Bạn đang xem bài viết Trầm cảm ở trẻ em hậu COVID-19 tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Trầm cảm ở trẻ em là một trong những bệnh lý gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển về sức khỏe tinh thần của trẻ, đặc biệt là tình trạng trầm cảm ở trẻ em hậu Covid-19. Vậy bệnh lý này là gì và làm sao để nhận biết trẻ bị trầm cảm hậu Covid-19? Hãy cùng tìm hiểu thông tin qua bài viết này nhé!
Trầm cảm sau Covid-19 là gì?
Trầm cảm được định nghĩa là tình trạng rối loạn khí sắc, bao gồm các triệu chứng như buồn bã, mất hứng thú, chán nản, giảm tập trung, thiếu sinh lực,….
Trầm cảm sau Covid-19 là bệnh lý trầm cảm xảy ra sau 3 tháng kể từ lúc bệnh nhân khỏi Covid-19, khi đó bệnh nhân có đầy đủ các triệu chứng để có thể chẩn đoán trầm cảm.
Trầm cảm sau Covid-19 là bệnh trầm cảm xảy ra sau 3 tháng kể từ lúc bệnh nhân khỏi Covid-19
Vấn đề trầm cảm ở trẻ em hậu Covid-19
Trẻ em được coi là một trong những đối tượng nhạy cảm, dễ bị tổn thương nhất trong đại dịch Covid-19.
Việc mất đi những người thân yêu trong gia đình, đặc biệt là cha hoặc mẹ trong thời kỳ Covid-19 là một cú sốc lớn của trẻ. Chứng kiến và chấp nhận nỗi đau thương mất mát đã là điều khó khăn, thậm chí còn hơn như vậy đối với những trẻ chưa bao giờ chịu đựng nỗi đau tương tự.
Hơn nữa, trong thời buổi dịch bệnh, cả nước đã phải gồng mình chống dịch và thực hiện các chỉ thị của Chính phủ về việc hạn chế ra đường. Theo đó, trẻ phải ở trong nhà và không được tiếp xúc, chơi đùa với bạn bè. Điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển về tâm thần đối với trẻ, nhất là ở trẻ trong độ tuổi phát triển.
Nhiều trường hợp bị hậu Covid-19 khiến trẻ đau ngực, sổ mũi, hụt hơi, chán ăn kéo dài. Lúc này, khi trẻ mắc chứng trầm cảm thì tình trạng này lại càng nặng nề hơn, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, hoạt động hằng ngày và khả năng học tập của trẻ.
Việc mất đi những người thân yêu trong gia đình do Covid-19 là một cú sốc lớn đối với trẻ
Nguyên nhân trầm cảm vì Covid-19
Nguyên nhân gây ra trầm cảm ở bệnh nhân hậu Covid-19 được cho là do tình trạng viêm nhiễm và phản ứng miễn dịch khi cơ thể bị nhiễm virus SARS-CoV-2. Khi đó, hệ miễn dịch đồng loạt sản xuất ra các hóa chất trung gian như cytokines và chemokines để kích hoạt phản ứng viêm bảo vệ cơ thể.
Khi tình trạng của bệnh nhân ngày càng nặng nề thì các phản ứng viêm càng mạnh mẽ, nồng độ các cytokine càng cao, từ đó dẫn đến việc các tế bào viêm ở ngoại biên xâm nhập vào hệ thần kinh trung ương.
Hậu quả của việc này là gây ra sự rối loạn sự dẫn truyền thần kinh và trục nội tiết hạ đồi-tuyến yên, từ đó khiến bệnh nhân bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh trầm cảm như buồn bã, chán nản, mất hứng thú trong mọi việc, cảm giác cuộc sống không còn ý nghĩa nữa, cảm giác tội lỗi, nghĩ bản thân vô dụng, dư thừa,…
Ngoài các nguyên nhân do các yếu tố sinh học gây nên, trầm cảm sau Covid-19 còn do các yếu tố tâm lý, xã hội như:
- Sự xa lánh, kỳ thị của xã hội đối với người nhiễm Covid-19.
- Các sang chấn tâm lý khi chứng kiến cảnh mất người thân trong gia đình.
- Sự cách ly hoàn toàn với xã hội khiến bệnh nhân cảm thấy cô đơn, lạc lõng.
- Sự lo lắng, căng thẳng khi bị nhiễm Covid-19.
- Sự lo âu về các vấn đề thất nghiệp, thu nhập,…
Sự lo lắng, căng thẳng của trẻ khi bị nhiễm Covid-19 góp phần gây tăng nguy cơ trầm cảm
Nhận biết các dấu hiệu ở trẻ bị trầm cảm
Hầu như các triệu chứng trầm cảm của trẻ em đều tương tự với người trưởng thành, tuy nhiên cũng có nhiều điểm khác biệt. Do đó, trong quá trình nuôi dạy và chăm sóc trẻ, phụ huynh cần phải chú ý phát hiện để đưa trẻ đến khám bác sĩ kịp thời.
Một số dấu hiệu trầm cảm ở trẻ em sau Covid-19 như:
- Dễ cáu kỉnh hoặc thất vọng, ngay cả khi bệnh Covid-19 đã hồi phục hoàn toàn.
- Cảm thấy bị cô lập, cô đơn.
- Khó có thể tránh khỏi cảm giác buồn bã và mất đi sự hứng thú đối với những việc bình thường mà trẻ ưa thích.
- Chán ăn, ăn ít hay thậm chí không ăn.
- Khó khăn khi tập trung học tập, đọc sách hay xem tivi.
- Nghĩ rằng mình có tội và tự làm bản thân đau, bị thương.
- Các dấu hiệu ở trường như giảm đột ngột thành tích học tập, chán nản muốn nghỉ học,…
Buồn bã, chán nản là những dấu hiệu thường gặp ở trẻ bị trầm cảm
Cha mẹ có thể làm gì để giúp con tránh khỏi chứng trầm cảm mùa Covid-19?
Giúp trẻ cảm thấy thoải mái khi nói về cảm xúc của bản thân
Những bậc phụ huynh nên tạo cho trẻ một môi trường nuôi dưỡng và chăm sóc mà ở đó, trẻ có thể thoải mái bày tỏ những suy nghĩ và tình cảm của bản thân để giúp cha mẹ hiểu rõ hơn về con cái của mình, biết được những suy tư, mong muốn của trẻ.
Qua đó các bậc phụ huynh có thể thấu hiểu và giải thích những vấn đề thắc mắc của trẻ, từ đó giúp gắn bó tình cảm gia đình hơn và cải thiện tình trạng trầm cảm ở trẻ.
Ở thời điểm đại dịch Covid-19 thì việc này càng phải được chú trọng nhiều hơn khi có quá nhiều điều tiêu cực xảy ra mỗi ngày. Cha mẹ nên dành thời gian ngồi xuống cùng chơi, cùng trò chuyện với trẻ để hỗ trợ tích cực cho tâm lý trẻ trong giai đoạn này.
Việc cố gắng cảm thông và lắng nghe một cách chân thành sẽ tạo cho trẻ cảm giác an toàn, từ đó cha mẹ sẽ là một điểm tựa vững chắc cho trẻ. Đây được xem là một cách hữu hiệu để giúp trẻ tránh xa những lo lắng, áp lực, giảm được nguy cơ mắc chứng trầm cảm.
Cha mẹ nên dành thời gian ngồi xuống cùng chơi, cùng trò chuyện với trẻ
Thực hiện các bước để thu hút trẻ bị trầm cảm
Khi trẻ bắt đầu có những dấu hiệu của chứng trầm cảm như mất hứng thú với những việc mà trẻ ưa thích, buồn bã, chán nản, ăn kém,… thì các bậc cha mẹ có thể áp dụng những cách sau đây để giúp trẻ giảm bớt được các triệu chứng cũng như ngăn chặn tình trạng bệnh trở nên nặng nề hơn:
- Tạo điều kiện cho trẻ tham gia các hoạt động vui chơi sau khi hết giãn cách xã hội, đặc biệt là các phong trào ở trường lớp và địa phương.
- Trấn an, giải thích cho trẻ về dịch Covid-19, đồng thời khuyến khích trẻ tập luyện thể dục thể thao, bổ sung chất dinh dưỡng đầy đủ để tăng cường hệ miễn dịch.
- Ở thời điểm giãn cách xã hội, cha mẹ có thể giúp trẻ kết nối với bạn bè thông qua các ứng dụng online để cùng nhau học tập, trò chuyện. Điều này sẽ giúp trẻ không còn thời gian để nghĩ về những điều tiêu cực và bệnh tật.
- Thường xuyên thăm hỏi trẻ, lắng nghe những mong muốn của trẻ như: trẻ muốn đi du dịch vào mùa hè sau khi giãn cách xã hội kết thúc,… Qua đó các bậc phụ huynh có thể đáp ứng giúp trẻ giảm bớt sự xa lánh với xã hội bên ngoài.
- Động viên, khuyến khích trẻ học những điều mới mẻ để trẻ bớt cảm thấy nhàm chán trong lúc giãn cách như học đàn, học bơi tại nhà, học một ngôn ngữ mới.
- Dạy cho trẻ học cách trân trọng và biết ơn những thứ xung quanh mình. Chẳng hạn như những bác sĩ đang phải gồng mình chống dịch ngoài kia, những anh bộ đội tiếp lương thực mỗi ngày cho cộng đồng,…
Cha mẹ có thể giúp trẻ kết nối với bạn bè thông qua các ứng dụng online để cùng nhau học tập
Điều trị trầm cảm sau Covid-19
Điều trị trầm cảm sau Covid-19 không dùng thuốc
Khi trẻ xuất hiện các triệu chứng của trầm cảm sau Covid-19, các bậc cha mẹ có thể áp dụng các biện pháp sau:
- Hạn chế cho trẻ sử dụng các thiết bị điện tử như điện thoại di động, tivi, máy vi tính,…
- Động viện trẻ nên ra ngoài để vui chơi, trò chuyện cùng các bạn.
- Cho trẻ luyện tập thể dục thể thao vừa sức.
- Hỗ trợ, nhắc nhở trẻ ngủ khoảng 8 tiếng mỗi ngày, ngủ đủ giấc.
- Xây dựng cho trẻ một chế độ ăn lành mạnh, đầy đủ chất dinh dưỡng.
- Tránh sử dụng lời lẽ nặng nề, la mắng hay chỉ trích trẻ mà hãy nên cảm thông, giải thích cho trẻ hiểu vấn đề. Cha mẹ nên khen thưởng nhiều hơn là trách phạt trẻ.
- Giúp trẻ tiếp tục hoặc quay lại các hoạt động mà trẻ cảm thấy ưa thích và thú vị.
- Tránh gây áp lực cho trẻ hoặc để trẻ chứng kiến những cuộc cãi vã, xung đột trong gia đình.
Dành thời gian chơi với con cũng là một cách giúp hỗ trợ điều trị trầm cảm cho trẻ
Điều trị trầm cảm sau Covid-19 bằng thuốc
Việc điều trị trầm cảm sau Covid-19 bằng cách sử dụng thuốc phải được sự tư vấn và chỉ định từ bác sĩ. Tuyệt đối không được tùy tiện mua thuốc cho trẻ uống mà không có sự tư vấn từ bác sĩ hoặc dược sĩ có chuyên môn.
Một số loại thuốc dùng để điều trị trầm cảm như:
- Thuốc chống trầm cảm 3 vòng: hiệu quả chống trầm cảm của thuốc sẽ xuất hiện sau 2 đến 4 tuần điều trị. Tuy nhiên, thuốc có một số tác dụng phụ như khô miệng, rối loạn thị giác, táo bón, hạ huyết áp tư thế, chóng mặt, buồn nôn,…
- Thuốc chống trầm cảm ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin: thuốc có ít tác dụng phụ hơn thuốc chống trầm cảm 3 vòng. Tuy nhiên, tác dụng phụ chủ yếu là lên hệ tiêu hóa như gây đầy bụng, chán ăn và buồn nôn.
Sử dụng thuốc điều trị trầm cảm bắt buộc phải có sự tư vấn và chỉ định từ bác sĩ
Khi nào vấn đề trầm cảm ở trẻ em hậu Covid-19 cần phải thăm khám?
Di chứng hậu Covid-19 ở mỗi người là khác nhau và mức độ nghiêm trọng có thể tùy theo từng cá thể riêng. Tuy nhiên, một khi các triệu chứng trầm cảm ở trẻ em sau Covid-19 xuất hiện với tần suất nhiều, kéo dài và ngày càng nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến các hoạt động xã hội và học tập của trẻ thì cha mẹ cần đưa trẻ đến khám bác sĩ để được can thiệp và điều trị kịp thời.
Khi các dấu hiệu trầm cảm ngày càng rõ rệt và kéo dài thì cha mẹ cần đưa trẻ đến khám bác sĩ
Xem thêm:
- Chăm sóc trẻ bị Covid-19 đúng cách để mau hồi phục. Lưu ý khi chăm sóc
- Bảo vệ bé trong thời điểm “dịch chồng dịch”
Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin bổ ích về các vấn đề xoay quanh bệnh trầm cảm hậu Covid-19 ở trẻ em. Hãy quan tâm và chăm sóc trẻ đúng cách để trẻ luôn phát triển một cách toàn diện nhất. Nếu bạn cảm thấy bài viết hay, hãy chia sẻ cho gia đình và bạn bè cùng tham khảo nhé!
Nguồn: Verywell family, Cidrap
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Trầm cảm ở trẻ em hậu COVID-19 tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.