Đồ ăn vặt là những món ăn nhẹ nhàng có thể ăn bất kỳ thời gian nào trong ngày và được rất nhiều người yêu thích. Chính vì vậy, mà có rất nhiều bạn trẻ đã tìm kiếm cách nấu những món ăn vặt thật đơn giản tại nhà để cho thành viên trong gia đình và bạn bè có thể thưởng thức bất kỳ khi nào?
Để giúp cho mọi người có thể nhanh chóng và dễ dàng chế biến những món ăn vặt tại nhà, thì hôm nay Neu-edutop.edu.vn sẽ giới thiệu bài viết Tổng hợp cách làm các món ăn vặt tại nhà, mời các bạn cùng tham khảo.
1. Chè khúc bạch
* Nguyên liệu:
- 250ml sữa tươi
- 250ml kem sữa tươi (whipping cream)
- 15g gelatin dạng bột
- 150g đường phèn hoặc đường cát trắng
- 2g bột trà xanh
- Nước lọc
- 20g hạnh nhân
- Nhãn hoặc vải tùy thích
- 6 lá dứa
* Cách làm:
– Đem 15g bột gelatin hòa tan cùng 150ml sữa tươi, khuấy đều và để 15 phút cho bột nở.
– Làm thạch chè
Cho 100ml sữa tươi, whipping cream, 60g đường vào âu và khuấy tan. Sau đó, chia hỗn hợp ra 2 bát đều nhau để làm thạch trắng và thạch màu xanh.
– Làm thạch màu trắng
- Cho 1 bát hỗn hợp sữa tươi và whipping cream vào nồi, hấp cách thủy với lửa nhỏ, vừa đun vừa khuấy hỗn hợp. Khi hỗn hợp nóng, tiếp tục cho ½ hỗn hợp sữa tươi gelatin (bước 1) vào, khuấy đều khoảng 10 phút để các nguyên liệu hòa quyện vào nhau.
- Đổ hỗn hợp thạch vừa được hấp cách thủy vào khuôn qua rây lọc để loại bỏ các vón cục giúp sữa được mịn hơn. Cất hỗn hợp này vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 4 tiếng và chờ đông.
– Làm thạch màu xanh
- Hấp cách thủy bát hỗn hợp sữa và whipping cream còn lại, khi hỗn hợp nóng thì cho phần gelatin sữa tươi vào khuấy đều.
- Hòa tan bột trà xanh với một ít nước, sau đó cho vào hỗn hợp sữa đang hấp, khuấy tan đều. Cho hỗn hợp vào khuôn qua rây lọc loại bỏ vón cục, cất vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 4 tiếng chờ đông.
– Nấu nước đường
- Đun 1 lít nước với 90g đường phèn (hoặc đường cát trắng), khuấy nhẹ cho tan hết đường.
- Lá dứa rửa sạch, cuộn lại, khi nước đường sôi thì thả vào và bắc nồi ra ngay.
– Làm long nhãn, vải
- Nếu bạn dùng nhãn hoặc vải tươi, có thể rửa sạch và tách cùi, bỏ hạt. Cho cùi nhãn hoặc vải vào luộc với nồi nước đường để nước đường thơm hơn.
- Nếu bạn dùng nhãn, vải hộp có sẵn, bạn chỉ cần lấy nhãn, vải ra. Phần nước cho thêm vào nồi nước đường để dậy mùi.
– Hoàn thành
- Nguyên liệu đầy đủ cho một bát chè ngọt dịu, thơm ngon. Ảnh: Internet
- Thạch sau khi đông lại lấy ra cắt thành từng miếng nhỏ vừa ăn.
- Cho thạch, nhãn hoặc vải vào bát, chan nước đường, thêm vài viên đá lạnh và rắc ít hạnh nhân lên trên. Bạn có thể cho thêm hạt é, dâu tây, kiwi… để chè có nhiều màu sắc trông hấp dẫn hơn.
- Vậy là đã hoàn thành xong món chè ngon với hương vị thanh mát, thạch dẻo, dai, nhãn, vải thơm nồng cùng nước đường ngọt dịu.
2. Cơm cháy rong biển
* Nguyên liệu:
- Cơm nguội
- Mè rang
- Rong biển (dùng loại lá cuốn sushi hoặc có thể sử dụng rong biển nấu canh).
- Tương ớt (mọi người có thể thay thế bằng đậu phộng)
* Cách chế biến:
Bước 1: Rong biển mọi người cắt nhỏ.
Bước 2: Mè cho lên chảo rang vàng. Mè rất dễ bị cháy nên khi rang mọi người phải để lửa nhỏ và đảo thật nhanh tay.
Bước 3: Mọi người cho cơm ra tô, sau đó cho mè và rong biển vào và tiến hành trộn đều.
Bước 4: Khi trộn cơm xong, bạn cho cơm lên bề mặt túi bóng sau đó phủ lại rồi dùng cây tròn lăn. Sau đó, cơm được cán mỏng mọi người dùng dao cắt thành miếng vuông cho đẹp mắt.
Bước 5: Bắt chảo chống dính lên bếp, sau đó cho cơm đã ép vào và tiến hành ráng với lửa nhỏ, để cơm giòn (không nên rang với lửa lớn vì như vậy cơm sẽ rất dễ bị cháy khét).
3. Chân vịt cay Tứ Xuyên
* Nguyên liệu:
- 500g chân vịt
- 1 trái chanh
- 300g gừng, 50g tỏi
- 100ml rượu trắng
- Gia vị: Nước tương, hoa hồi, quế, muối, bột ngọt, dầu hào, đường, ớt khô, màu điều, dầu ăn
* Cách làm:
Bước 1: Sơ Chế Nguyên Liệu
Gừng bạn đập dập, tỏi băm nhuyễn.
Chân vịt bạn cho vào thau, vắt toàn bộ trái chanh và cho rượu vào. Bóp chân vịt để khử mùi tanh và làm sạch chân vịt. Khi bạn thấy nước có màu đục thì những phần bẩn bên đã bị trôi ra ngoài. Bạn xả thật sạch lại với nước.
Bước 2: Luộc Chân Vịt
Bạn cho một nồi nước lên bếp, cho toàn bộ phần gừng vào. Gừng giúp cho chân vịt không bị hôi, khử sạch mùi tanh. Khi nước sôi lên thì bạn cho chân vịt vào, luộc trong vòng 15 phút. Sau đó vớt ra rổ để ráo.
Bước 3: Xào Chân Vịt
- Bạn bắt chảo lên bếp, cho vào 2 muỗng canh dầu ăn, và một muỗng canh hạt điều để có màu đẹp mắt. Dầu nóng bạn vớt hạt màu điều ra, cho 1 thanh quế, 3 bông hồi vào để dậy mùi thơm. Sau đó cho toàn bộ phần tỏi băm vào.
- Tỏi phi thơm thì bạn cho toàn bộ phần chân vịt vào. Đảo đều cho chân vịt thấm đều màu. Cho vào 400ml nước lọc, 5 muỗng canh nước tương, 1 muỗng cà phê muối, ½ muỗng cà phê bột ngọt, 1 muỗng cà phê muối, 1.5 muỗng canh đường, 1 muỗng canh ớt khô.
- Bạn đun đến khi phần nước sệt lại là được, khi nước bắt đầu cạn bạn nhớ đảo đều cho chân vịt thấm đều và không bị cháy nhé!
