Tổng hợp tình huống sư phạm thi giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp Tiểu học mang tới 111 tình huống sư phạm thường gặp cho giáo viên chủ nhiệm tham khảo, ôn thi giáo viên chủ nhiệm giỏi đạt kết quả cao. Nhờ đó, thầy cô sẽ rút được kinh nghiệm, xử lý các tình huống một cách linh hoạt hơn.
Câu tình huống Thi Giáo viên chủ nhiệm Giỏi tiểu học
Tình huống 1: Ban giám hiệu trường sáng nay vào dự giờ đột xuất tại lớp đ/c, nhưng các em chưa trực nhật xong nên phải đứng chờ. Nếu gặp tình huống như vậy, anh (chị) sẽ xử lý thế nào?
Tình huống 2: Khi anh (chị) bước vào lớp, học sinh cả lớp đứng lên rất ngay ngắn chào cô giáo. Nhưng khi nhìn xuống dưới lớp phát hiện có một học sinh vẫn ngồi. Trước tình huống đó anh (chị) sẽ xử lí thế nào?
Tình huống 3: Anh (chị) giao cho lớp tự quản trong lúc giáo viên vắng mặt. Nhưng có phụ huynh phản ánh: để giữ trật tự thì lớp trưởng đã đánh và dọa nạt các bạn. Trong tình huống này anh (chị) sẽ xử lý như thế nào?
Tình huống 4: Trong cuộc họp phụ huynh của lớp, có một số chưa đồng tình với chủ trương tổ chức ăn bán trú của trường, lí do phải đóng thêm tiền tốn kém và điều kiện chăm sóc con ở nhà tốt hơn. Anh (chị) trình bày cách giải quyết để thực hiện được chủ trương của nhà trường.
Tình huống 5: Trong lớp, có một học sinh thường xuyên đi học muộn. Đến lớp, thường hay quên sách, vở hoặc thiếu đồ dùng học tập, là GV chủ nhiệm của lớp, anh (chị) làm gì để khắc phục tình trạng trên?
Tình huống 6: Trong lớp anh(chị) chủ nhiệm có một học sinh học kém, trong giờ học thường ngủ gật, không chú ý nghe giảng. Khi anh (chị) đến gặp phụ huynh trao đổi thì mẹ của em lại xin cho con thôi học để ở nhà trông em vì bố mất sớm, mẹ phải chạy chợ kiếm tiền.
Trước tình huống này, anh(chị) phải làm gì để giúp đỡ cho học sinh.
Tình huống 7: Một hôm bước vào lớp, thấy bảng chưa lau, phòng học có nhiều mẩu giấy vụn nằm rải rác, anh (chị) gọi một học sinh ngồi bàn đầu lên xóa bảng và nhặt rác. Nhưng vừa dứt lời thì học sinh đó đứng lên nói: “Thưa cô, em không vứt giấy ra lớp và hôm nay cũng không phải đến phiên em trực nhật ạ”. Nói xong, học sinh đó ngồi xuống.
Trong tình huống đó anh(chị) sẽ xử lý thế nào?
Tình huống 8: Giả sử trong lớp anh (chị) có một học sinh nghèo, bố mẹ li dị, không có đủ sách vở, đồ dùng học tập, áo quần chưa được gọn gàng, thường bị các bạn khác chế giễu, trêu chọc nên em đó mặc cảm, tự ti về bản thân, là giáo viên chủ nhiệm, anh (chị) xử lí như thế nào?
Tình huống 9: Ở lớp anh (chị) chủ nhiệm, có một học sinh bị lưu ban. Phụ huynh của em đó đã đến nhà xin cho con được lên lớp. Anh (chị) sẽ xử lí như thế nào?
Tình huống 10: Một hôm, cô giáo đang giảng bài say sưa, nhưng khi quay mặt về phía bảng thì một chiếc máy bay giấy từ dưới lớp phóng lên phía bục giảng. Cô giáo đã biết người ném máy bay là ai. Nếu gặp trường hợp như vậy, anh (chị) sẽ xử lí như thế nào?
Tình huống 11: Khi chấm bài kiểm tra, anh (chị) thấy có một học sinh năng lực chỉ ở mức trung bình nhưng bài đạt kết quả cao. Với trường hợp như vậy, khi trả bài kiểm tra anh (chị) xử lý như thế nào?
Tình huống 12: Trong khi đang có dịch đau quai bị, một học sinh ở lớp anh (chị) có biểu hiện sưng má và sốt nhẹ. Là giáo viên chủ nhiệm anh (chị) xử lý tình huống này như thế nào?
Tình huống 13: Ngày đầu tiên nhận lớp, học sinh vui vẻ và phấn khởi nên yêu cầu giáo viên hát một bài nhưng anh (chị) lại hát không hay. Anh (chị) giải quyết tình huống này như thế nào?
