Trắc nghiệm GDCD 11 Bài 1 là tài liệu vô cùng hữu ích, tổng hợp 20 câu hỏi trắc nghiệm có đáp án kèm theo về bài Công dân với sự phát triển kinh tế.
Trắc nghiệm Công dân 11 Bài 1 tổng hợp các dạng bài tập trắc nghiệm về lý thuyết và các bài tập tình huống có đáp án kèm theo. Qua đó giúp các em học sinh lớp 11 có thêm nhiều tư liệu tham khảo, trau dồi kiến thức để đạt kết quả cao trong kì thi học kì 1 sắp tới. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn cùng theo dõi và tải tại đây.
Trắc nghiệm GDCD 11 Bài 1: Công dân với sự phát triển kinh tế
Câu 1: Sản xuất của cải vật chất là quá trình
A. Tạo ra của cải vật chất.
B. Sản xuất xã hội.
C. Con người tác động vào tự nhiên để tạo ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình.
D. Tạo ra cơm ăn, áo mặc, tạo ra tư liệu sản xuất.
Câu 2: Một trong những vai trò của sản xuất của cải vật chất là
A. Cơ sở tồn tại của xã hội.
B. Tạo ra các giá trị vật chất và tinh thần.
C. Giúp con người có việc làm.
D. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Đáp án: A
Câu 3: sản xuất của cải vật chất có vai trò quyết định
A. Mọi hoạt động của xã hội.
B. Số lượng hang hóa trong xã hội
C. Thu nhập của người lao động.
D. Việc làm của người lao động.
Đáp án: A
Câu 4: Trong các yếu tố cấu thành tư liệu lao động, yếu tố nào dưới đây quan trọng nhất?
A. Kết cấu hạ tầng của sản xuất.
B. Công cụ lao động.
C. Hệ thống bình chứa của sản xuất.
D. Cơ sở vật chất.
Đáp án: B
Câu 5: Yếu tố nào dưới đây giữ vai trò quan trọng và quyết định nhất trong quá trình sản xuất?
A. Đối tượng lao động.
B. Sức lao động.
C. Tư liệu lao động.
D. Máy móc hiện đại.
Đáp án: B
Câu 6: Quá trình sản xuất gồm các yếu tố nào dưới đây?
A. Sức lao động, đối tượng lao động và lao động.
B. Con người, lao động và máy móc.
C. Lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động.
D. Sức lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động.
Đáp án: D
Câu 7: Yếu tố nào dưới đây là một trong những đối tượng lao động trong ngành Công nghiệp khai thác?
A. Máy cày.
B. Than.
C. Sân bay.
D. Nhà xưởng.
Đáp án: B
Câu 8: “Con trâu đi trước, cái cày theo sau” là nói đến yếu tố nào dưới đây trong quá trình lao động?
A. Đối tượng lao động.
B. Tư liệu lao động.
C. Sức lao động.
D. Nguyên liệu lao động.
Đáp án: B
Câu 9: Yếu tố nào dưới đây là tư liệu lao động trong nghành May mặc?
A. Máy may.
B. Vải.
C. Thợ may.
D. Chỉ.
Đáp án: A
Câu 10: Yếu tố nào dưới đây là đối tượng lao động trong nghành Xây dựng?
A. Xi măng.
B. Thợ xây.
C. Cái bay.
D. Giàn giáo.
Đáp án: A
Câu 11: Theo báo cáo của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia cho biết, tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2018 đạt tốc độ tăng trưởng 6,9 – 7% . Sự phát triển kinh tế này có ý nghĩa nào sau đây đối với cá nhân?
A. Tạo điều kiện cho mọi người có việc là và thu nhập.
B. Cơ sở thực hiện và xây dựng hạnh phúc.
C. Phát triển văn hóa, giáo dục, y tế.
D. Thực hiện dân giàu, nước mạnh.
Đáp án: A
Câu 12: Một quốc gia không giàu có về tài nguyên thiên nhiên nhưng vẫn có thể trở thành một cường quốc kinh tế thế giới nếu có yếu tố nào dưới đây?