4. Bánh gạo lắc phô mai
* Nguyên liệu:
- 200gr bánh gạo Hàn Quốc
- 25gr bột phô mai
- Dầu gạo/ dầu thực vật bất kì
- Tương ớt để chấm
* Cách làm:
Bước 1: Với những bạn không có thời gian để tự tay làm bánh gạo, thì vẫn hoàn toàn có thể yên tâm để thực hiện được món ăn này. Bằng cách mua bánh gạo bán sẵn tại siêu thị hoặc các cửa hàng làm bánh.
Bước 2: Thường bánh gạo sẽ được để trong ngăn lạnh bởi vậy, khi đem về các bạn cần chuẩn bị một nồi nước sôi và luộc bánh gạo trong vòng khoảng 5 phút. Tránh để lâu bánh gạo sẽ bị nát nhé.
Bước 3: Sau đó, vớt ra cho vào một bát nước lạnh để làm nguội và vớt ra ngay để ráo.
Bước 5: Cho bánh gạo vào chảo sôi dầu và chiên đến khi hơi vàng thì vớt ra để ráo. Bạn có thể sử dụng giấy thấm dầu thức ăn để lót .
Bước 6: Tiếp đó, bạn cho phần bánh gạo đã ráo vào trong một cái bát, đổ bột phô mai vào và bọc kín bằng màng bọc. Sau đó lắc thật nhiều cho đến khi bột phô mai đã phủ kín và đều toàn bộ phần bánh gạo chiên.
5. Bắp rang bơ caramel
* Nguyên liệu:
- 100gr ngô loại dùng làm bắp rang bơ
- 2 thìa bơ
- 80gr đường
- 40ml nước
- 1 chút nước cốt chanh
* Cách chế biến:
Bước 1: Bạn cho 1 thìa bơ vào nồi, bật bếp đun cho bơ tan chảy, sau đó cho ngô vào đảo đều, đậy nắp vung và lắc nhẹ nồi cho ngô không bị cháy, ngô sẽ bắt đầu nở bung, đợi cho ngô nở hết rồi trút ngô ra 1 cái rổ.
Bước 2: Cho 1 thìa bơ còn lại vào nồi, thêm đường, 1 ít nước, xíu nước cốt chanh. Bật bếp nấu lửa nhỏ vừa cho tới khi nước đường chuyển màu nâu cánh gián là tắt bếp.
Bước 3: Bạn cho tất cả chỗ ngô vừa nổ vào nồi, đảo đều cho ngô bám caramel rồi cho bắp rang bơ ra đĩa, đợi cho nguội bớt và thưởng thức.
6. Khoai lang kén
* Nguyên liệu:
- 1/2 kg khoai lang
- 20 gram bột năng
- 2 thìa đường cát
- 1 ít nước cốt dừa
- Bột chiên giòn
* Cách làm:
Bước 1: Khoai luộc chín, bỏ vỏ tán nhuyễn cho thêm bột năng, nước cốt dừa, đường vào trộn đều thành khối mịn
Bước 2: Nặn khoai thành những miếng dài cỡ 3 – 5 cm như bán ngoài chợ. Sau đó lăn qua bột năng sao cho bột bám đều viên khoai
Bước 3: Pha bột chiên giòn với chút nước cho sền sệt
Bước 4: Đặt chảo dầu lên bếp cho đến khi dầu sôi thì nhúng từng viên khoai vào bột chiên giòn rồi cho vào chảo
Bước 5: Bao giờ khoai chuyển màu vàng ruộm thì vớt ra để vào đĩa đã trải sẵn giấy thấm dầu
7. Trà sữa
* Nguyên liệu:
- 1 chén hạt trân châu khô
- 1/2 lít nước
- 200 gram đường
- 4 túi trà
- 500 ml sữa
* Cách làm:
Bước 1: Luộc trân châu trong nước khoảng 15 phút rồi tắt bếp, ngâm trong nồi 30 phút rồi vớt ra để ráo
Bước 2: Đun 1/2 lít nước cho sôi rồi cho túi trà vào đun trong 2 – 3 phút. Sau đó thêm sữa, đường vào khuấy đều rồi tắt bếp
Bước 3: Rót hỗn hợp sữa ra ly rồi cho trân châu tùy ý
8. Thạch dừa
* Nguyên liệu:
- 10 gram bột rau câu
- 200 gram đường
- 300ml nước cốt dừa
- 3 lít nước dừa tươi
- 6 quả dừa nguyên quả
* Cách làm:
Bước 1: Trộn đều bột rau câu với đường, nước dừa đổ vào nồi rồi cho hỗn hợp bột rau câu, đường vào khuấy đều tay
Bước 2: Bật bếp đun khuấy nhẹ cho bột thạch tan hết, đến khi sôi thì tắt bếp, để riêng ra 500ml còn lại thì cho đều vào 6 quả dừa
Bước 3: 500 ml nước dừa được đun với lửa nhỏ để thạch không bị đông, rồi hòa với nước cốt dừa
Bước 4: Khi thạch trong quả dừa se lại thì cho thạch vừa nấu xong lên mặt vừa rồi của các quả dừa
Bước 5: Để nguội rồi cho vào tủ lạnh cho đông hẳn là xong.
9. Chè khoai lang
* Nguyên liệu:
- 100 gram bột nếp
- 20 gram bột gạo
- 70 gram khoai lang tím hấp chín
- 1 lon thạch dừa
- 50 gram đường
- 200 ml nước cốt dừa
- 1 muỗng cà phê muối
* Cách làm:
Bước 1: Trộn đều bột nếp, bột gạo với 1/2 muỗng cà phê muối sau đó cho khoai vào nồi đều. Rồi cho thêm khoảng 50 – 60 ml nước vào và nặn bột thành từng viên nhỏ
Bước 2: Cho nước cốt dừa đường, 1/2 muỗng cà phê muối với 50ml nước vào nồi nấu sôi đến khi sôi thì hạ nhỏ lửa
Bước 3: Bắc nồi nước khác đến khi sôi thì cho bột vào luộc
Bước 4: Khi các viên bột nổi lên thì vớt ra cho vào nồi nước cốt dừa đang nấu rồi cho thạch dừa vào nấu khoảng 5 – 7 phút là xong
10. Chân gà sả ớt
* Nguyên liệu:
- 16 chân gà
- 3 muỗng canh nước mắm
- 4 – 5 nhánh sả
- 5 – 6 trái ớt
- 1 củ gừng
- 3 muỗng cà phê đường
- 6 thìa dấm
- 1 muỗng cà phê hạt nêm
- 1 muỗng muối hột
* Cách làm:
Bước 1: Chân gà rửa sạch bằng muối và gừng đập dập sau đó đem luộc 5 – 7 phút cùng 1 chút gia vị sau đó vớt chân gà ra chậu nước đá cho da giòn rồi vớt ra để ráo nước
Bước 2: Tiếp đó cho chân gà vào tủ lạnh 35 – 45 phút
Bước 3: Xả cắt khúc 3 – 4 cm tước sợi nhỏ, ớt và đầu sả thái mỏng
Bước 4: Đun sôi hỗn hợp 500ml nước lọc, đường trắng, dấm, hạt nêm rồi để nguội. Sau đó cho ớt, sả thái mỏng, nước mắm vào khuấy
Bước 5: Để chân gà, sả cắt khúc vào 1 âu lớn sau đó đổ hỗn hợp vừa đun để nguội ngâm sau 1 ngày là có thể dùng được
11. Xoài dầm
* Nguyên liệu:
- Xoài xanh: 1kg
- Muối, đường và ớt bột (Ớt bột nên mua loại có thương hiệu, nơi sản xuất và hạn sử dụng rõ ràng để đảm bảo chất lượng).
