Bạn đang xem bài viết Triệu chứng ho gà qua từng giai đoạn giúp bạn nhận biết bệnh chính xác tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Ho gà là bệnh truyền nhiễm cao, các triệu chứng dễ khiến bệnh nhân nhầm lẫn với các bệnh cảm cúm thông thường khác. Hãy cùng Nhà thuốc An Khang cùng tìm hiểu các triệu chứng ho gà qua từng giai đoạn giúp bạn dễ dàng nhận biết và điều trị bệnh sớm nhất nhé!
Bệnh ho gà là gì?
Ho gà là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp rất dễ lây lan do vi khuẩn Bordetella pertussis xâm nhập. Bệnh này có 3 giai đoạn: khởi phát, toàn phát và hồi phục.
Bệnh lây nhiễm thông qua tiếp xúc trực tiếp với chất dịch tiết ở mũi, họng, niêm mạc mũi của người bệnh khi nói chuyện, hắt hơi, ho,…
Ho gà xuất hiện ở mọi lứa tuổi, phần lớn số ca mắc nhiễm bệnh là trẻ em dưới 1 tuổi và chưa tiêm phòng hoặc chưa tiêm đủ 3 mũi vacxin cơ bản.
Các triệu chứng ho gà ở trẻ em có thể kéo dài từ vài tuần đến vài tháng. Bệnh có thể gây khó thở và dẫn đến tử vong ở trẻ sơ sinh nếu ba mẹ không phát hiện và điều trị sớm.
Triệu chứng giai đoạn khởi phát
Bệnh ho gà tiến triển qua các giai đoạn bắt đầu thời kỳ ủ bệnh có thể kéo dài từ 6 đến 20 ngày hoặc (trung bình 9 đến 10 ngày).
Các triệu chứng ban đầu có thể gặp từ 1 đến 2 tuần và thường bao gồm:
Sốt nhẹ
Khi bắt đầu nhiễm bệnh, lúc này người bệnh có thể không có triệu chứng sốt hoặc sốt nhẹ, viêm đường hô hấp trên, cơ thể mệt mỏi, chán ăn.
Tuy nhiên, những triệu chứng này thường không rõ ràng và rất dễ khiến người bệnh nhầm lẫn với các bệnh viêm đường hô hấp hay bệnh cảm cúm khác dẫn đến sự theo dõi chủ quan bệnh.[1]
Ho, sổ mũi
Người bệnh sẽ ho kéo dài kèm theo là những triệu chứng nhiễm trùng đường hô hấp như chảy nước mũi, hắt hơi, ho nhẹ về đêm. Ở những giai đoạn đầu này, ho gà dường như không khác gì cảm lạnh thông thường.
Do đó, các bác sĩ thường không nghi ngờ hoặc chẩn đoán cho đến khi các triệu chứng bệnh ngày một nghiêm trọng hơn xuất hiện.
Ngưng thở (ở trẻ sơ sinh)
Lúc này trẻ bị ho nặng hơn, rũ rượi theo từng cơn. Mỗi cơn ho gồm nhiều tiếng ho liên tục, ho có thể kéo dài 3 tiếng ho/lần.
Do ho nhiều nên ở một số trường hợp (đặc biệt ở trẻ sơ sinh lúc này hệ hô hấp còn yếu) cơ thể trẻ sẽ yếu dần và thiếu oxy gây ra ngưng thở, mặt trở nên tím tái, tĩnh mạch ở cổ nổi đỏ cực kỳ nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong.
Triệu chứng giai đoạn toàn phát
Ho dữ dội và liên tục kèm theo âm thanh đặc trưng như tiếng gà
Một đến 2 tuần sau khi các triệu chứng đầu tiên bắt đầu, các triệu chứng ban đầu của những người mắc bệnh ho gà có thể phát triển thành các cơn ho kịch phát.
Các cơn ho nhanh, dữ dội cường độ ngày càng tăng và không kiểm soát được. Những cơn ho này thường kéo dài từ 1 đến 6 tuần nhưng cũng có thể kéo dài đến 10 tuần. Chúng thường trở nên tồi tệ hơn và phổ biến hơn khi bệnh tình tiếp tục xảy ra.
