Trắc nghiệm Sử 12 Kết nối tri thức Bài 8 là tài liệu vô cùng hữu ích tổng hợp 145 câu hỏi trắc nghiệm xoay quanh kiến thức bài Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 – 1975) với các mức độ: vận dụng, thông hiểu và vận dụng cao.
File trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 8 Kết nối tri thức gồm có câu hỏi trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn và trắc nghiệm đúng sai có đáp án giải chi tiết. Qua đó sẽ giúp các bạn học sinh làm quen với các dạng bài tập, định hướng học tập, ôn luyện đạt được kết quả cao trong các bài kiểm tra, bài thi sắp tới. Bên cạnh đó các bạn xem thêm bộ câu hỏi trắc nghiệm đúng sai Lịch sử 12 Kết nối tri thức.
I. Trắc nghiệm Sử 12 Kết nối tri thức Bài 8
1.Câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn
Câu 1 (TH). Trong giai đoạn từ 1954 đến 1958, mục tiêu đấu tranh chủ yếu của nhân dân miền Nam Việt Nam là
A. đòi Mỹ – Diệm thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ.
B. xây dựng và phát triển các lực lượng vũ trang.
C. chuẩn bị tổ chức các cuộc phản công quân sự.
D. xây dựng các căn cứ địa ở nông thôn, rừng núi.
Câu 2 (NB). Nghị quyết 15 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (1959) đã quyết định
A. tiến hành chiến tranh du kích, xây dựng các căn cứ địa.
B. phát lệnh tổng khởi nghĩa giành chính quyền trên toàn miền Nam.
C. để nhân dân nhân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng.
D. phái lực lượng ra miền Bắc chở vũ khí vào Nam đánh Mỹ.
Câu 3 (TH). Nội dung nào sau đây không phải là ý nghĩa của phong trào “Đồng khởi” (1959 – 1960) ở miền Nam Việt Nam?
A. Lung lay tận gốc chính quyền Ngô Đình Diệm.
B. Đánh bại “Chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ.
C. Bước phát triển mới của cách mạng miền Nam.
D. Cách mạng miền Nam chuyển sang thế tiến công.
Câu 4 (TH). Nội dung nào sau đây không phải là bối cảnh diễn ra cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975) của nhân dân Việt Nam?
A. Chiến tranh lạnh và cục diện đối đầu Đông – Tây đang diễn ra.
B. Cuộc Tổng tuyển cử tự do mới chỉ thực hiện được ở miền Bắc.
C. Pháp và Mỹ không thi hành đúng điều khoản Hiệp định Giơ-ne-vơ.
D. Đất nước tạm thời bị chia cắt thành hai miền theo Hiệp định Giơ-ne-vơ.
Câu 5 (TH). Hai cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược (1945 – 1975) đều được phát động trong điều kiện quốc tế nào sau đây?
A. Có sự ủng hộ của phe xã hội chủ nghĩa.
B. Chiến tranh thế giới thứ hai đang đến hồi kết.
C. Quan hệ quốc tế đang có diễn biến phức tạp.
D. Xu thế toàn cầu hóa đã xuất hiện ở châu Âu.
Câu 6 (TH). Trong những năm 1954 – 1960, miền Bắc Việt Nam đã thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau, nhưng không có nhiệm vụ nào sau đây?
A. Xây dựng kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
B. Cải tạo quan hệ sản xuất, bước đầu phát triển kinh tế – xã hội.
C. Thực hiện khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh.
D. Hoàn thành việc cải cách ruộng đất để “người cày có ruộng”.
Câu 7 (TH). Nội dung nào sau đây là hình thức đấu tranh chủ yếu chống chế độ Mỹ – Diệm của nhân dân miền Nam Việt Nam trong thời gian đầu sau Hiệp định Giơ-ne-vơ (1954)?
A. Tổng tiến công và nổi dậy.
B. Đấu tranh chính trị hòa bình.
C. Dùng bạo lực cách mạng.
D. Đấu tranh cải lương
Câu 8 (VD). Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao Động Việt Nam lần thứ 15 (1-1959) có quyết định quan trọng nào sau đây?
A. Đấu tranh chính trị kết hợp đấu tranh vũ trang đề giành chính quyền.
B. Tiếp tục đấu tranh chính trị yêu cầu Mỹ thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ.
C. Đấu tranh chính trị chuẩn bị tổ chức tổng tuyển cử thống nhất đất nước.
D. Chỉ sử dụng bạo lực cách mạng đánh đổ chính quyền Mỹ – Diệm.
Câu 9 (VD). Trong giai đoạn 1954 – 1958 của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, nhân dân miền Nam Việt Nam tập trung vào thực hiện nhiệm vụ nào sau đây?
A. Đấu tranh chống chế độ Mỹ – Diệm, giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng.
B. Kết hợp đấu tranh chính trị hòa bình và khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền
C. Chuyển từ đấu tranh chính trị tiến lên đồng khởi trên khắp các tỉnh miền Nam.
D. Đấu tranh chính trị hòa bình để giữ gìn lực lượng, tổ chức tổng tuyển cử tự do.
Câu 10 (VD). Sự kiện nào sau đây trong giai đoạn 1954 – 1960 đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam Việt Nam?
A. Phong trào Đồng khởi
B. Phong trào chống phá bình định.
C. Phong trào phá ấp chiến lược.
D. Phong trào “Ba sẵn sàng”.
Câu 11 (NB). Từ trong phong trào Đồng khởi ở miền Nam Việt Nam, tổ chức đoàn thể chính trị nào sau đây đã ra đời?
A. Liên minh Nhân dân Việt – Miên – Lào.
B. Việt Nam Độc lập Đồng minh (Việt Minh).
C. Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương.
D. Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam.
Câu 12 (TH). Nhiệm vụ trọng tâm của công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế – xã hội ở miền Bắc Việt Nam (1958 – 1960) là
A. Phát triển thành phần kinh tế quốc doanh
B. Phát triển thành phần kinh tế tư nhân.
C. Phát triển thành phần kinh tế hợp tác xã.
D. Phát triển thành phần kinh tế có vốn nước ngoài.
Câu 13 (TH). Việc cải tạo quan hệ sản xuất ở miền Bắc Việt Nam trong giai đoạn 1958 – 1960 được thực hiện trên các lĩnh vực kinh tế, khâu chính là
A. Hợp tác hoá công nghiệp.
B. Hợp tác hoá thương nghiệp.
C. Hợp tác hoá nông nghiệp.
D. Hợp tác hoá ngân hàng.
Câu 14 (TH). Ý nghĩa lịch sử của phong trào Đồng khởi” ở miền Nam Việt Nam 1959 – 1960?
A. Đánh dấu bước phát triển của cách mạng miền Nam, làm thất bại chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ ở miền Nam.
B. Làm lung lay toàn bộ hệ thống chính quyền Sài Gòn, mở đường cho sự phát triển của cách mạng miền Nam.
C. Là thắng lợi có ý nghĩa chiến lược đầu tiên mở đường cho sự phát triển của chiến tranh cách mạng miền Nam.
D. Đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.
Câu 15 (VD). Đặc điểm nổi bật nhất của Việt Nam sau khi Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương được kí kết là
A. Pháp rút khỏi miền Bắc, miền Bắc nước ta hoàn toàn giải phóng.
B. đất nước tạm thời bị chia cắt làm 2 miền với 2 chế độ chính trị khác nhau.
C. Pháp chấm dứt chiến tranh xâm lược Đông Dương, rút hết quân về nước.
D. Ngô Đình Diệm lên nắm quyền, Mĩ âm mưu chia cắt lâu dài Việt Nam.
Câu 16 (TH). Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (tháng 1/1959) quyết định để nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng đánh đổ chính quyền Mỹ – Diệm vì
A. phương pháp đấu tranh hòa bình không còn phù hợp.
B. quân Giải phóng miền Nam đã được thành lập.
C. Mĩ thay đổi chiến lược chiến tranh ở miền Nam Việt Nam.
D. mọi xung đột chỉ có thể được giải quyết bằng vũ lực.
Câu 17 (TH). Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (tháng 1/1959) quyết định để nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng vì
A. thời cơ để nhân dân miền Nam khởi nghĩa giành chính quyền đã chín muồi.
B. Mĩ – Diệm sử dụng bạo lực phản cách mạng để đàn áp nhân dân miền Nam.
C. chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm rơi vào tinh trạng khủng hoảng.
D. Mĩ đã đưa quân vào miền Nam trực tiếp tham chiến.
…………..
II. Đáp án trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 8
1. Câu hỏi trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
A | C | B | B | C | A | B | A | A | A |
11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
D | A | C | D | B | A | B | C | A | B |
21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 |
B | D | A | D | A | A | C | A | A | C |
…………
Tải file tài liệu để xem thêm trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 8
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Trắc nghiệm Lịch sử 12 Kết nối tri thức Bài 8 (Có đáp án) Trắc nghiệm Sử 12 Bài 8 Kết nối tri thức của Neu-edutop.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.