* Cách làm:
Bước 1: Sơ chế xoài
Xoài gọt vỏ, rửa sạch rồi đem cắt miếng vừa ăn. Sau đó cho xoài vào tô ngâm với nước muối pha loãng (dùng nước đun sôi để nguội để làm). Thời gian ngâm khoảng 10 – 15 phút, vớt ra rửa lại với nước sạch, để ráo.
Bước 2: Xóc xoài với đường
Cho xoài vào tô, cho thêm 7 muỗng đường trắng vào và xóc đều sao cho đường bao phủ hết miếng xoài là được. Để khoảng 1 tiếng cho xoài chảy mật ra, đây cũng là lúc đường tan hết và ngấm vào xoài. Nếm thử để kiểm tra độ ngọt, nếu bạn thích ngọt nhiều thì có thể cho thêm đường tùy theo ý thích của bạn miễn sao hợp khẩu vị của bạn là được.
Bước 3: Làm xoài dầm
Khi xoài đã chảy mật, bạn cho thêm 1 muỗng ớt bột và 1 muỗng muối tinh vào tô, tiếp tục xóc đều. Nếu thích ăn cay hơn thì bạn cho thêm 1 muỗng cafe ớt bột nữa là được. Đừng cho nhiều hơn nữa, cay quá ăn không tốt cho dạ dày của bạn. Để gia vị ngấm khoảng 15 – 30 phút là món xoài dầm đã có thể ăn được.
12. Bánh gối
* Nguyên liệu:
– Phần vỏ bánh:
- Bột mì đa dụng: 500gr; 1,5gr bột nở (không có có thể bỏ qua)
- Sữa tươi: 220ml loại ít đường
- Bơ: 50gr loại bơ mặn hoặc nhạt, nếu không có thay thế bằng 50ml dầu ăn
- Muối: ½ thìa cà phê
– Phần nhân bánh:
- 4-5 cái mộc nhĩ; 1/2 củ đậu hoặc Su hào; 1/2 củ hành tây; Hành tím.
- Một nắm miến dong; Bột nêm, hạt tiêu;
- 200gr thịt lợn xay; Trứng cút hoặc trứng gà
– Phần nước chấm:
- 3 Nước mắm ăn, 2 thìa nước đun sôi để nguội
- Đường 1 thìa, ½ thìa cà phê bột ngọt
- Ớt băm, tỏi, nước cốt chanh.
* Cách làm:
Bước làm vỏ bánh gối: Phần bơ cần đun chảy trước. Cho 220ml sữa tươi + men nở + 2 quả trứng gà + muối và bơ đã đun nóng trước vào âu rồi khuấy thật đều sau đó cho từ từ bột mì vào nhồi đến khi thành khối mịn dẻo rồi đậy kín cho bột nghỉ trong 30 phút, khi nhào bột nếu thấy bị khô quá bạn nên vẩy vài giọt nước.
Bước chuẩn bị phần nhân bánh:
- Mộc nhĩ ngâm nước ấm khoảng 30 phút cho nở thái sợi nhỏ. Miến ngâm nước lạnh cho nở cắt nhỏ. Hành tây gọt vỏ thái nhỏ, kiểu hạt lựu. Su hào hoặc củ đậu bào sợi cắt nhỏ. Trứng cút hoặc trứng gà luộc chín, bỏ vỏ.
- Phi thơm hành tím, cho 200gr thịt lợn xay và hành tây vào xào, các loại nhân khác vẫn giữ nguyên không xào chung để giữ độ ngọt.
- Sau đó trộn đều thịt với các nguyên liệu khác: mộc nhĩ, miến, củ đậu hoặc su hào, thêm 1 thìa cà phê bột nêm, 1/2 thìa cà phê hạt tiêu.
Bước tạo hình vỏ bánh: Bột sau khi ủ 30 phút mang ra cán mỏng bằng cây cán bột, có thể dùng chai thay thế. Bột mì khô rắc một lớp mỏng xuống mặt bàn để chống dính, đổ bột ra và cán thật mỏng. Sau khi cán mỏng bột lấy một bát to hơn bát ăn cơm ấn xuống làm thành một khuôn hình tròn.
Bước làm bánh gối: Đập một quả trứng gà, chỉ lấy lòng đỏ ra bát, đánh tan và chuẩn bị sẵn chổi để quét. Sau khi làm xong vỏ bánh, thì xếp vỏ bánh ra, quét một lớp mỏng lòng đỏ trứng gà quanh mép vỏ bánh gối, cho phần nhân vào giữa, rồi đặt miếng trứng cút vào. Từ từ gấp mép bánh lại và tạo hình gập thành nếp.
Bước chiên bánh: Đổ dầu ra chảo hoặc nồi có đế dày, nhỏ để tiết kiệm dầu, đảm bảo chiên ngập bánh trong chảo dầu với lừa vừa. Bánh gối chiên làm 2 lần, lần 1 chiên cho tới khi bánh vừa chín, chưa vàng. Lần 2 thì ăn đến đâu chiên đến đấy để bánh được giòn.
Cách làm nước chấm bánh gối ngon: 3 thìa nước mắm + 2 thìa nước lọc đun sôi để nguội + 1 thìa đường + tỏi, ớt băm nhuyễn, trộn đều cho tan đường thêm một thìa nước cốt chanh hoặc dấm, trộn thêm su hào, cà rốt thái mỏng.
13. Khoai tây chiên
* Nguyên liệu:
- Khoai tây: 500g khoai tươi, loại củ to.
- 1 ít bơ lạt.
- Dầu ăn: 500ml.
- Giấy thấm dầu.
- Gia vị: Muối, đường, tương ớt, sốt mayonnaise, bột phô mai (tùy thích).
- Dụng cụ: Bếp, chảo chống dính, sạn lỗ inox, rổ đựng…
* Cách làm:
Bước 1: Khoai tây gọt vỏ, gọt xong đến đâu thả ngay vào thau nước ngâm muối khoảng 15 phút để khoai không bị thâm.
Bước 2: Khoai ngâm xong rửa sạch, vớt ra cắt miếng theo hình dạng tùy ý.
Bước 3: Cho khoai vào nồi luộc với một nhúm muối nhỏ, một chút đường, khi vừa chín tới thì vớt ra để ráo nước, ngâm ngay vào nước lạnh khoảng 5 phút.
Lưu ý: Bước luộc sơ khoai sẽ giúp món khoai tây chiên thêm giòn hơn, chiên nhanh hơn và không bị dai, ỉu khi nguội. Nhưng không nên luộc chín quá tránh khoai bị nát.
Bước 4: Đổ dầu vào chảo, đun nóng già với lửa nhỏ vừa, cho thêm một chút bơ lạt vào đun chảy sau đó cho khoai tây vào chiên ngập dầu. Trong khi chiên đảo nhẹ cho các mặt chín đều.Khi thấy màu vàng ruộm là khoai đã chín, dùng vá có lỗ vớt ra rổ, lót giấy thấm dầu bên dưới.
14. Bánh Xèo
* Nguyên liệu:
– Nguyên liệu làm vỏ bánh:
- 200g bột gạo.
- 250ml nước.
- 100ml bia.
- ½ thìa cà phê muối.
- ½ thìa cà phê bột nghệ.
- Hành lá.
- Dầu ăn.
– Nguyên liệu làm nhân bánh:
- 200g thịt bò hoặc thịt lợn ba rọi.
- 200g tôm.
- 1 củ hành tây.
- 100g giá đỗ.
- Các loại gia vị.
