Bạn đang xem bài viết Trung Thu ý nghĩa, làm đèn Ông Sao, vẽ mặt nạ truyền thống cùng nghệ nhân tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Không chỉ đơn thuần là sự tích về chị Hằng, chú Cuội hay những chiếc bánh Trung Thu thơm mà Tết Trung Thu còn thực sự đặc biệt khi nó mang đến nhiều trò chơi truyền thống thú vị. Tại các ngôi làng nghề truyền thống ở gần Hà Nội, bạn sẽ có thể trải nghiệm ngay những món đồ chơi ý nghĩa và đặc biệt mỗi năm chỉ có một lần này đấy!
“Thủ phủ” làm đèn Ông Sao lớn nhất miền Bắc – Làng nghề Báo Đáp tỉnh Nam Định
Địa chỉ: Làng Báo Đáp, xã Hồng Quang, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định
Giá thành: Miễn phí
Giờ mở cửa: Cả ngày
Số điện thoại: 0358241732
Facebook: Không có
Ưu điểm: Nhiều gia đình làm nghề truyền thống về đèn ông sao, người dân mến khách, thân thiện,…
Nhược điểm: Đang cập nhật
Không chỉ ngập tràn trong sắc hoa vào dịp tết Nguyên đán mà làng Báo Đáp ở Nam Định còn ngập tràn trong màu sắc của những chiếc lồng đèn Trung Thu mỗi khi rằm tháng tám lại cận kề. Nghề làm lồng đèn Trung Thu đã có từ rất lâu tại ngôi làng này và được bao thế hệ nối tiếp nhau gìn giữ, phát triển.
Trên những bậc thềm, những sân nhà trong từng khu xóm ở làng Báo Đáp, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp hình ảnh rực rỡ của hàng trăm chiếc đèn Trung Thu được các nghệ nhân đang hoàn thành. Bạn có thể ghé vào xóm 7 hoặc xóm 8 để tận mắt xem những đôi bàn tay khéo léo ấy tạo nên một chiếc lồng đèn Trung Thu như thế nào bởi đây là nơi những nhà còn giữ nghề truyền thống này chủ yếu tập trung lại với nhau.
Càng thú vị và hấp dẫn hơn nữa khi đã có một nhóm nhiếp ảnh gia trẻ đến làng Báo Đáp và thực hiện phục dựng bối cảnh một ngôi nhà cổ vào những năm 90 để đưa du khách ghé thăm trở về những hồi ức, những kỉ niệm đẹp và quý giá của mùa Tết Trung Thu xưa. Bạn hãy đến đây, ghé thăm vào bất cứ nhà nào làm nghề lồng đèn truyền thống, học làm đèn và check in với vô vàn những chiếc đèn lấp lánh giấy bóng kính rực màu sặc sỡ nhé!
Làm lồng đèn Ông Sao, tham quan làng cổ Đường Lâm
Đánh giá chất lượng: 4.3/5 (Đánh giá bởi Google)
Địa chỉ: Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội
Giá thành: Khoảng 10.000 – 30.000 đồng/vé
Giờ mở cửa: Cả ngày (Thường đông khách lúc 11h00)
Số điện thoại: 0366473532
Facebook: Không có
Ưu điểm: Nét đẹp cổ kính, yên bình, người dân thân thiện, mến khách, có nhiều dịch vụ ăn uống, thuê xe trong làng,…
Nhược điểm: Làng được tu sửa nhiều nên vẻ đẹp cổ kính đã bị hạn chế dần.
Là một trong những địa điểm thu hút khách du lịch bậc nhất tại Sơn Tây, Hà Nội, làng cổ Đường Lâm không chỉ là địa điểm vui chơi, thư giãn cuối tuần quen thuộc của nhiều gia đình mà đây còn là điểm đến yêu thích của trẻ em mỗi dịp Tết Trung Thu về.
Bởi tại nơi đầy ắp những nét thân thuộc của làng quê Bắc Bộ xưa, bạn sẽ bắt gặp được những nhà nghề truyền thống làm đồ chơi Trung Thu cho trẻ em từ mây tre đan. Nhiều nghệ nhân lâu năm sẽ đích thân cầm tay các em nhỏ làm ra những chiếc đèn Ông Sao nhiều màu và tặng nó miễn phí cho các bé.
Làng cổ Đường Lâm sẽ càng thú vị hơn khi bạn có thể đạp xe quanh làng, khám phá mọi ngóc ngách cổ kính, yên bình và dừng chân tại những nhà nghề làm lồng đèn truyền thống để tận hưởng không khí Trung Thu đấy!
Làm mặt nạ giấy bồi truyền thống tại làng nghề ông Hảo
Đánh giá chất lượng: 4.5/5 (Đánh giá bởi Google)
Địa chỉ: 44 P. Hàng Bạc, Hàng Buồm, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Giá thành: Miễn phí
Giờ mở cửa: Đang cập nhật
Số điện thoại: 0972751556
Facebook: Không có
Ưu điểm: Cổ kính yên tĩnh, nhiều nghề truyền thống, nghệ thuật kiến trúc đặc sắc,…
Nhược điểm: Đông khách vào dịp lễ.
Bên cạnh lồng đèn Trung Thu, nghề làm mặt nạ giấy bồi truyền thống cũng không kém phần đặc sắc. Dịp Tết Trung Thu này bạn có thể ghé thăm Đình Kim Ngân ngay trong phố cổ Hà Nội để tìm hiểu về làng nghề làm mặt nạ Ông Hảo. Đây là nơi làng nghề ông Hảo, thuộc xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, Hưng Yên, nổi tiếng với nghề làm mặt nạ giấy bồi xuất hiện.
Khi đến Đình Kim Ngân, du khách sẽ được tận hưởng không khí Tết Trung Thu vô cùng nhộn nhịp và có cơ hội được gặp gỡ, lắng nghe những câu chuyện và trực tiếp được hướng dẫn làm mặt nạ giấy bồi thủ công từ những nghệ nhân của làng ông Hảo.
Đơn giản chỉ là tre, là nứa, thậm chí là giấy phế liệu nhưng những người thợ thủ công này lại có thể khéo léo tạo ra những chiếc mặt nạ thỏ ngọc, đầu rồng, đầu lân hay chú Cuội vô cùng sáng tạo và bắt mắt.
Trên đây là 3 địa điểm hấp dẫn ở gần Hà Nội mà bạn có thể ghé thăm để cùng làm nên những món đồ chơi truyền thống và tận hưởng không khí Tết Trung Thu. Hãy cùng người thân, bạn bè tham gia trải nghiệm ngay để có một mùa Trung Thu ý nghĩa và đáng nhớ nhé!
Neu-edutop.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Trung Thu ý nghĩa, làm đèn Ông Sao, vẽ mặt nạ truyền thống cùng nghệ nhân tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.