Tiếng thở rít vào xuất hiện ở cuối các cơn ho hoặc xen kẽ sau mỗi tiếng ho, mỗi lần người bệnh rít vào kèm theo âm thanh đặc trưng như tiếng gàrít, vì vậy người ta mới gọi bệnh này là “ho gà”.
Nôn mửa
Thông thường, những người bị ho gà cuối cơn ho thường khạc ra một lượng lớn chất nhầy đặc, có thể gây nôn (ói mửa sau ho gà).
Tạo điều kiện để có thể bị trục xuất hết các chất nhầy nhớt ứ đọng ra khỏi cơ thể. Nôn mửa là triệu chứng đặc trưng của bệnh ho gà.[2]
Kiệt sức
Do tần suất các cơn kéo dài trong nhiều tuần liên tục kèm theo các triệu chứng sổ mũi, nôn mửa, sốt cơ thể dần trở nên suy nhược gây mệt mỏi cực độ, kiệt sức.
Tần suất những cơn ho khoảng 15 cơn/ngày, khiến cổ họng luôn trong tình trạng đau rát, khó thở, tức ngực,… dẫn đến chán ăn, đề kháng suy giảm.
Giai đoạn hồi phục
Các triệu chứng sẽ giảm dần khi giai đoạn hồi phục bắt đầu. Thường là trong vòng 4 tuần kể từ khi khởi phát kéo dài. Lúc này cơn ho dần một ít đi, bệnh nhân giảm sốt, bớt nôn và sổ mũi lại. Tuy nhiên, nhiều tháng sau đó, các cơn ho vẫn có thể tái diễn gây ra viêm phổi.
Ở độ tuổi trẻ vị thành niên và người lớn, triệu chứng bệnh thường nhẹ, ít gặp cơn ho điển hình hoặc không có bất kỳ triệu chứng nào. Thường có ho thì chỉ kéo dài trong 7 ngày.
Sẽ có một vài trường hợp nhỏ trẻ đã từng tiêm phòng vacxin nhưng vẫn mắc bệnh, tuy nhiên đối với những bệnh nhân này các triệu chứng bệnh thường nhẹ và nhanh khỏi.[3]
Khi nào gặp bác sĩ?
Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ?
Gọi cho bác sĩ nếu bạn hoặc người thân trong gia đình có những cơn ho kéo dài liên tục trong nhiều tuần kèm theo:
- Cuối các cơn ho hít vào với tiếng rít.
- Trẻ sơ sinh có dấu hiệu cố gắng thở hoặc có những khoảng ngưng thở đáng chú ý.
- Tức ngực, khò khè.
- Sốt.
- Cơ thể suy nhược, mệt mỏi.
- Chán ăn.
- Buồn nôn, nôn mửa.
Chẩn đoán
Giai đoạn khỏi phát thường khó phân biệt với các bệnh lý viêm phế quản, cảm cúm hoặc bệnh lao cũng nên được các bác sĩ xem xét.
- Nuôi cấy dịch mũi họng, xét nghiệm kháng thể huỳnh quang trực tiếp và xét nghiệm phản ứng chuỗi polymerase (PCR).
- Chụp X-quang.
- Xét nghiệm máu.
Các bệnh viện có chuyên khoa truyền nhiễm uy tín
- TP. Hồ Chí Minh: Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch,…
- Hà Nội: Bệnh Viện Bệnh Nhiệt Đới Trung Ương, Bệnh viện Bạch Mai,…
Xem thêm: Chăm sóc khi trẻ bị ho gà.
Hy vọng qua bài viết trên đã cung cấp thêm những thông tin hữu hiệu về các triệu chứng của bệnh ho gà qua từng giai đoạn để người bệnh nhận biết, tránh nhầm lẫn với các bệnh cảm cúm thông thường. Hãy chia sẻ rộng rãi hơn để mọi người xung quanh bạn cùng đọc nhé!
Nguồn: Msdmanuals, Cdc, Mayoclinic, Rarediseases.
Nguồn tham khảo
-
Pertussis (Whooping Cough)
https://www.cdc.gov/pertussis/about/signs-symptoms.html
-
Whooping cough
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/whooping-cough/symptoms-causes/syc-20378973
-
Pertussis
https://rarediseases.org/rare-diseases/pertussis/
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Triệu chứng ho gà qua từng giai đoạn giúp bạn nhận biết bệnh chính xác tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.