– Nguyên liệu làm nước chấm: Tỏi; ớt sừng; cà chua; nước mắm; me chua hoặc chanh.
– Các loại rau ăn kèm:
- Rau sống.
- Húng lũi, rau răm, quế, xà lách, ngò gai…
- Xoài, khế chua, chuối chát, dưa leo,…
* Cách làm:
Bước 1: Pha bột làm bánh
- Cho bột gạo, muối và bột nghệ đã chuẩn bị trộn đều lên với nhau. Sau đó pha 250ml nước vào cùng 100ml bia và 50ml nước cốt dừa. Cho hỗn hợp bột vào nước và khuấy đều.
- Hành lá đem xắt thật nhỏ rồi cho vào bột, thêm chút dầu ăn. Để bột nghỉ trong khoảng 30 phút – 1 tiếng.
Bước 2: Sơ chế nguyên liệu
- Thịt bò hoặc thịt ba rọi đem thái lát thật mỏng. Ướt sơ với chút muối, tỏi gừng băm, hạt tiêu và dầu ăn.
- Tôm cắt râu, rửa sạch. Tôm cũng ướt với gia vị, hành khô và gừng được cắt to một chút.
- Hành tây thái múi cau, giá đỗ rửa sạch để riêng ra ngoài.
Bước 3: Xào nhân
Sau khi sơ chế nguyên liệu xong thì tiến hành xào. Chảo được làm nóng với một chút dầu, cho hành tây vào xào thơm với một ít gia vị. Sau đó cho tôm vào đảo. Đến lúc tôm gần chín thì cho thịt bò vào. Đảo sơ thêm một lúc thì múc để riêng ra.
Bước 4: Đổ bánh xèo
- Cho dầu ăn vào, chờ cho dầu thật sôi. Đổ một lớp bột láng xung quanh cho thật mỏng và đều khắp khuôn.
- Đậy nắp lại trong nửa phút.
- Cho hỗn hợp nhân bánh đã xào, hành tây và giá lên trên. Tiếp tục đậy nắp trong 2 phút nữa.
- Sau đó mở ra và gập đôi chiếc bánh lại. Chờ cho đến khi bánh đã vàng và giòn đều cả hai mặt thì vớt ra ngoài
- Làm như vậy cho đến khi hết bột và nhân bánh.
Bước 5: Pha nước chấm
- Ớt sừng và cà chua đem bỏ hạt. Sau đó luộc chín lên và cho vào máy xay nhuyễn.
- Nước mắm pha theo tỉ lệ 5 nước: 2 đường : 1.5 nước mắm vào rồi nấu chung với nhau cho tan chảy đường. Sau đó, dằm cho me ra chất chua rồi pha vào chén nước mắm, nêm nếm cho vừa ăn.
- Cho ớt sừng, cà chua xay và tỏi băm vào.
15. Bánh bao nhân thịt
* Nguyên liệu:
– Làm vỏ bánh:
- 1 thìa cà phê men khô (dry instant yeast)
- ½ thìa canh đường – 250g bột mì đa dụng
- 1 thìa cà phê bột nở (baking powder)
- 130 ml nước ấm
- 1 thìa canh (tablespoon) dầu ăn
- 50g đường
- 1 chút muối
– Làm nhân:
- 200g thịt nạc vai băm nhỏ
- 10g mộc nhĩ khô
- 10g nấm hương
- 8 quả trứng chim cút
- 1 nắm nhỏ miến
- Vài tép hành khô
- ½ thìa cà phê bột cà ri
- Hạt nêm, nước mắm, muối, đường.
Lưu ý: Để nhân bánh bao quyện, không bị khô, chỉ nên chọn thịt nạc vai băm nhỏ có dắt mỡ.
– Dụng cụ hấp bánh bao: Nồi hấp, xửng hấp
* Cách làm:
Bước 1. Chuẩn bị phần men nở
Trước khi nhào và trộn bột, bạn chuẩn bị phần men nở trước. Hòa tan ½ thìa canh đường với nước ấm, rắc men vào khuấy nhẹ, để nghỉ trong 20 phút.
Bước 2: Trộn bột và nhào bột
- Trong âu, trộn đều bột mì với bột nở, muối, đường với nhau. Sau đó, tạo một hố ở giữa âu bột, sau đó đổ nước đã hòa men ở bên trên cùng dầu ăn vào.
- Nhào bột thành khối dẻo mịn (nhào bằng tay), cho thêm một vài giọt nước chanh, bánh sẽ trắng hơn.
Bước 3. Ủ bột
- Sau khi bột nhào xong, đem ủ bột trong 1 tiếng rưỡi ở nơi kín, ấm, có phủ khăn ướt lên mặt để bột đỡ khô.
- Ủ bột trong 40-50 phút là bột sẽ nở gấp đôi.
- Ấn thử ngón tay vào thấy bột nở lên là được
Bước 4: Làm nhân bánh
- Thịt băm đem ướp thịt với cà ri, hạt nêm, nước mắm, muối, đường, hành khô băm nhỏ.
- Trứng chim cút luộc chín, sau đó bóc vỏ, để ra bát.
- Mộc nhĩ, nấm hương ngâm nước nóng cho nở, rửa sạch lại rồi đem thái nhỏ, để nguyên ra bát.
- Miến ngâm nước lạnh cho mềm rồi cắt thành sợi ngắn.
- Cho mộc nhĩ, nấm hương, miến vào trộn đều.
- Sau đó, nặn từng viên nhân cho bọc đều 1 quả trứng chim cút, chia làm 8 phần.
Bước 5. Trộn bột lần 2
– Sau thời gian ủ bột, bột sẽ nở gấp đôi. Cho bột ra nhồi sơ lại rồi chia ra thành 8 phần nhỏ.
Bước 6. Làm vỏ bánh bao
- Viên tròn các phần vỏ bánh lại rồi dùng cán bột cán dẹt xuống, cho nhân vào để nhồi.
- Gấp mép theo vòng tròn và túm nhọn chính giữa.
- Làm lần lượt cho đến hết.- Bánh đã nặn để nghỉ trong 30 phút.
Bước 7. Hấp bánh
- Chuẩn bị nồi nước sôi để hấp. Cho bánh lên khuôn giấy bánh cupcake rồi xếp bánh lên khay.
- Nấu 1 nồi nước cùng 1 muỗng canh giấm. Khi nước sôi thì cho xửng bánh lên hấp 25 phút là bánh chín.
Lưu ý: Muốn cho bánh bao được trắng, bạn chờ chút xíu dấm gạo vào trong nồi nước hấp.
16. Bánh rán mặn
* Nguyên liệu:
– Phần vỏ bánh: 500gr bột gạo nếp; 100gr bột gạo tẻ; 1-2 củ khoai tây; 40gr đường; 1 nhúm muối; 400ml nước ấm; 500ml dầu ăn để chiên bánh
– Phần nhân bánh: 300gr thịt nạc vai xay nhỏ; 2 củ cà rốt; 80gr hoặc 2 bó miến khô; 6 cái nấm mộc nhĩ; 40gr hành tây, 10ml dầu ăn; 2 thìa cà phê bột nêm
– Phần nước chấm chua ngọt: Đường, chanh, nước mắm, tỏi, ớt băm nhỏ
– Dưa góp:
- Đu đủ, cà rốt, su hào
- Dấm, đường
* Cách làm:
Bước 1: Làm vỏ bánh
– Khoai tây luộc chín, lột vỏ nghiền mịn lấy khoảng 50gr. Trộn chung bột gạo nếp, bột gạo, đường, muối với nhau.
