Bạn đang xem bài viết Tuyệt chiêu giúp bố mẹ dạy trẻ tự nhận sai và nói lời xin lỗi tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Dạy con nói lời xin lỗi khi mắc sai lầm sao đúng cách, giúp trẻ tự tin thốt những lời chân thành nhất khi gây ra lỗi là điều mà nhiều bậc phụ huynh quan tâm. Neu-edutop.edu.vn chia sẻ các cách dạy trẻ nói lời xin lỗi dễ dàng và hiệu quả qua bài viết sau đây.
Hãy bắt đầu nói lời xin lỗi với trẻ
Đừng ngần ngại nói lời xin lỗi đối với các con dù là lỗi nhỏ nhất, hãy nhẹ nhàng xin lỗi bé khi chính bản thân cha mẹ dù làm sai. Đây là một bài học cho cha mẹ và cả con cái, đối với cha mẹ khi xin lỗi cũng tự mình rút ra kinh nghiệm, học được sự bình tĩnh và vị tha, làm gương cho con cái.
Còn đối với các bé, khi thấy ba mẹ nói lời xin lỗi cũng sẽ bắt chước học theo, từ cách xin lỗi như thế nào đến từ ngữ mà các bậc bố mẹ khi nói ra, các bé sẽ làm theo. Điều này hình thành nên tư duy cho trẻ là biết sai thì hãy xin lỗi trước, rồi khắc phục hậu quả sau.
Nhiều người lớn khi mắc một lỗi trước mặt con trẻ thường không coi trọng lời xin lỗi với con. Tuy nhiên nếu chúng ta muốn làm một tấm gương tốt cho con trẻ thì rất nên mở lời xin lỗi bé. Từ đó giúp con yêu hiểu được giá trị của lời xin lỗi đối với các mối quan hệ xung quanh mình, ngoài ra đây cũng là một trải nghiệm rèn luyện chính bản thân bố mẹ nữa đấy.
Không bắt ép con mà hãy nhẹ nhàng giải thích
Sự ép buộc trẻ làm điều theo ý mình sẽ làm trẻ sợ hãi và thường có xu hướng trốn tránh nhiều hơn, vì trẻ em cảm thấy việc xin lỗi quá là lớn nên các bé sau này sẽ tìm nhiều cách để lẩn tránh tội lỗi mà mình gây ra, từ đó hình thành thói quen nói dối và “ đánh trống lảng”, “đá sang chuyện khác” rất không tốt cho trẻ sau này.
Các bậc phụ huynh khi thấy trẻ mắc lỗi thì trước hết hãy nhẹ nhàng giải thích cho trẻ sai lầm đó gây ra hậu quả gì, thay vì mắng chửi thì hãy tạo đủ điều kiện để trẻ có thể tự tin nói câu “con xin lỗi…”. Đa phần những trẻ chúng thích sự dịu dàng, nhẹ nhàng khi nói chuyện nên ba mẹ nên bình tĩnh khi dạy bảo bé là phương thức tốt nhất để trẻ tự mình sửa chữa lỗi lầm.
Không nên dùng đòn roi để dạy dỗ trẻ
Các bậc cha mẹ khi thấy con mình mắc sai dù lớn hay nhỏ đa phần sẽ mắng hay cho phạt đòn roi vì cho rằng “thương con cho roi cho vọt”.
Đây là một cách giáo dục trẻ nhận lỗi cực kỳ sai lầm và không phù hợp với thời đại hiện nay. Bởi trẻ lứa tuổi mầm non có khả năng nhận thức rất sớm, khiến chúng từ nhỏ đã chịu áp lực, tạo ra những tổn thương khó mà chữa lành khi chúng đã trưởng thành.
Nói xin lỗi rất dễ, nhưng hành động như thế nào cho đúng chuẩn là điều mà các cha mẹ nên hướng đến. Hãy thay những đòn roi, tiếng mắng nhiếc bằng những lời nhẹ nhàng nhưng có chút uy nghiêm.
Đồng thời, dạy trẻ cách lãnh lấy trách nhiệm, đảm đương và khắc phục hậu quả sau khi gây ra lỗi thế nào để đối phương hài lòng, hóa việc tiêu cực thành tích cực mới là điều mà các bậc phụ huynh cần hướng đến.
Khen ngợi khi trẻ nhận lỗi
Bên cạnh đó, hãy dành những lời khen cho trẻ như “Con rất dũng cảm, biết nhận lỗi như thế là đã lớn” hay “ bé nhà ta giỏi ghê” khi bé thực hiện đúng, luôn xin lỗi khi mình làm sai.
Những câu khen ngợi trẻ của ba mẹ là nguồn động lực lớn giúp trẻ cảm thấy tự tin, trở nên mạnh mẽ khi nói lời xin lỗi, bỏ qua sự quanh co, nói dối mà thừa nhận sai lầm ngay sẽ hỗ trợ trẻ sau này khi hòa nhập vào xã hội.
Nêu gương bạn cùng lứa tuổi
Ngoài lời khen ra thì các bậc phụ huynh cũng có thể nêu vài tấm gương tốt trong nhà hay hàng xóm có thái độ nhận lỗi lầm.
Qua đó phân tích cho trẻ những bạn nhỏ đấy xin lỗi như thế nào, cách thức ra sao, điều này có hiệu quả gì và bạn đó nhận được gì khi dám nói lời xin lỗi cho bé. Kèm theo cách truyền đạt nhẹ nhàng để trẻ cảm thấy mình có thể bắt chước làm theo.