Tình huống 14: Trong tiết sinh hoạt lớp, khi lớp trưởng đang đánh giá sơ kết tuần thì một nhóm học sinh tranh luận làm mất trật tự. Lớp trưởng nhắc nhiều lần nhưng vẫn không có tác dụng. Là giáo viên chủ nhiệm, lúc đó anh (chị) sẽ làm gì?
Tình huống 15: Theo phân công chổ ngồi trong lớp, em A ngồi ở dãy bàn cuối. Một tuần sau, mẹ em A đến gặp giáo viên chủ nghiệm yêu cầu đổi chổ cho em lên ngồi bàn đầu. Trong trường hợp này, anh (chị) giải quyết như thế nào?
Tình huống 16: Trong cuộc họp phụ huynh đầu năm học, có một số cha mẹ học sinh không đồng ý may đồng phục cho con. Anh (chị) giải quyết tình huống này như thế nào?
Tình huống 17: Đến giờ anh (chị) vào dạy nhưng lớp vẫn ồn ào, nhìn xuống thấy một học sinh bị mệt và đang nôn, các bạn khác sợ nên chỉ đứng nhìn. Gặp tình huống đó bạn xử lý như thế nào?
Tình huống 18: Anh (chị) dạy chính lớp con của mình. Có lời xì xầm từ phụ huynh là anh (chị) thường xuyên ưu tiên cho con mình phát biểu và thường khen ngợi con mình trước lớp. Trong trường hợp này, anh (chị) sẽ giải quyết như thế nào?
Tình huống 19: Trong giờ lao động dọn vệ sinh ở trường, giáo viên chủ nhiệm phát hiện thấy có hai học sinh tự ý bỏ về. Gặp trường hợp này anh (chị) xử lí thế nào?
Tình huống 20: Đang dạy, bất chợt có 2 học sinh tranh dành cuốn sách nên đã đánh nhau trong lớp. Trong tình huống này anh (chị) sẽ giải quyết như thế nào?
Tình huống 21: Đầu năm học, Ban giám hiệu phân công anh (chị) chủ nhiệm một lớp. Sau khi nhận lớp, anh (chị) thấy không khí học tập và các phong trào của lớp rất trầm. Giờ học, rất hiếm học sinh phát biểu xây dựng bài, các hoạt động của lớp các em cũng không hăng hái. Trước tình trạng này, anh (chị) cẩn làm gì để khuấy động phong trào của lớp ?
Tình huống 22: Trong giờ học, có một học sinh đặt ra câu hỏi mà anh (chị) không thể trả lời ngay được.
Trong trường hợp này, anh (chị) sẽ xử lý như thế nào?
Tình huống 23: Cả lớp đang chăm chú học giờ Toán theo hướng dẫn của giáo viên thì có một học sinh đi học muộn xin vào lớp. Lúc này giờ học đã được 10 phút. Gặp trường hợp nay, anh (chị) có nên cho em học sinh ấy vào lớp không? Phải làm gì để lần sau học sinh ấy không tái phạm nữa?
Tình huống 24: Một lần vì có việc bận đột xuất nên anh (chị) đã đến muộn 5 phút. Khi vừa bước đến cửa lớp đã nghe rõ tiếng học sinh trong lớp reo hò vì tưởng cô giáo không đến dạy. Gặp tình huống này anh (chị) xử lý thế nào?
Tình huống 25: Ở lớp anh (chị) chủ nhiệm có một học sinh cá biệt rất hay chọc phá và đánh bạn trong lớp, trong trường. Giáo viên đã nhiều lần nhắc nhở nhưng học sinh ấy vẫn không thay đổi, ngược lại, còn có thái độ vô lễ với giáo viên. Điều kiện gia đình em có nhiều khó khăn. Bố mẹ em bận rộn mưu sinh nên ít quan tâm đến con cái. Anh (chị) sẽ làm gì để giáo dục em học sinh đó tốt hơn.
Tình huống 26: Em A từ lớp 1 đến lớp 4 đạt học sinh giỏi trường nhưng sang lớp 5, lực học của em giảm sút, đi học không chuyên cần, đến lớp với nét mặt buồn, lo âu. Nếu là giáo viên chủ nhiệm, anh(chị) làm thế nào để giúp đỡ em học sinh đó?
Tình huống 27: Anh (chị) vào lớp dạy tiết 3 ở lớp 5A, khoảng 10 phút thì một học sinh đứng lên hốt hoảng nói với anh (chị) rằng: em mang tiền đi đóng phí Bảo hiểm nhưng giờ ra chơi vào đã không thấy đâu. Trong trường hợp này anh (chị) xử lý như thế nào?