– Đổ từ từ nước ấm vào nhồi cho bột thành một khối dẻo, mịn không dính tay không được nhão quá, sau đó trộn khoai tây đã nghiền mịn vào.
– Để bột nghỉ khoảng 1 giờ cho bột ngậm đủ nước.
Bước 2: Làm nhân bánh
Tranh thủ lúc đang ủ bột, tiến hành làm nhân bánh.
– Thịt nạc vai băm nhuyễn hoặc xay nhỏ.
– Cà rốt gọt vỏ bào sợi nhỏ.
– Miến ngâm nước cho nở (nhưng không nên ngâm lâu quá để khi cho vào phần nhân bánh miến tiếp tục hút nước trong bánh), cắt nhỏ.
– Mộc nhĩ ngâm nở, rửa sạch cắt nhỏ.
– Hành tây băm nhỏ.
– Trộn tất cả các nguyên liệu ở phần nhân với nhau, chia thành các nắm nhỏ (khoảng 12 phần, mỗi phần khoảng 25gr).
Bước 3: Cho nhân vào bánh
– Chia bột thành các phần, mỗi phần khoảng 50gr.
– Lấy từng viên bột, ấn dẹt cho phần nhân vào giữa, nặn thành hình oval hoặc hình tròn tùy ý. Tuy nhiên nặn hình ô van sẽ dễ ăn hơn.
– Làm lần lượt cho đến hết phần bột và nhân. Sau khi đã xong tiếp tục lấy màng bọc thực phẩm bọc lại và để bánh nghỉ thêm 1 giờ nữa.
Bước 4: Rán bánh
– Đun sôi dầu ăn trong chảo sâu lòng.
– Khi dầu sôi lăn tăn thì lần lượt thả từng viên bánh vào chiên cho đến khi vỏ bánh chín vàng giòn. Không nên thả bánh vào khi dầu sôi to quá sẽ bị bắn dầu.
– Lưu ý không để lửa quá to dẫn đến vỏ bánh chín mà bên trong bánh còn sống. Ngoài ra, cũng không nên cho quá nhiều bánh vào cùng một lúc, dẫn đến nhiệt độ trong nồi dầu bị giảm, bánh chín không đều và không có màu vàng đẹp.
– Khi thấy bánh chín vàng đều và nổi lên thì vớt ra để lên giấy thấm dầu.
Bước 5: Pha nước chấm bánh rán mặn
– Đường với nước cốt chanh khuấy đều trong một bát cho đường chanh tan vào nhau với tỉ lệ khoảng 15ml nước chanh và 25gr đường.
– Từ từ đổ lượng nước mắm vừa đủ vào, thấy vừa ăn thì dừng lại, thêm ớt, tỏi băm tuỳ khẩu vị.
Bước 6: Làm dưa góp
– Su hào, đu đủ, cà rốt thái miếng mỏng vừa ăn, ngâm qua với nước cho bớt nhựa rồi để ráo.
– Cho tất cả vào bát, thêm chút giấm, đường, trộn đều cho ngấm gia vị .
– Khi ăn, cho dưa góp vào bát nước chấm cho hấp dẫn.
17. Tokbokki
* Nguyên liệu:
- 50 gr bột gạo.
- 150 gr bột nếp.
- 25 gr bột năng.
- 5 gr muối.
- 230 ml nước ấm.
- Dầu ăn.
* Cách làm:
Bước 1: Bạn cho bột gạo, bột nếp, bột năng, muối vào tô to sau đó trộn đều nguyên liệu.
Bước 2: Thêm nước ấm và trộn đều rồi bắt đầu nhồi bột cho thành 1 khối, bạn có thể lấy bột ra bàn sạch để nhồi cho dễ dàng hơn nhé, nhồi tới khi thấy khối bột mềm, dẻo, mịn màng là được rồi nhé.
Bước 3:
– Cắt khối bột làm 4 phần sau đó lấy từng phần và xoa 1 chút dầu ăn lên tay, dùng 2 bàn tay vê đi vê lại cho thành 1 dải bột dài, to đều nhau, bạn có thể làm dải bột to hay nhỏ tùy theo ý thích nhé.
– Lấy dao cắt bột thành từng khúc dài cỡ tầm 1 ngón tay rồi để riêng ra đĩa, tiếp tục làm cho hết chỗ bột còn lại.
Bước 4:
– Cho nước vào nồi đun sôi sau đó thêm 1 xíu dầu ăn, khi nước đã sôi mới thả bánh gạo vào.
– Bánh gạo luộc tầm 5-7 phút sau đó tắt bếp vớt bánh gạo ra đĩa.
– Bánh chín nổi lên thì vớt ra, thả ngay vào chậu nước lạnh cho bánh nguội hẳn mới vớt bánh ra để ráo nước.
18. Nem chua rán
* Nguyên liệu:
- Thịt xay 300gr
- Da heo 100gr
- Thính 10gr
- Bột chiên xù
- Gia vị: đường, muối, tiêu, bột năng, nước mắm, giấm, hạt nêm, dầu ăn, tương ớt
- Tỏi, ớt băm nhuyễn
* Cách làm:
– Ướp phần thịt xay với 1 muỗng đường, ½ muỗng tiêu, ½ muỗng muối, nước mắm, tỏi, ớt băm nhuyễn, 1 muỗng bột năng. Sau đó, bạn bọc kín bằng màng bọc thực phẩm lại rồi cho vào ngăn đá của tủ lạnh khoảng 40 phút, như vậy sẽ giúp cho nem không bị bở và dai ngon.
– Ngâm da heo với hỗn hợp giấm, muối và nước lọc khoảng 15 phút. Kế đến rửa lại da heo bằng nước cho thật sạch để khử đi mùi hôi rồi cho vào luộc đến khi chín mềm, vớt ra rửa qua nước lạnh rồi thái bì thành từng sợi nhỏ.
– Phần thịt sau khi bỏ tủ lạnh xong đem ra xay nhuyễn cùng với 10gr thính. Sau đó cho phần da heo vào trộn đều.
– Dùng màng bọc thực phẩm gói phần hỗn hợp trên thành từng miếng vừa ăn, thuôn dài rồi để tủ lạnh khoảng 2 tiếng cho phần nem này thành hình.
– Sau đó, lấy phần nem này lăn qua bột chiên xù rồi cho dầu ăn vào chảo rán ở lửa vừa cho đến khi chín vàng giòn. Khi ăn ăn kèm cùng củ đậu, dưa chuột.
– Phần nước chấm: Phi thơm tỏi băm nhuyễn lên chảo rồi cho một ít nước vào đến khi sôi thì cho thêm bơ lạc, sốt hoisin vào cùng một ít đường. Sau đó bạn đổ ra chén trộn đều cùng tương ớt.
19. Phô mai que
* Nguyên liệu:
- Pho mát Mozzarella: 300gr
- Bột chiên xù: 100gr
- Bột mì: 100gr
- Trứng gà: 2 quả
- Dầu ăn, tiêu, hạt nêm, muối, đường, mùi tây xay nhỏ
* Cách làm:
– Để phần pho mát Mozzarella trong tủ lạnh cỡ 1 tiếng rồi lấy ra cắt thành từng khúc thuôn dài, vừa ăn.
– Chuẩn bị bát thứ nhất gồm hỗn hợp 2 quả trứng đánh tan, mùi tây xay nhỏ, hạt tiêu, bát thứ hai là bột mì và bát thứ ba là bột chiên xù. Với mỗi bát bạn nêm nếm một ít gia vị vào sao cho vừa ăn.