Tuy nhiên, các ba mẹ cũng không nên dùng một bạn nhỏ nào duy nhất để khen ngợi nhờ đó để dạy bé. Vì những đứa trẻ nhỏ thường có tính ganh đua, nếu bố mẹ chỉ khen mỗi một bạn nhiều lần làm trẻ thấy khó chịu, sinh ra tâm ghen tị và ghét lây bạn nhỏ đấy là không nên. Vì vậy, dùng ví dụ điển hình cũng phải lựa chọn kĩ nhé các bậc bố mẹ.
Dạy cho con cách giữ bình tĩnh
Hầu hết những đứa trẻ khi làm sai và phải xin lỗi thường mất kiểm soát. Nếu bạn ép buộc con trẻ xin lỗi thì có thể khiến bé tức giận hơn. Do đó hãy đưa con ra khỏi tình huống đó, nói chuyện, quan tâm con và hỏi han về những gì đã xảy ra.
Phân tích tình huống với con
Khi con đã bình tĩnh trở lại thì hãy hỏi con về toàn bộ câu chuyện để trẻ có thể bày tỏ những suy nghĩ, cảm xúc của mình. Từ đó bạn hãy phân tích và chỉ ra các mặt đúng, sai để con hiểu hơn và rút ra bài học cho những lần sau.
Cùng con thảo luận ra các hướng giải quyết
Bạn có thể đặt câu hỏi cho con “Nếu gặp lại tình huống này con sẽ làm gì?”. Điều này sẽ giúp con bạn có thể suy xét và nghĩ ra được hướng giải quyết khác tốt hơn. Đồng thời cũng là cách giúp con quản lý cảm xúc của mình tốt hơn.
Khuyến khích sự đồng cảm để dạy con xin lỗi
Nếu 2 đứa trẻ bất đồng, tuyệt chiêu tiếp theo đó là hãy thử hỏi con mình sẽ cảm thấy như thế nào nếu được đặt vào vị trí của đứa trẻ kia. Điều này có thể khiến cho con hiểu về những lỗi lầm mà con đã gây ra.
Làm gương cho con
Mỗi bố mẹ cần phải làm gương để con trẻ noi theo. Chẳng hạn những lúc mắc lỗi trong cuộc sống hay gặp những tình huống không tốt, bạnhãy nói lời xin lỗi, kể cả đối với con mình. Điều này sẽ giúp con thấy và học hỏi theo.
Dạy con thời điểm xin lỗi
Một đứa trẻ thường không biết được đâu là đúng và đâu là sai. Bạn có thể giải thích với chúng trong trường hợp như thế nào thì nên nói lời xin lỗi. Hoặc hỏi chúng rằng con sẽ phản ứng thế nào nếu người khác làm điều tương tự đó với con.
Giúp trẻ đối phó với cảm xúc
Các bé sẽ có thể cảm thấy e ngại, xấu hổ khi phải nói lời xin lỗi với người khác, đặc biệt là với những người bạn đồng trang lứa. Trong trường hợp này, bạn cần giải thích cho con hiểu để trẻ chấp nhận điều mình làm sai và có dũng khí xin lỗi.
Dạy con cách xin lỗi
Lời xin lỗi không chỉ đơn giản là từ lời nói. Các bố mẹ hãy dạy con cách xin lỗi đúng cách như mắt nhìn thẳng, đứng yên khi xin lỗi. Khi kết thúc lời xin lỗi nên có lời hứa không tái phạm ở những lần sau.
Cha mẹ đứng ở vị trí trung lập
Các bậc bố mẹ thường có xu hướng bảo vệ hoặc đổ lỗi cho con mình hoặc đứa trẻ kia. Tuy nhiên bạn cần giữ bình tĩnh và nghe các bé giải thích để tìm ra hướng giải quyết đúng đắn, không bên vực đứa trẻ nào cả.
Để trẻ tự xin lỗi theo cách của mình
Đôi khi những đứa trẻ thường không thích áp đặt và không muốn xin lỗi theo bố mẹ. Lúc này, bạn nên để con có thời gian suy nghĩ về những hành động sai trái cũng như cách xin lỗi. Tuy có thể không nói lời xin lỗi nhưng trẻ có thể ôm, tặng hoa hoặc viết giấy. Điều quan trọng nhất vẫn là để trẻ hiểu lỗi sai và tự xin lỗi theo cách của mình.
Giải thích cho trẻ hiểu về hậu quả khi không xin lỗi
Khi trẻ quá cứng đầu và không chịu nói lời xin lỗi, bố mẹ cần giải thích những hậu quả có thể xảy ra mà trẻ phải đối mặt. Chẳng hạn như bạn ấy sẽ không trò chuyện và chơi cùng con nữa, hay bạn ấy sẽ rất buồn đó.
Đừng quên thể hiện tình yêu
Một điều cuối cùng mà bố mẹ cần ghi nhớ đó là đừng quên thể hiện tình yêu thương của mình dù cho trẻ có làm sai điều gì đi chăng nữa. Việc trẻ phải xin lỗi sẽ khiến bé tức giận và xấu hổ, do đó một tình yêu thương sẽ khiến trẻ cảm thấy được thoải mái và tự tin hơn.
Bài viết trên đây Neu-edutop.edu.vn đã cùng các bạn khám phá những tuyệt chiêu giúp con trẻ tự nhận lỗi và xin lỗi. Hy vọng qua những chia sẻ trên, các bố mẹ có thể tham khảo và dạy con mình theo cách phù hợp nhất.
Neu-edutop.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Tuyệt chiêu giúp bố mẹ dạy trẻ tự nhận sai và nói lời xin lỗi tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.