụng trước hoặc sau phẫu thuật. Xạ trị sử dụng các chùm tia năng lượng mạnh để tiêu diệt tế bào ung thư hoặc ngăn không cho chúng phát triển và phân chia. Nó có thể được sử dụng kết hợp với hóa trị liệu.
Liệu pháp miễn dịch
Liệu pháp miễn dịch điều trị ung thư sử dụng hệ thống miễn dịch của cơ thể bạn để tìm và tiêu diệt các tế bào ung thư. Có một số loại liệu pháp miễn dịch khác nhau, nhưng tất cả các liệu pháp miễn dịch đều hoạt động bằng cách đào tạo hệ miễn dịch của bạn để nó có thể tấn công các tế bào ung thư.
Liệu pháp nhắm trúng đích
Nếu bạn bị ung thư trực tràng tiến triển, bác sĩ có thể sẽ đề nghị bạn điều trị bằng thuốc nhắm đích kết hợp với hóa trị. Phương pháp điều trị này nhắm vào những bất thường cụ thể trong tế bào ung thư khác biệt so với tế bào thường, từ đó khiến chúng bị tiêu diệt mà không làm ảnh hưởng các tế bào bình thường.
Biện pháp phòng ngừa
Mặc dù bạn không thể ngăn ngừa ung thư trực tràng một cách hoàn toàn, nhưng có những cách bạn có thể thực hiện để giảm nguy cơ mắc bệnh như:
- Tập thể dục thường xuyên: Việc hoạt động rèn luyện sức khoẻ sẽ làm giảm nguy cơ mắc ung thư trực tràng.
- Duy trì mức cân nặng khỏe mạnh: Nếu bạn đang ở mức cân nặng hợp lý, hãy duy trì nó bằng cách tập thể dục thường xuyên và chọn một chế độ ăn uống lành mạnh. Nếu bạn thừa cân, hãy cố gắng giảm cân từ từ bằng cách tăng cường tập thể dục và giảm lượng calo nạp vào.
- Ăn nhiều loại trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt: Do chúng có chứa nhiều vitamin, khoáng chất, chất xơ và chất chống oxy hóa đóng vai trò trong việc ngăn ngừa ung thư.
- Không ăn quá nhiều các loại thức ăn giàu chất béo và chất đạm.
- Không sử dụng rượu bia và thuốc lá.
- Khám sức khỏe thường xuyên để phát hiện sớm các vấn đề hoặc đến gặp bác sĩ nếu tiền sử gia đình có người mắc polyp hoặc ung thư trực tràng.
- Táo bón
- 14 cách trị táo bón tại nhà vào dịp tết và các lưu ý khi bị táo bón
- Trĩ
Ung thư trực tràng là một bệnh nguy hiểm tiềm ẩn nhiều rủi ro vì khó phát hiện sớm và các dấu hiệu, triệu chứng giống với các loại bệnh thông thường khác. Vì vậy cần phải lưu ý duy trì lối sống lành mạnh, nói không với rượu bia, hạn chế ăn thức ăn nhiều chất béo, chất đạm…Nếu bạn thấy bài viết hay và hữu ích, đừng quên chia sẻ cho người thân và bạn bè cùng biết nhé!
Nguồn: Healthline, Cleveland Clinic
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Ung thư trực tràng: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị và phòng ngừa tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.