– Lăn phần pho mát đã cắt khúc qua lần lượt ba bát theo thứ tự là bột mì, rồi đến trứng đánh, rồi cuối cùng là bột chiên xù và để vào ngăn đá tủ lạnh tầm 2 tiếng để định hình phần phô mai này. Sau đó đem ra chiên trong dầu với lửa vừa phải đến khi chín vàng, giòn tan.
20. Cút lộn xào me
* Nguyên liệu:
- Trứng cút lộn: 20 quả
- Me vắt: 50gr
- Đậu phộng rang xay nhuyễn
- Hành phi
- Rau răm
- Tỏi ớt băm nhỏ
- Gia vị: Nước mắm, đường phèn, hạt nêm.
* Cách làm:
– Hòa tan 150ml nước sôi vào me vắt rồi dầm ra chờ me tan thì lọc qua rây lấy nước và cho 50gr đường phèn vào.
– Luộc chín 20 quả trứng cút lộn. Sau đó vớt ra lột sạch vỏ.
– Cho một ít dầu ăn lên chảo rồi cho tỏi ớt vào phi thơm đến khi tỏi vàng non thì hạ lửa nhỏ rồi cho phần sốt me ở trên vào, tiếp đó cho thêm khoảng 2 muỗng canh nước mắm, 1 muỗng cafe hạt nêm vào. Nấu lửa nhỏ đến khi phần đường phèn trong sốt me tan hết sau đó tăng lửa lên đến khi phần nước sốt me sôi lên thì tiếp tục cho 20 quả trứng vào trộn đều
– Nấu đến khi phần sốt me cạn bớt và sệt lại thì cho ra kèm theo một ít rau răm, hành phi, đậu phộng rang lên trên và thưởng thức.
21. Sữa chua dẻo
*Nguyên liệu
Nguyên liệu để tự làm món ăn vặt tại nhà như sữa chua dẻo rất đơn giản. Bao gồm:
- Sữa đặc: ½ hộp
- Sữa tươi: 1 gói
- Sữa chua lên men: 1 hộp
- Thạch rau câu: 15-20g
*Cách làm
– Bước 1:
Bạn đổ sữa tươi và sữa đặc vào nồi đun nhỏ lửa đến khi nhiệt độ đạt khoảng 50-60 độ. Các bạn nhớ chú ý không để sữa sôi nhé.
– Bước 2:
- Đổ sữa chua men cái vào nồi sữa và khuấy đều đến khi sữa chua và sữa hòa quyện lại với nhau.
- Ngâm thạch rau câu cho tan hết rồi cũng đổ vào hỗn hợp sữa vừa pha chế.
– Bước 3:
- Sau đó bạn múc sữa vào các hộp hoặc các hũ đã chuẩn bị sẵn. Đóng nắp lại và cho vào ủ.
- Các bạn ủ trong máy làm sữa chua từ 5-8 tiếng là được. Nếu bạn không có máy làm sữa chua có thể ủ trong nồi cơm điện bằng cách dùng nước ấm ở nhiệt độ 60-70 độ.
- Ủ xong bạn bảo quản sữa chua dẻo vào tủ lạnh ăn dần.
22. Bánh flan núng nính
*Nguyên liệu
– Về phần bánh:
- 4 lòng đỏ trứng + 2 trứng (trứng gà tươi).
- Sữa tươi: 500 ml.
- 60g đường.
- Vani: 1 đến 2 ống.
- 1/2 muỗng cà phê muối.
- Dụng cụ : cốc hoặc bát con để làm khuôn bánh, rây lọc.
– Về phần caramen
- 60g đường.
- 100ml nước lọc.
- 1 muỗng nước cốt chanh.
*Cách làm
Bước 1: Làm caramel
- Cho đường và nước (tỉ lệ đường: nước là 3:2) vào nồi sáng màu để tiện quan sát.
- Đun nhỏ lửa đến khi đường tan. Khi đó dùng đũa khuấy đều và đun thêm từ 5,10 phút đến khi đường chuyển màu nâu cánh dán thì tắt bếp.
- Thêm một muỗng nước cốt chanh tươi vào để bánh flan có mùi thơm đặc trưng.
- Vì caramen đông cứng rất nhanh nên bạn cần nhanh tay cho ngay 1 lớp mỏng caramen vào khuôn ngay khi còn nóng. Sau đó để khuôn vào chỗ mát cho caramen nguội và đông cứng lại.
Bước 2: Làm bánh flan
- Cho trứng và đường vào 1 cái âu rồi khuấy thật nhẹ tay, cố gắng không làm xuất hiện bọt khí, khuấy cho tới khi tan đường.
- Đun sữa trên bếp, không đun sôi mà chỉ đến khoảng 70 độ C (sữa chỉ cần hơi nóng và bọt lăn tăn xung quanh nồi) thì tắt bếp. Nếu đun sữa quá nóng hoặc sôi sẽ làm sữa bị hỏng.
- Cho hỗn hợp trứng đã chuẩn bị từ bước trước đổ vào nồi sữa tươi và đánh đều lên, cho thật nhẹ nhàng để tránh nổi bọt và trứng bị vón cục lại. Kiểm tra lại hỗn hợp để loại bỏ những viên bị vón cục. Đánh đều để hỗn hợp trứng sữa trộn vào nhau.
- Cho vani vào quấy đều .Dùng một chiếc rây để lọc hỗn hợp trên một lần để chiếc bánh flan của bạn được mịn màng và mềm thơm.
- Rót hỗn hợp đã lọc vào những chiếc cốc để làm công đoạn tiếp theo.
Bước 3: Nướng hoặc hấp bánh
- Nướng: Đun sôi 1 nồi nước, rót nồi nước đó vào khay nướng trong lò rồi đặt khuôn bánh vào trong khay nướng có đổ nước đó. Cho vào lò nướng trong vòng 40 phút (tùy khuôn to hay nhỏ để điều chỉnh thời gian nướng cho phù hợp).
- Hấp: Cho các cốc bánh flan vào nồi rồi dùng một chiếc khăn để phủ lên mặt các cốc, nhằm tránh cho bánh bị rỗ khi nước ở vung hấp nhỏ xuống. Cho lửa vừa và thi thoảng bạn dùng khăn để lau nước ở vung. Hấp chừng 30- 40 phút thì bánh đã chín.
- Khi ăn bạn có thể úp bánh ra đĩa hoặc bát vừa, thêm một chút café, nước cốt dừa hoặc hoa quả tươi và đá sẽ làm bánh của bạn thơm ngon hơn rất nhiều.
Lưu ý nhỏ
- Khi hấp bánh flan, nên hạn chế hơi nước tụ lại quanh bánh, tốt nhất bạn dùng một tấm vải sạch phủ lên mặt lồng hấp để hút bớt hơi nước, sau đó điều chỉnh lửa thật nhỏ.
- Sử dụng sữa dê bột làm bánh flan có độ mịn và đặc hơn, khi ăn bánh có mùi thơm nhẹ.
- Bánh flan có mùi thơm đặc trưng của trứng, sữa, vani.
- Bánh phải mềm, mặt bánh mịn, không bị rỗ mặt và có mùi thơm của chanh tươi.
23. kem chuối thơm ngon
*Nguyên liệu
- 15 quả chuối chín
- 400ml nước cốt dừa
- 200ml nước lọc
- 50g đường
- 40g bột năng
- 1 ống vani (nếu có)
- 3g muối
- 100g lạc rang giã nhỏ
*Cách làm
Kem chuối là một trong những lựa chọn hàng đầu nếu bạn muốn tự làm món ăn vặt tại nhà. Các bước làm kem chuối vô cùng đơn giản.
