Tụt huyết áp là chỉ số huyết áp tâm thu thấp hơn 90 mmHg và huyết áp tâm trương thấp hơn 60 mmHg. Tham khảo Mẹo chữa tụt huyết áp tại nhà dễ nhá.
Tụt huyết áp hay huyết áp thấp có thể gây ngất xỉu hoặc chóng mặt do não không nhận được đủ máu, vậy thì tụt huyết áp là gì? Mẹo chữa tụt huyết áp tại nhà ra sao? Neu-edutop.edu.vn sẽ giải đáp tất tần tật những thông tin này đến bạn nhé.
Tham khảo thêm:Huyết áp thấp nên làm gì, ăn gì? Cách xử trí khi bị tụt huyết áp
Hiện tượng tụt huyết áp là gì?
Theo chuyên trang sức khỏe Vinmec, hiện tượng tụt huyết áp là tình trạng mà huyết áp của bạn giảm xuống mức dưới 90/60 mmHg, cụ thể là huyết áp tâm thu dưới 90 mmHg, huyết áp tâm trương dưới 60 mmHg, khi mạch máu bị giãn ra một cách bất thường hay thể tích máu trong lòng mạch giảm đột ngột thì hiện tượng tụt huyết áp sẽ xảy ra.
Một số dấu hiệu nhận biết khi tụt huyết áp là: Chóng mặt, choáng váng, mất khả năng tập trung, mệt mỏi, hoa mắt, tim đập nhanh, buồn nôn, nặng hơn là ngất xỉu,…
Cách xử lý khi bị tụt huyết áp tại nhà
Khi gặp một người có dấu hiệu của tụt huyết áp, bạn nên kiểm tra xem người đó có tiền sử bệnh tiểu đường hay không, bởi vì nếu có thì khả năng người đó bị hạ đường huyết là rất cao, cần có cách sơ cứu khác, còn nếu không phải thì thực hiện theo trình tự dưới đây:
Bước 1 Bình tĩnh, từ từ đặt bệnh nhân ngồi hoặc nằm dưới bề mặt phẳng, sau đó dùng gối kê đầu và chân sao cho chân cao hơn so với đầu.
Bước 2 Nếu được thì cho bệnh nhân uống một ly nước trà gừng, nước sâm, cà phê hay nước trà đặc, socola… hoặc thức ăn nhiều muối sẽ giúp cơ thể thoải mái hơn.
Bước 3 Còn nếu không chuẩn bị được những đồ ăn thức uống trên thì nên cho bệnh nhân uống thật nhiều nước lọc để kích thích nhịp tim giúp nâng chỉ số huyết áp lên tạm thời.
Bước 4 Nếu bệnh nhân có thuốc điều trị huyết áp thấp do bác sĩ kê thì nên cho bệnh nhân uống.
Bước 5 Khi tình trạng bệnh nhân được cải thiện hơn thì tiến hành đỡ bệnh nhân ngồi dậy từ từ, nhắc họ cử động chân tay trước khi ngồi dậy, còn nếu bệnh nhân vẫn không thuyên giảm gì thì cần đưa ngay vào cơ sở y tế gần đó để được điều trị kịp thời.
Mẹo chữa tụt huyết áp dễ thực hiện
Chữa tụt huyết áp bằng chế độ dinh dưỡng
Uống nhiều nước
Những người mắc bệnh tụt huyết áp nên uống thật nhiều nước, bởi vì cách này sẽ làm tăng thể tích máu, giúp cơ thể tránh mất nước, nhờ đó giúp giảm nguy cơ tụt huyết áp.
Ăn nhiều muối hơn
Những người bệnh nhân tụt huyết áp nên ăn nhiều muối hơn để giúp tăng huyết áp, tuy nhiên không nên lạm dụng chế độ ăn quá mặn vì sẽ chứa nguy cơ dẫn đến suy tim, suy thận, tuy nhiên cần tham khảo ý kiến bác sĩ về nhu cầu muối cần ăn hằng ngày để đảm bảo an toàn nhé.
Chia nhỏ các bữa ăn, ít carbohydrate
Nên chia nhỏ các bữa ăn, bổ sung thêm các bữa phụ bên cạnh 3 bữa chính và đảm bảo mỗi bữa ăn chỉ ăn một lượng vừa đủ, không nên ăn quá no hoặc để bụng quá đói sẽ giúp hạn chế máu tập trung về hệ tiêu hóa, tránh được khả năng tụt huyết áp.
Sau mỗi bữa ăn nên nghỉ ngơi từ 30 phút đến 60 phút, ngoài ra cần hạn chế tiêu thụ thực phẩm giàu carbohydrate như: Khoai tây, gạo, mì ống, bánh mì,…
Dùng trà gừng
Gừng giúp làm ấm cơ thể đồng thời tăng nhịp tim, uống một tách trà gừng khi bị tụt huyết áp sẽ giảm được những triệu chứng như buồn nôn, hoa mắt, chóng mặt,… Nên lưu ý không nên sử dụng lâu dài vì gừng dễ gây nóng và kích thích dạ dày.
