Bạn đang xem bài viết Tổng hợp các lỗi thường gặp trên máy xay sinh tố tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Máy xay sinh tố là một dụng cụ nhà bếp được sử dụng phổ biến. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng có thể gặp một số lỗi máy xay sinh tố đòi hỏi người dùng cần nắm rõ để xử lý. Neu-edutop.edu.vn sẽ giúp bạn tổng hợp các lỗi thường gặp trên máy xay sinh tố qua bài viết này nhé!
Các lỗi thường gặp và cách khắc phục khi dùng máy xay sinh tố
Máy xay sinh tố không hoạt động
Nguyên nhân:
- Máy xay sinh tố không hoạt động có thể do nguồn điện bị chập, mất điện hay lỏng dây hoặc máy bị hỏng.
- Máy đang vận hành tốt mà đột ngột dừng lại do thực phẩm kẹt vào lưỡi dao.
- Máy xay sinh tố đang hoạt động nhưng tắt giữa chừng vì máy hoạt động quá công suất nên tự ngắt điện.
Cách khắc phục:
- Nếu chỉ đơn giản là do nguồn điện bị mất hay lỏng dây thì bạn chỉ cần kết nối lại và tiếp tục sử dụng.
- Khi thực phẩm kẹt vào lưỡi dao, bạn nên tắt máy và sau đó gỡ thực phẩm bị kẹt ra.
- Bạn không nên sử dụng máy liên tục trong thời gian dài khiến động cơ máy bị nóng. Như vậy rất có thể làm máy bị hỏng.
Máy xay sinh tố đa năng AVA BL1055-CB không hoạt động có thể xuất phát từ nguyên nhân nguồn điện bị chập hay mất điện
Máy xay tự tắt khi đang sử dụng
Nguyên nhân:
- Máy sử dụng quá tải trong thời gian dài làm cho động cơ quá nóng, khi đó rơ le nhiệt sẽ tự ngắt để bảo vệ máy.
- Nguồn điện đầu vào không ổn định.
- Dây điện hoặc công tắc nguồn bị hỏng, chập chờn.
Cách khắc phục:
- Đối với trường hợp động cơ quá nóng, bạn chỉ cần đợi đến khi động cơ nguội là có thể sử dụng máy xay sinh tố trở lại bình thường.
- Nếu như nguồn điện bị chập, bạn nên gọi thợ đến kiểm tra và sửa chữa.
- Nếu máy bị hỏng, bạn hãy đưa đến trung tâm bảo hành để được hỗ trợ.
- Không sử dụng máy liên tục trong thời gian dài để bảo vệ động cơ.
Máy xay sinh tố đa năng Kangaroo KG3B2 được trang bị tính năng tự ngắt khi quá tải giúp đảm bảo an toàn cho người dùng
Động cơ máy chạy tốt nhưng lưỡi dao không xoay
Nguyên nhân:
- Bánh răng bị mài mòn do sử dụng trong thời gian dài.
- Bánh răng bị gãy khi chịu lực quá mạnh hay xay nguyên liệu quá cứng.
- Bụi bẩn tích tụ lâu ngày khiến cho bánh răng bị kẹt.
Cách khắc phục:
- Tiến hành kiểm tra và vệ sinh sạch sẽ phần bánh răng, nếu vẫn không khắc phục được thì bạn nên thay bộ bánh răng mới.
Bánh răng bị mài mòn trong quá trình sử dụng là nguyên nhân khiến động cơ máy chạy tốt nhưng lưỡi dao không xoay
Máy xay sinh tố có mùi khét trong khi đang chạy
Nguyên nhân
- Do động cơ hoạt động quá tải hoặc động cơ bị bám bẩn.
- Do lưỡi cắt bị kẹt không xoay được hay trục quay của lưỡi dao bị khô dầu.
- Do bị chập mạch hoặc dây nguồn bị chảy nhựa.
Cách khắc phục
- Bạn nên vệ sinh động cơ máy thường xuyên để hạn chế bám bụi bẩn.
- Tra dầu vào động cơ để động cơ hoạt động tốt hơn.
- Vì máy xay sinh tố có tốc độ vận hành cao và công suất lớn nên mỗi lần bật máy lưu ý không quá 30 giây.