- Bước 1: Cho nước lọc, nước cốt dừa, đường, muối, vani, bột năng vào xoong khuấy đều rồi bắc lên bếp đun nhỏ lửa, vừa đun vừa khuấy đến khi bột sôi và sánh lại thì tắt bếp để nguội.
- Bước 2: Chuẩn bị túi kính để bọc kem. Rọc một bên túi để hở.
- Bước 3: Chuối bóc vỏ cho vào giữa bao nilon rồi dùng dao to bảng ép mỏng.
- Bước 4: Cho một thìa canh nước cốt lên chuối rồi rắc lạc rang lên.
- Bước 5: Lật mặt chuối bên kia và làm tương tự, dùng tay ép nhẹ cho nước cốt dàn đều rồi gập phần bao nilon thừa lại. Làm tương tự đến khi hết chuối.
- Bước 6: Cho kem chuối vào tủ lạnh ngăn đá khoảng 4-5 tiếng là có thể thưởng thức được rồi
24. Trứng gà nướng
*Nguyên liệu
Nguyên liệu để tự làm món ăn vặt tại nhà như trứng gà nướng cực kì đơn giản:
- Trứng gà 14 quả
- Nước mắm 50 ml
- Đường trắng 30 gr
- Muối 3 gr
- Tiêu 3 gr
- Dụng cụ : nồi hấp, xi lanh y tế (nếu có)
*Cách làm
Bước 1: Hút lòng đỏ và lòng trắng trứng ra ngoài.
- Để làm trứng gà nướng, đầu tiên bạn phải hút lòng đỏ và lòng trắng ra khỏi vỏ trứng gà mà vẫn đảm bảo vỏ trứng còn nguyên.
- Có 2 cách: cách thứ nhất là dùng tăm hoặc que xiên khoét một lỗ nhỏ trên đầu nhọn của trứng gà sau đó lấy ống xi lanh hút trứng ra khỏi vỏ; cách thứ 2 là dùng dao hoặc muỗng có đầu nhọn, khoét 1 lỗ nhỏ cỡ đầu ngón út trên đầu nhọn của trứng gà, dùng tăm khoấy đều bên trong, sau đó đỏ hỗn hợp trứng ra ngoài ( Các này dành cho những bạn không mua được xi lanh).
Bước 2: Thêm gia vị
- Sau khi hút được trứng, bạn khuấy đều và lọc hỗn hợp trứng qua rây hoặc túi lọc để loại bỏ lòng trắng trứng còn lợn cợn hoặc vỏ trứng còn sót. Đối với bạn nào có xi lanh, dùng xi lanh để hút trứng đã có gia vị rồi cho vào lại từng quả.
- Nếu không có xi lanh thì dùng một chiếc phểu nhỏ, đổ từ từ trứng đã có gia vị vào lại.
Bước 3: Hấp và nướng trứng
- Sau khi đã cho hết hỗn hợp trở lại vào vỏ, ta tiến hành hấp trứng khoản 12 đến 15 phút cho trứng vừa chín tới. Sau đó đem đi nướng đến khi trứng có mùi thơm và lớp vỏ hơi cháy xém.
- Khi ăn nên chấm trứng gà với muối tiêu pha một chút ớt và tắc, thêm tí rau răm nữa để tăng hương vị nhé. Vị trứng gà beo béo và dậy mùi thơm rất đặc biệt do được nướng trên bếp than sẽ khiến bạn cứ muốn ăn mãi không thôi.
25. Bánh trà sữa trân châu đường đen
Nguyên liệu và dụng cụ làm bánh trà sữa trân châu đường đen:
- Sữa tươi không đường: 200 ml.
- Trứng gà: 6 quả.
- Đường: 175 gr.
- Trà ô long túi lọc: 3 túi.
- Bột mì: 150 gr.
- Bột bắp: 10 gr.
- Bột nở: 8 gr.
- Dầu ăn: 50 ml.
- Vani: 10 ml.
- Whipping cream: 100 ml.
- Trân châu đường đen: tùy thích ( Bạn có thể thay trân châu đường đen thành trân châu hoàng kim hoặc loại trân châu bạn thích)
- Dụng cụ: Nồi cơm điện, máy đánh trứng, muỗng, tô,…
Đun sôi 200 ml sữa tươi với 3 gói trà, để 3 đến 5 phút cho trà ra, vớt trà ra.
– Bước 2: Phần cốt bánh
- Đánh tan 5 lòng đỏ trứng gà cùng với 75 gr đường, sau đó rây bột mì và bột bắp và bột nở vào, trộn đều.
- Đánh bông 5 lòng trắng trứng với tốc độ vừa đến khi trứng nổi bọt khí to cho từ từ 75 gr đường vào, tăng chế độ đánh nhanh đến khi trứng bông, nhấc đồ đánh trứng lên tạo chóp dẻo là vừa.
- Bạn trộn nhẹ tay hai hỗn hợp trên với nhau, tránh làm vỡ bọt khí, sau đó cho 50 ml dầu ăn cùng 10 ml vani trộn đều.
- Đổ hỗn hợp vào nồi cơm điện (tốt hất nên dùng nồi cơm có dung tích 1,8 lít) có lót sẵn giấy nến.
- Bật chế độ nấu, sau khi nồi cơm trở về chế độ hâm bạn chờ 15 phút, bật nút nấu lần thứ 2, đợi tiếp 20 phút, bật nút nấu lần thứ 3, tiếp tục đợi 25 phút, bật nút nấu lần thứ tư, đến khi nồi cơm trở về chế độ hâm là xong.
- Bạn có thể kiểm tra bằng cách chọt tăm vào hoặc lấy tay ấn nhẹ, bánh đàn hồi là đã chín. Để bánh nguội ít nhất 2 tiếng rồi lấy ra khỏi khuôn.
– Bước 3: Phần kem trà sữa
- Đánh tan 1 lòng đỏ trứng gà cùng với 25 gr đường, đổ phần trà sữa còn lại (khoảng 100ml ) vào, bắt hỗn hợp lên nồi nấu sệt lại. Để nguội là giữ lạnh hỗn hợp.
- Đánh bông 100 ml whipping cream, sau đó cho hỗn hợp trà sữa trứng đã nấu ở trên vào trộn đều, để hỗn hợp trong tủ lạnh đến khi dùng.
Bước 4: Trang trí bánh
- Tạo giữa cốt bánh bông lan trà sữa một lỗ nhỏ rồi đổ phần kem sốt trà sữa vừa làm vào, phủ đầy mặt bánh.
- Thêm trân châu đen lên trên và thưởng thức chiếc bánh ngọt ngào này thôi. Tự làm món ăn vặt tại nhà không hề khó đúng không nào?
26. Bánh sữa tươi chiên
Nguyên liệu cần chuẩn bị
- Trứng gà: 8 quả
- Đường cát trắng: 100g
- Bột ngô: 50g
- Bột chiên xù: 200g
- ống va ni: 2 ống
- Sữa tươi: 2 bọc
Hướng dẫn thực hiện
- Pha một hỗn hợp gồm: 2 lòng đỏ trứng gà+ đường+ bột ngô+ vani, sữa tươi. Dùng đũa khuấy thật đều cho hỗn hợp quyện vào nhau và tan hết.
- Bắc một chiếc nồi khô lên bếp và vặn lửa, cho hỗn hợp vào nồi và dùng đũa đảo đều hỗn hợp đến khi thấy sệt lại và dần nổi bóng thì tắt bếp.
