Bạn đang xem bài viết Top 5 phần mềm họp trực tuyến tốt nhất tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Có những phần mềm họp trực tuyến đã được ra mắt từ rất lâu nhưng đến bây giờ chúng mới có cơ hội phát triển một cách “vượt bậc” nhờ dịch bệnh Covid-19 bao trùm toàn thế giới. Những công cụ họp trực tuyến bây giờ đang là “trợ thủ” đắc lực cho những người đang vận hành những công ty từ nhỏ đến lớn và rất lớn.
1. Zoom Cloud Meeting
Ứng cử viên sáng giá nhất mà đầu tiên chúng ta phải nhắc tới đó chính Zoom Cloud Meeting (hay còn gọi là Zoom). Zoom Cloud Meeting ban đầu được phát triển dành cho các doanh nghiệp, công ty có nhiều nhân viên làm việc từ xa và họ cần trao đổi thông tin, họp với nhau thông qua mạng trực tuyến. Nhưng ngày nay, Zoom còn được tận dụng để dạy học trực tuyến vì chúng có hiệu quả đường truyền tốt, ứng dụng nhẹ và hoạt động mượt mà trên các nền tảng MacOS, IOS, Android, Windows. Zoom Cloud Meeting cũng tương tự như các phần mềm trò truyện trực tuyến khác, chúng có đầy đủ các tính năng như: Call Video, Call Micro, Chat, Stream Screen (phát màn hình trực tiếp),… Hiện nay, Zoom Cloud Meeting đang được đa số các giáo viên sử dụng để truyền tải thông tin bài giảng tới các em học sinh.
Một số ưu điểm của Zoom:
- Tối đa 50 người trong buổi họp
- Nền tảng phát hành miễn phí
- Sử dụng trên máy tính và điện thoại
- Có thể ghi nhớ sẵn phòng họp, bạn bè để thuận tiện tham gia
- Chất lượng không phụ thuộc nhiều vào tốc độ mạng
2. Skype
Skype là “con cưng” của Microsoft và chúng được phát hành với mục đích chính là công cụ nghe gọi – nhắn tin trực tuyến. Thế nhưng khi thời dịch bệnh phát triển rộng thì Skype cũng trở thành công cụ họp trực tuyến, dạy học một cách nhanh chóng. Skype có lợi thế rất nhiều về độ ổn định và khả năng hỗ trợ trên nhiều nền tảng như: IOS, Android, Windows, MacOS. Trên công cụ họp trực tuyến Skype chúng ta vẫn có những chức năng cơ bản như: Chat, Gọi điện, Phát trực tiếp màn hình,… Bên cạnh đó, Skype còn cho phép người sử dụng gửi các file dữ liệu dưới 2GB để mọi người có thể trao đổi được các thông tin dữ liệu với nhau.
Một số ưu điểm của Skype:
- Nền tảng miễn phí
- Hỗ trợ gọi nhóm Video, hỗ trợ gửi file dữ liệu trực tiếp
- Quản lý nhóm và dữ liệu hiệu quả
- Gọi tối đa được 10 người để đảm bảo chất lượng đường truyền
3. Google Hangout
Google Hangout đã được Google phát triển từ những năm 2013 và chúng được duy trì đến tận bây giờ. Nhóm đối tượng chính mà Google Hangout nhắm tới đó chính là các doanh nghiệp vừa và nhỏ hay cần sử dụng các công cụ hỗ trợ để họp trực tuyến qua mạng Internet. Được phát triển dựa trên nền tảng nghe gọi trực tuyến miễn phí nên Google Hangout có đầy đủ các tính năng cơ bản như: Call, Call Video, truyền file dữ liệu, stream màn hình,… Đặc biệt là Google Hangout có khả năng đồng bộ hóa trên các thiết bị có sử dụng chung tài khoản Google, đây là một thế mạnh của Google từ trước tới nay.
Một số ưu điểm của Google Hangout:
- Nền tảng miễn phí
- Hỗ trợ gọi nhóm Video lên đến 30 người
- Quản lý nhóm và dữ liệu hiệu quả
- Đồng bộ hóa với các tài khoản Google tốt.
4. CISCO Webex Meetings
CISCO Webex Meetings hướng tới những doanh nghiệp lớn và rất lớn khi chúng có thể vận hành một lúc 100 người họp với nhau. Bên cạnh đó, mỗi tài khoản cũng được trang bị sẵn 1GB dung lương lưu trữ đám mây để trao đổi các file, tài liệu với nhau. Webex Meetings hiện đang phát hành trên 52 quốc gia khác nhau và các bạn có thể sử dụng các nền tảng: Windows, Android, IOS, MacOS để sử dụng Webex Meetings. Chúng được phát triển giống như các công cụ gọi điện trực tuyến nên vẫn có đầy đủ các tính năng như: Nghe gọi trực tuyến Video, truyền dữ liệu, nhắn tin, stream màn hình,…
Một số ưu điểm của CISCO Webex Meetings:
- Nền tảng miễn phí tốt
- Nền tảng trả phí mở rộng thêm nhiều tính năng
- Có sẵn Cloud Data
- Có thể gọi điện, Call Video với 100 người cùng một lúc
5. Zalo
Zalo là cái tên đã quá quen thuộc với người sử dụng Việt Nam và đa số tới 85% người dân Việt Nam sử dụng ứng dụng này. Bên cạnh việc thực hiện các cuộc gọi nhỏ lẻ thì Zalo còn cho phép các bạn tạo các nhóm khác nhau trực tiếp trên ứng dụng để họp. Với ứng dụng Zalo thì có lẽ chúng ta không phải bàn cãi quá nhiều về tính năng của chúng vì chúng đã nhanh chóng trở thành công cụ nghe gọi nổi tiếng bậc nhất tại Việt Nam.
Một số ưu điểm của Zalo:
- Hỗ trợ tạo nhóm 1000 người
- Nền tảng miễn phí
- Hỗ trợ Call Video với 40 người cùng một lúc
- Hỗ trợ truyền file, gửi file dưới 2GB
Trong bài viết này, Thủ thuật phần mềm đã gửi đến các bạn Top 5 phần mềm họp trực tuyến tốt nhất hiện nay. Chúc các bạn một ngày vui vẻ!
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Top 5 phần mềm họp trực tuyến tốt nhất tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.
Nguồn: https://thuthuatphanmem.vn/top-5-phan-mem-hop-truc-tuyen-tot-nhat/
Từ Khoá Tìm Kiếm Liên Quan: