Trắc nghiệm Lịch sử 12 bài 17 là tài liệu vô cùng hữu ích mà Neu-edutop.edu.vn muốn giới thiệu đến quý thầy cô cùng các bạn lớp 12 tham khảo.
Trắc nghiệm Sử 12 bài 17 tổng hợp 40 câu hỏi trắc nghiệm về Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa có đáp án kèm theo giải thích và sơ đồ tư duy. Qua bộ câu hỏi lịch sử 12 bài 17 trắc nghiệm này các bạn học sinh có thêm nhiều tư liệu ôn tập, củng cố kiến thức lịch sử để đạt được kết quả cao trong các bài kiểm tra, bài thi THPT Quốc gia 2022 sắp tới. Chúc các bạn học tốt.
Sơ đồ tư duy Lịch sử 12 bài 17
Trắc nghiệm Sử 12 bài 17 (Có đáp án)
Câu 1. Từ tháng 9/1945 đến tháng 9/1946, phong trào Bình dân học vụ đã xóa mù chữ cho hơn
A. 1,5 triệu người.
B. 2 triệu người.
C. 2,5 triệu người.
D. 3 triệu người.
Đáp án: C
Câu 2. Ngày 22/5/1946, Vệ quốc đoàn được đổi tên thành
A. Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân.
B. Quân đội Quốc gia Việt Nam.
C. Việt Nam Giải phóng quân.
D. Việt Nam Cứu quốc quân.
Đáp án: B
Câu 3. Cuối tháng 8/1945, quân đội của các nước nào vào Việt Nam với danh nghĩa quân Đồng minh giải giáp phát xít?
A. Anh, Pháp.
B. Anh, Trung Hoa Dân quốc.
C. Nhật, Pháp.
D. Pháp, Trung Hoa Dân quốc.
Đáp án: C
Câu 4. Thuận lợi cơ bản của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 là
A. ta đã nắm chính quyền trên tất cả các tỉnh thành trong cả nước.
B. nhân dân đã giành được quyền làm chủ, rất gắn bó, ủng hộ chế độ mới.
C. nhận được ủng hộ nhiệt liệt của các nước trong phe xã hội chù nghĩa.
D. hệ thống xã hội chủ nghĩa được hình thành trên thế giới.
Đáp án: B
Câu 5. Khó khăn lớn nhất mà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa gặp phải ngay sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 là
A. quân đội chưa được củng cố.
B. nạn đói và nạn dốt.
C. nạn ngoại xâm và nội phản.
D. ngân sách nhà nước trống rỗng.
Đáp án: C
Câu 6. Những khó khăn mà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa gặp phải sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 khiến đất nước đứng trước tình thế
A. “một cổ hai tròng”.
B. “bên bờ vực thẳm”.
C. “thù trong giặc ngoài”.
D. “ngàn cân treo sợi tóc”.
Đáp án: D
Câu 7. Cuộc Tổng tuyển cử tháng 1 – 1946 của nhân dân Việt Nam là cuộc đấu tranh dân tộc, đấu tranh chính trị gay go, quyết liệt vì
A. nhân dân ta hầu hết mù chữ nên việc thực hiện quyền công dân rất khó khăn.
B. nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà gặp rất nhiều khó khăn về kinh tế – tài chính, một nửa nước đã có chiến tranh.
C. cuộc Tổng tuyển cử diễn ra trong điều kiện các thế lực đế quốc, tay sai ráo riết chống phá chính quyền cách mạng.
D. cuộc Tổng tuyển cử diễn ra khi hệ thống xã hội chủ nghĩa chưa hình thành.
Đáp án: C
Câu 8. Sau cuộc bầu cử Quốc hội (6/1/1946), hội đồng nhân dân, ủy ban hành chính các cấp đã được thành lập ở khu vực nào ?
A. Bắc Bộ và Nam Bộ.
B. Nam Bộ và Trung Bộ.
C. Bắc Bộ và Trung Bộ.
D. Nam Bộ và Nam Trung Bộ.
Đáp án: C
Câu 9. Biện pháp cấp thời nào sau đây được Chính phủ đề ra để giải quyết nạn đói sau Cách mạng tháng Tám năm 1945?