Dùng trà cam thảo
Theo như nghiên cứu của tạp chí Y khoa Anh, hợp chất glycyrrhizic trong cam thảo có tác dụng tăng nồng độ của aldosteron nội sinh, đây là hormon gây co mạch, tăng giữ muối và nước giúp nâng cao chỉ số huyết áp. Do đó, khi bị tụt huyết áp nên uống một tách trà cam thảo.
Ăn trái cây
Khi gặp biểu hiện của tụt huyết áp bạn cần ăn trái cây thật nhiều như: Cà rốt, chanh, táo, nho, cam, chuối,…những loại trái cây này không những bổ sung vitamin cho cơ thể mà còn giúp việc tuần hoàn máu ổn định hơn, điều hoà huyết áp tốt hơn.
Dùng sữa
Sữa lại là thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng, trong đó có vitamin B12 và folate, uống sữa sẽ giúp tăng máu, mà thiếu máu sẽ rất dễ gây tụt huyết áp, do đó đây là loại đồ uống rất tốt cho người tụt huyết áp.
Tham khảo thêm: 5 loại sữa giúp điều hòa huyết áp
Mang vớ ép nha khoa
Khi mang những loại vớ ép nha khoa, giúp làm giảm lượng máu bị dồn ứ xuống chân, hồi lưu máu tĩnh mạch, tham gia vòng tuần hoàn phần trên cơ thể một cách hiệu quả, đặc biệt là tim và não bộ.
Vớ ép còn giúp cải thiện tình trạng đau và áp lực do chứng giãn tĩnh mạch. Do đó, mang vớ ép nha khoa cũng khá tốt cho người tụt huyết áp.
Cách thay đổi tư thế chuẩn
Nếu bạn đứng lên ngồi xuống quá đột ngột sẽ dễ dẫn đến hạ huyết áp, cho nên bạn nên vận động nhẹ nhàng không nên ngồi vắt chéo chân hoặc đứng yên một chỗ trong thời gian dài vì hành động này có thể khiến máu tích tụ nhiều ở chân gây tụt huyết áp.
Tránh tụt huyết áp bằng tập luyện thể dục
Tập thể dục thường xuyên hoặc vận động thể chất đều đặn, vừa giúp cải thiện chức năng tim mạch, tăng cường lưu thông máu, giảm căng thẳng, giảm stress, mỗi ngày dành khoảng 30 phút tập thể dục như: Đi bộ, tập yoga, đạp xe,… là mẹo chữa tụt huyết áp đơn giản mà hiệu quả.
Người bị tụt huyết áp nên tránh làm gì?
- Tránh nâng, khiêng vác những vật nặng.
- Tránh đứng yên trong một thời gian dài.
- Tránh ở lâu trong môi trường nóng nực, đặc biệt là tránh tắm nước nóng lâu hoặc xông hơi: Tắm nước nóng hoặc xông hơi quá lâu sẽ dẫn tới chóng mặt, choáng váng, ngất xỉu do hơi nóng làm giãn mạch toàn thân khiến huyết áp giảm đột ngột.
- Tránh các loại thức uống có cồn như rượu, bia.
- Tránh chuyển đổi tư thế đột ngột.
Các lưu ý liên quan đến tụt huyết áp
Thường xuyên theo dõi huyết áp
Nên thường xuyên theo dõi huyết áp tại nhà của chính mình cũng như của chính người thân, để kịp thời phát hiện tình trạng sức khỏe, có những biện pháp theo dõi và can thiệp đúng lúc để tránh những hậu quả đáng tiếc.
Nguyên nhân tụt huyết áp phổ biến
- Thiếu dinh dưỡng.
- Nằm trên giường nghỉ ngơi quá lâu.
- Phụ nữ mang thai dễ tụt huyết áp.
- Dùng thuốc gây hạ huyết áp.
- Nhiễm trùng nặng.
- Phản ứng dị ứng nghiêm trọng.
- Giảm thể tích máu.
- Mắc những vấn đề về tim.
- Mất nước hoặc mất máu nhiều.
- Gặp những vấn đề về nội tiết cũng dễ gây tụt huyết áp.
Dùng thuốc theo chỉ định bác sĩ
- Fludrocortisone: Thuốc này dành cho những bệnh nhân tụt huyết áp do nguyên nhân mất nước, mất máu.
- Midodrine: Thuốc này dành cho những bệnh nhân tụt huyết áp do các nguyên nhân liên quan đến rối loạn chức năng hệ thần kinh tự chủ.
Hy vọng với những thông tin chi tiết về căn bệnh tụt huyết áp mà Neu-edutop.edu.vn tổng hợp trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn và trang bị cho mình một kiến thức vững vàng để phòng ngừa cũng như điều trị nhé.
Nguồn: Vinmec tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Phạm Văn Hùng – Khoa Khám bệnh & Nội khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng
Neu-edutop.edu.vn