- Khi hỗn hợp nguội thì cho vào hộp đựng thực phẩm đã có quết dầu ăn phủ hết bề mặt. Nén chặt hỗn hợp trong hộp và để vào ngăn mát tủ lạnh trong khoảng 90 phút.
- Cho bột chiên xù vào máy xay nhuyễn, rồi dùng màng lọc, lọc riêng phần bột mịn ra tô.
- 5 quả trứng còn lại lấy 5 lòng đỏ và 1 lòng trắng. Dùng đũa khuấy đều cho hỗn hợp hòa quyện vào nhau.
- Sau 90 phút, lấy hộp đựng thực phẩm ra ngoài. Dùng dao cắt thành từng ô chữ nhật vừa ăn. Tiếp đến, cho bánh vào tô đựng trứng vừa khuấy xong và lăn đều. Cuối cùng, là để bánh qua bên bột chiên xù để bánh thấm bột.
- Bắc một chiếc chảo khô đã lau sạch với dầu lên bếp. Khi dầu nóng, thì thả bánh sữa tươi vào chiên. Dùng đũa trở bánh cho chín vàng đều 2 mặt. Khi bánh đã lên màu vàng đẹp mắt thì bạn có thể vớt ra và bắt đầu thưởng thức.
27. Trứng cút xào me
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Trứng cút: 20 trứng
- Me đóng hộp: 1 hũ
- Bơ Tường An: 1 Hộp
- Bột năng: 30g
- Tương ớt: 1 chai
Hướng dẫn thực hiện
- Trứng cút rửa sạch luộc chín, vớt ra cho vào bát nước nguội.
- Me ngâm trong nước nóng, dầm nát (mình cho nửa bát nước con), khi me bở ra cho vào rây lọc lấy phần thịt me, phần vỏ và hột thì bỏ đi.
- Lạc rang chín giã sơ qua, rau răm rửa sạch, gừng thái chỉ, tỏi hành tỏi bóc vỏ băm nhỏ.
- Trứng cút đã nguội vớt ra, bóc vỏ nhẹ nhàng tránh bị nát. Cho dầu vào chảo rán sơ qua trứng rồi đổ ra đĩa.
- Cho dầu ăn vào chảo, phi thơm hành tỏi, cho một thìa bơ vào, hành tỏi vàng đổ nước me vào, thêm hai thìa canh đường (độ ngọt điều chỉnh theo ý thích).
- Cho một thìa canh nước mắm, một thìa cà phê bột nêm, một thìa canh tương ớt, nêm nếm cho vừa miệng, thích ăn cay nữa cho thêm ớt quả thái nhỏ.
- Đun sôi hỗn hợp trên đến khi nước sốt hơi sền sệt thì đổ trứng cút vào, đảo đều trứng cút cho ngấm nước sốt (nhớ đảo nhẹ tay tránh trứng bị nát).
- Đun trứng trong 4 phút rồi tắt bếp múc trứng ra đĩa, rắc thêm lạc rang, rau răm và gừng thái sợi ăn kèm.
28. Bắp xào bơ
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Bắp trái tươi: 2 trái
- Bơ Tường An: 1 hộp nhỏ
- Tép khô: 150g
- Hành phi: 50g
- Tương ớt: 1 chai
Hướng dẫn thực hiện
Bước 1: sơ chế các nguyên liệu
Bắp trái tươi: lựa loại bắp trái còn tươi, hạt mềm, dùng dao tách hạt ra riêng một thau nhỏ.
Bước 2: Tiến hành thực hiện
Cho 1 chiếc chảo khô lên bếp rồi vặn lửa, tiếp đến, thêm nữa phần bơ có trong hộp vào chảo. Khi bơ đã tan hết thì cho bắp vào và dùng đũa xào liền tay.
29. Bánh tráng nướng
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Bánh tráng dày: 5 cái
- Trứng gà: 4 quả
- Hành lá: 1 bó
- Bắp tươi: 200g
- Tép khô: 200g
- Tương ớt: 1 chai
- Bếp than nướng, vỉ nướng
Hướng dẫn thực hiện
Bước 1: sơ chế nguyên liệu
- Hành lá: rửa sạch, cắt khúc nhỏ
- Bắp tươi: rửa sạch, tách ra từng hạt sẵn.
Bước 2: cách thức thực hiện
- Bắc 1 cái chảo khô đã lau sạch lên bếp, phi dầu và cho bắp vào xào chín.
- Tiếp đến, cho hành lá với trứng gà vào khuấy đều.
- Đặt bánh tráng lên vỉ nướng, múc 1 muỗng hành lá với trứng dàn đều lên bánh tráng, tiếp đến cho bắp và tép khô lên trên. Xoay bánh tráng liên tục theo hình tròn trên vỉ để các nguyên liệu trên bánh tráng chín đều.
- Sau khoảng vài phút, gập bánh tráng lại và dùng gắp lật qua lại bánh tráng nhiều lần rồi cho ra dĩa thưởng thức cùng với tương ớt.
- Nếu muốn ngon hơn, trong khi nướng bánh, bạn có thể cho sốt mayournemlisa và tương ớt lên trên mặt bánh trước khi gập lại.
30. Bánh tráng trộn
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Bánh tráng tây ninh: 200g
- Trứng cút: 3 quả
- Xoài xanh: 1 quả
- Tép khô: 50g
- Khô bò: 50g
- Rau răm: 1 nạm nhỏ
- Sốt mayournemlisa: 1 chai
- Trứng gà: 1 quả
- Hành phi: 1 muỗng cà phê nhỏ
- Hạt điều làm màu: 50g
- Sả, ớt
- Muối tây ninh xay nhuyễn: 1 muỗng
Hướng dẫn thực hiện
Bước 1: sơ chế nguyên liệu
- Trứng cút: luộc chín, bóc vỏ.
- Rau răm: rửa sạch, cắt nhỏ.
- Bánh tráng: cắt sợi vừa ăn, độ dài khoảng từ 4-5 cm.
- Xoài xanh: rửa sạch, bào vỏ, thái sợi nhỏ như cọng bún.
- Sả, ớt: rửa sạch, băm nhuyễn
Bước 2: Cách thức thực hiện
- Cho 2 muỗng sốt mayournemlisa vào may xay sinh tố, đập thêm quả trứng gà bỏ vào cùng. Bật máy xay, cho đến khi nào hỗn hợp bông lên thì dừng lại. Tắt máy, cho hỗn hợp ra bọc nilong và để vào ngăn mát tủ lạnh.
- Tiếp đến, phi hạt điều cùng với dầu trên chảo để lấy nước màu. Sau khi phi xong, lọc lấy nước màu, tiếp tục cho sả ớt vào và đảo đều đến khi hỗn hợp sa tế đã quyện vào nhau thì tắt bếp.
- Cho bánh tráng, sa tế , xoài, hành phi, tép khô vào một cái thau lớn. Mang bao tay và bắt đầu trộn đều các nguyên liệu, khi các nguyên liệu đã lên màu đẹp mắt, tiếp tục cho muối Tây Ninh và rau răm vào và trộn thêm lần nữa.
- Sau đó, cho bánh tráng ra dĩa, bạn có thể cắt trứng thành hai và đặt lên. Lấy bọc sốt trứng vừa làm xong, cắt một đầu nhỏ ở phía cuối bọc, và bóp đều cho sốt dàn trên mặt của bánh tráng rồi thưởng thức.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Tổng hợp cách làm các món ăn vặt tại nhà Công thức làm 30 món ăn vặt đơn giản của Neu-edutop.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.