A. Sức lao động chất lượng cao.
B. Vị trí địa lý thuận lợi.
C. Dân số đông và cơ cấu hợp lý.
D. Đường lối lãnh đạo phù hợp.
Đáp án: A
Câu 13: Công ty Sam Sung mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư vào sản xuất các mặt hàng tiêu dùng và xuất khẩu nên doanh thu ngày càng tăng, giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động. Việc làm của công ty Sam Sung là thể hiện
A. ý nghĩa của phát triển kinh tế.
B. vai trò của sản xuất của cải vật chất.
C. các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất.
D. khái niệm sản xuất của cải vật chất.
Đáp án: A
Câu 14: Trong bài thơ “Bài ca vỡ đất” nhà thơ Hoàng Trung Thông có viết: “Bàn tay làm nên tất cả Có sức người sỏi đá cũng thành cơm” Theo em “sỏi đá” mà nhà thơ nhắc đến là yếu tố nào sau đây?
A. Đối tượng lao động.
B. Công cụ lao động.
C. Sản phẩm lao động.
D. Tư liệu lao động.
Đáp án: A
Câu 15: Khi thăm quan làng lụa Vạn Phúc, Hà Nội. Hùng thắc mắc: Không biết vật nào dưới đây là đối tượng lao động của ngành công nghiệp dệt? Nếu là hướng dẫn viên du lịch em sẽ chọn đáp án nào giúp Hùng?
A. Sợi để dệt vải
B. Tủ để vải.
C. Máy dệt vải.
D. Kéo cắt vải.
Đáp án: A
Câu 16: Có ý kiến cho rằng: Cây gỗ là tư liệu lao động của người thợ chống lò trong hầm mỏ nhưng là đối tượng lao động của người thợ mộc. em sẽ sử dụng căn cứ nào dưới đây để giải thích cho ý kiến đó?
A. Đặc tính cơ bản của cây gỗ gắn với chức năng của nó trong sản xuất.
B. Mục đích sử dụng cây gỗ gắn với chức năng mà nó đảm nhận trong sản xuất.
C. Thuộc tính cơ bản gắn với mục đích sử dụng của cây gỗ trong sản xuất.
D. Chức năng cây gỗ đảm nhận gắn với đặc trưng cơ bản của nó trong sản xuất.
Đáp án: A
Câu 17: Tốt nghiệp đại học chuyên ngành hóa dầu ở Liên Xô, anh H muốn trở về Việt Nam công tác nhưng cha mẹ H không đồng ý vì cho rằng làm việc ở nước ngoài lương cao, chế độ đãi ngộ tốt, có nhiều cơ hội để phát triển. Nếu là H em chọn cách nào dưới đây để thực hiện trách nhiệm của mình trong việc phát triển kinh tế đất nước?
A. Tỏ thái độ không đồng tình bằng việc không liên lạc với cha mẹ.
B. Thực hiện theo mong muốn của cha, mẹ và không trở về nước.
C. Tìm cách thuyết phục cha mẹ đồng ý cho mình về nước làm việc.
D. Không quan tâm đến ý kiến của cha mẹ và bí mật về nước làm việc.
Đáp án: C
Câu 18: Doanh nghiệp H kinh doanh mở rộng qui mô sản xuất góp phần giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động, giảm tỉ lệ người thất. Việc làm của doanh nghiệp H thể hiện ý nghĩa của phát triển kinh tế đối với
A. gia đình.
B. xã hội.
C. tập thể.
D. cộng đồng.
Đáp án: B
Câu 19: M tốt nghiệp đại học nhưng không chịu đi làm mà chỉ ở nhà ăn bám bố mẹ. Việc làm của M không thực hiện trách nhiệm của công dân trong lĩnh vực nào dưới đây?
A. Phát huy truyền thống văn hóa.
B. Giữ gìn truyền thống gia đình.
C. Củng cố an ninh quốc phòng.
D. Phát triển kinh tế.
Đáp án: D
Câu 20: Hoạt động nào sau đây được coi là lao động ?
A. Anh B đang xây nhà.
B. Ong đang xây tổ.
C. M đang nghe nhạc.
D. Chim tha mồi về tổ.
Đáp án: A
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Trắc nghiệm GDCD 11 Bài 1 Trắc nghiệm Công dân 11 Bài 1 của Neu-edutop.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.