Tình huống 28: Trong lớp anh (chị) chủ nhiệm, em Khánh Linh có năng khiếu văn nghệ được các bạn và giáo viên chọn vào đội văn nghệ của lớp, của trường. Nhưng trong cuộc họp phụ huynh, bố mẹ của em Khánh Linh một mực xin không cho em tham gia vào đội văn nghệ vì lí do vào đội văn nghệ không có ích lợi gì mà còn ảnh hưởng đến học tập. Anh (chị) phải làm gì để thuyết phục phụ huynh đồng ý?
Tình huống 29: Bố em A chất vấn cô giáo trong cuộc họp Ban đại diện cha mẹ học sinh học kỳ 1 như sau:
– Tại sao cô giáo không tổ chức bồi dưỡng Violympic cho các cháu như những năm trước?
Anh (chị) giải thích như thế nào với phụ huynh?
Tình huống 30: Trong lớp anh (chị) chủ nhiệm, có một học sinh vi phạm kỷ luật, anh (chị) gửi giấy mời phụ huynh lên để phối hợp giáo dục nhưng phụ huynh đó không đến gặp anh (chị). Anh (chị) phải làm gì?
Tình huống 31: Trong lớp có một học sinh thường xuyên đi học muộn. Là giáo viên chủ nhiệm, anh (chị) cần phải làm gì?
Tình huống 32: Theo quy định của nhà trường, ngày thứ hai đầu tuần, học sinh phải mặc đồng phục. Lớp anh (chị) có 5 học sinh không chấp hành nên ở lại trong lớp không ra chào cờ. Là giáo viên chủ nhiệm anh (chị) xử lý tình huống này như thế nào?
Tình huống 33: Lớp anh (chị) có học sinh được chọn làm liên đội trưởng nhưng bố mẹ em đề nghị với anh (chị) xin nhà trường thôi giữ chức vụ liên đội trưởng vì sợ ảnh hưởng đến việc học tập. Anh (chị) xử lý tình huống này như thế nào?
Tình huống 34: Trong lớp anh (chị) chủ nhiệm có một số học sinh nam chưa ngoan, hay bị thầy cô nhắc nhở. Những em này khi gặp thầy cô giáo trong trường thường hay lảng tránh, giả vờ nhìn đi chỗ khác để không phải chào thầy cô. Anh (chị) sẽ làm thế nào để khắc phục tình trạng này?
Tình huống 35: Một lần đến thăm gia đình học sinh lớp mình chủ nhiệm, bắt gặp bố mẹ đang la mắng em đó, anh (chị) xử lí tình huống này như thế nào?
Tình huống 36: Khi tiếp xúc với phụ huynh của một học sinh cá biệt, phụ huynh đó năn nỉ “Trăm sự nhờ cô”. Là giáo viên chủ nhiệm, lúc đó anh (chị) phải ứng xử như thế nào?
Tình huống 37: Trống báo hiệu giờ vào lớp. Tôi bước vào lớp không khí lớp ồn ào không như những buổi học trước. Các em đứng dậy chào giáo viên, có tiếng khóc dưới lớp. Tôi cho các em ngồi xuống, tôi hỏi em H vì sao em khóc? Em thưa cô, mẹ em cho tiền đi nộp tiền bảo hiểm em cất trong cặp giờ chơi vào em không tìm thấy tiền đâu cả. Nói xong, em lại tiếp tục khóc. Là giáo viên chủ nhiệm lớp trong tình huống như vậy thầy (cô) xử lý thế nào.
Tình huống 38: Đang trong giờ học, Long đứng dậy thưa:
– Thưa cô, bạn Hoà lấy bút của em ạ!
– Thưa cô, em không lấy. Hoà trả lời.
Chính mắt em nhìn thấy ngòi bút của em nằm trong hộp bút của bạn ấy. Long khẳng định. Vậy thầy (cô) sẽ xử lý như thế nào?
Tình huống 39: Trong khi chấm bài kiểm tra, thầy (cô) thấy có một trường hợp học sinh mức học chỉ ở mức độ trung bình nhưng bài kiểm tra xuất sắc. Với trường hợp như vậy thầy (cô) xử lý như thế nào?
Tình huống 40: Ở lớp 4A có phong trào thi đua “Giữ vở sạch, viết chữ đẹp” đã được học sinh nhiệt tình hưởng ứng. Sau khi kiểm tra bài cũ, cô giáo ghi đầu bài của tiết học lên bảng, em Dũng cặm cụi, cẩn thận ghi đầu bài vào vở sạch sẽ. Bỗng cô giáo phát hiện ra mình ghi nhầm nên xóa đi viết lại. Em Dũng cảm thấy bực bội xé ngay trang vở vừa viết và càu nhàu nói “Viết như vậy mà cũng viết” cô giáo nghe thấy. Vào tình huống này thầy (cô) xử lí như thế nào?
………..
Tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Tổng hợp tình huống sư phạm thi giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp Tiểu học Câu tình huống Thi Giáo viên chủ nhiệm Giỏi tiểu học của Neu-edutop.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.