A. Phát động phong trào tăng gia sản xuất.
B. Chia ruộng đất công theo nguyên tắc công bằng dân chủ.
C. Giúp dân khôi phục, xây dựng lại hệ thống đê điều.
D. Nghiêm cấm nạn đầu cơ tích trữ lương thực.
Đáp án: D
Câu 10. Biện pháp căn bản để giải quyết nạn đói sau Cách mạng tháng Tám ở Việt Nam là
A. tăng gia sản xuất.
B. thực hành tiết kiệm.
C. lập “Hũ gạo cứu đói”.
D. tổ chức “Ngày đồng tâm”.
Đáp án: A
Câu 11. Bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thông qua vào thời gian nào?
A. Năm 1945.
B. Năm 1946.
C. Năm 1947.
D. Năm 1949.
Đáp án: B
Câu 12. Cuộc bầu cử Quốc hội khoá I được tiến hành trong thời gian nào ? Có bao nhiêu đại biểu được bầu vào Quốc hội ?
A. 6/ 1/1946,233 đại biểu.
B. 1/6/1946, 290 đại biểu.
C. 6/1/1946, 333 đại biểu.
D. 16/1/1946, 280 đại biểu.
Đáp án: C
Câu 13. Tại kì họp thứ nhất (2/3/1946), Quốc hội khóa I quyết định nhường cho các đảng Việt Quốc, Việt Cách bao nhiêu ghế Quốc hội không qua bầu cử?
A. 70 ghế.
B. 60 ghế.
C. 50 ghế.
D. 40 ghế.
Đáp án: A
Câu 14. Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã tiến hành biện pháp gì để giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân ngay sau Cách mạng tháng Tám năm 1945?
A. Tịch thu ruộng đất của địa chủ chia cho người không có ruộng.
B. Lấy ruộng đất của đế quốc, địa chủ chia cho dân nghèo.
C. Chia lại ruộng đất công, tạm cấp ruộng đất bỏ hoang cho nông dân thiếu ruộng.
D. Tiến hành cải cách ruộng đất trên quy mô lớn.
Đáp án: C
Câu 15. Cơ quan chuyên trách giải quyết nạn dốt sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 là
A. Nha Học chính.
B. Ty Bình dân học vụ.
C. Nha Bình dân học vụ.
D. Ty học vụ.
Đáp án: C
Câu 16. Thắng lợi của chính quyền cách mạng trên lĩnh vực tài chính cuối năm 1946 là
A. nhân dân đã quyên góp được 370 kg vàng cho ngân quỹ quốc gia.
B. nhân dân đã quyên góp được 20 triệu đồng cho “Quỹ độc lập”.
C. tiền mới của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã được lưu hành trong cả nước.
D. nhân dân đã quyên góp được 40 triệu đồng cho quỹ đảm phụ quốc phòng.
Đáp án: C
Câu 17. Để kêu gọi đồng bào tham gia Bình dân học vụ, diệt giặc dốt, Hồ Chủ tịch đã nói: “Một dân tộc … là một dân tộc … ! “. Hãy điền những từ còn thiếu.
A. ít học … dốt …
B. dốt … yếu …
C. không học tập … không thể làm chủ đất nước mình …
D. không học tập … dốt …
Đáp án: B
Câu 18. Thực dân Pháp mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam lần hai vào ngày
A. 6/9/1945.
B. 23/9/1945.
C. 5/10/1945.
D. 22/9/1945.
Đáp án: B
Câu 19. Sách lược đối ngoại của Đảng ta từ tháng 9/1945 đến tháng 2/1946 là
A. hoà Trung Hoa Dân quốc, đuổi Pháp.
B. hoà Trung Hoa Dân quốc, đánh Pháp.
C. hoà Pháp, đuổi Trung Hoa Dân quốc.
D. hoà hoãn với Pháp và Trung Hoa Dân quốc.
Đáp án: B
Bởi vì: Sách lược đối ngoại của Đảng ta từ tháng 9/1945 đến tháng 2/1946 là hoà Trung Hoa Dân quốc, đánh Pháp.
Câu 20. Đảng ta đã dựa trên cơ sở nào để lựa chọn sách lược hòa hoãn với quân Trung Hoa Dân quốc sau Cách mạng tháng Tám?
A. Quân Trung Hoa Dân quốc không có ý định phá hoại cách mạng.
B. Quân Trung Hoa Dân quốc giúp ta giải giáp phát xít Nhật.
C. Quân Trung Hoa Dân quốc chưa trực tiếp chống phá cách mạng mà dùng tay sai chống phá bên trong.
D. Quân Trung Hoa Dân quốc có thù với thực dân Pháp vì Pháp lập nhiều nhượng địa trên đất Trung Quốc.
Đáp án: D
Câu 21. Ta đã nhân nhượng với quân Trung Hoa Dân quốc như thế nào?
A. Chấp nhận mọi yêu cầu cải tổ Chính phủ, Quốc hội theo ý chúng Trung Hoa Dân quốc.
B. Chấp nhận tiêu tiền Trung Quốc, cung cấp một phần lương thực, thực phẩm cho quân Tưởng.
C. Chấp nhận tất cả mọi yêu cầu đảm bảo trật tự trị an, phương tiện đi lại của quân Tưởng.
D. Chấp nhận cung cấp toàn bộ lương thực thực phẩm cho quân Tưởng.
Đáp án: B
Câu 22. Thái độ của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với quân Trung Hoa Dân quốc là
A. nhân nhượng tuyệt đối.
B. nhân nhượng từng bước.
C. nhân nhượng có nguyên tắc.
D. nhân nhượng quá nhiều.
Đáp án: C
Câu 23. Chính sách nhân nhượng quân đội Tưởng Giới Thạch của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có tác dụng như thế nào đối với công cuộc chống thù trong giặc ngoài sau Cách mạng tháng Tám năm 1945?
A. Tạo điều kiện để các nước Đồng minh vào giúp nhân dân ta.
B. Khiến quân Trung Hoa Dân quốc phải rút về nước.
C. Tạo điều kiện để tập trung đối phó với cuộc xâm lược của Pháp ở Nam Bộ.
D. Khiến quân Tưởng Giới Thạch không có thời gian câu kết với Pháp.
Đáp án: C
Câu 24. Từ tháng 2/1946, ta chủ trương hòa hoãn với Pháp vì
A. quân Trung Hoa Dân quốc đã rút về nước.
B. Pháp vào Việt Nam với danh nghĩa Đồng minh giải giáp phát xít.
C. Pháp và Trung Hoa Dân quốc đang đánh nhau ở miền Bắc Việt Nam.
D. muốn tránh việc cùng lúc đối phó với cả Pháp và Trung Hoa Dân quốc.
Đáp án: D
Câu 25. Theo Hiệp định Sơ bộ ngày 6/3/1946, có bao nhiêu quân Pháp sẽ ra Bắc làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật?
A. 15.000 quân.
B. 150.000 quân.
C. 1.500 quân.
D. 150.000 quân.
Đáp án: A
Câu 26. Nội dung nào dưới đây thuộc Hiệp định Sơ bộ (6 – 3 – 1946)?
A. Việt Nam là một quốc gia độc lập trong khối Liên hợp Pháp.
B. Việt Nam là một quốc gia tự trị trong khối Liên hợp Pháp.
C. Việt Nam là một quốc gia tự do trong khối Liên hợp Pháp.
D. Việt Nam là một quốc gia tự chủ trong khối Liên hợp Pháp.
Đáp án: C
Câu 27. Việc Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kí với Chính phủ Pháp bản Hiệp định Sơ bộ ngày 6/3/1946 đã
A. khiến ta có thêm thời gian hoà hoãn để củng cố chính quyền cách mạng.
B. khiến Pháp và Tưởng không có cơ hội cấu kết với nhau.
C. giúp nhân dân ta tránh được cuộc đụng độ với quân Pháp ở miền Nam.
D. tạo điều kiện để nhân dân miền Nam giành chính quyền.
Đáp án: A
Câu 28. Để đấu tranh chống thù trong giặc ngoài, Hồ Chủ tịch trước khi sang Pháp đã dặn : “Dĩ bất biến, ứng vạn biến”. Theo em cái “bất biến” của dân tộc ta trong thời điểm này là gì ?
A. Hoà bình.
B. Độc lập.
C. Tự do.
D. Tự chủ.
Đáp án: B
……………….
Mời các bạn tải File tài liệu để xemm thêm nội dung chi tiết
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 17 (Có đáp án) Lịch sử 12 bài 17 trắc nghiệm của Neu-edutop.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.