Máy xay sinh tố có mùi khét trong khi đang chạy xảy ra khi bị chập mạch hay dây dẫn bị chảy nhựa
Máy xay không nhuyễn hoặc lâu nhuyễn
Nguyên nhân:
- Dao lắp không thích hợp cho thực phẩm xay.
- Xay nhiều loại thực phẩm chung với nhau nên không nhuyễn đều.
- Lưỡi dao bị mòn hoặc bị hỏng nên không xay thực phẩm nhuyễn được.
Cách khắc phục:
- Xay loại thực phẩm nào nên lắp dao dành cho loại thực phẩm đó.
- Bạn nên xay một loại thực phẩm hay trái cây cho mỗi lần.
- Thay lưỡi dao mới cho máy.
Bạn nên sử dụng dao xay phù hợp với từng loại thực phẩm khác nhau để máy đạt được hiệu quả xay tối ưu
Công tắc máy xay sinh tố không điều khiển được
Nguyên nhân:
- Thời gian sử dụng lâu khiến các tiếp điểm của bộ nút bấm máy xay sinh tố bị mòn và dính vào nhau nên bạn không thể điều chỉnh.
- Công tắc của máy xay sinh tố bị kẹt do bụi bẩn lâu ngày hoặc do vật thể lạ bám vào.
Cách khắc phục:
- Bạn tiến hành tháo bộ phận nút bấm ra, sau đó kiểm tra nguyên nhân hư hỏng và sửa chữa.
Công tắc máy xay sinh tố không điều khiển được là một trong số lỗi phổ biến hay gặp ở máy xay sinh tố
Cối xay bị nứt vỡ
Nguyên nhân:
- Sử dụng lực xay quá mạnh làm cho hạt bắn vào thành trong quá trình xay khiến cối bị nứt.
- Sử dụng vật liệu kém chất lượng, có khả năng chịu lực kém hoặc không phù hợp cho cối xay.
- Cối xay máy sinh tố bị va đập mạnh hoặc rơi từ trên cao xuống.
Cách khắc phục:
- Trong trường hợp cối xay bị nứt vỡ, bạn nên thay mới hoàn toàn chứ không nên sử dụng lại nhằm hạn chế các mảnh vỡ của cối xay bám vào thực phẩm, gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Bạn tuyệt đối không được sử dụng cối xay khi đã bị nứt vỡ vì có thể gây ra nguy hiểm cho người sử dụng
Khớp truyền động bị trượt lên nhau
Nguyên nhân:
- Máy sử dụng lâu ngày khiến cho bộ truyền động bị mài mòn, làm cho khớp nối nhựa giữa bộ truyền giữa trục động cơ với đầu cối xay bị trượt.
- Khớp truyền động thiếu dầu bôi trơn, hoặc bôi trơn không đủ.
- Khớp truyền động bị bám nhiều bụi bẩn trong quá trình hoạt động do không được vệ sinh và bảo quản đúng cách.
Cách khắc phục:
- Bạn tháo khớp nối nhựa ra khỏi trục động cơ và tiến hành vệ sinh sạch sẽ.
- Sử dụng keo dán để siết chặt khớp truyền động lại.
Bộ truyền động bị mài mòn là nguyên nhân chính dẫn đến các khớp truyền động của máy xay sinh tố trượt lên nhau
Mẹo sử dụng máy xay sinh tố đúng cách, an toàn
Tuy máy xay sinh tố là một thiết bị gia dụng dễ sử dụng nhưng không phải ai cũng dùng đúng cách. Sử dụng máy xay sinh tố đúng cách sẽ giúp máy hoạt động mượt hơn và tăng tuổi thọ của máy.
Chuẩn bị trước khi sử dụng
- Bạn nên lắp bộ lưỡi dao thật chặt với cối xay để tránh tình trạng nước chảy ra ngoài trong khi xay.
- Đảm bảo rằng nắp được đậy chặt và thân máy được lắp ghép đúng khớp trước khi bật máy.
- Không bật máy khi không có thực phẩm trong máy.
- Lượng thực phẩm cho vào cối phải không nhiều hơn mức quy định của nhà sản xuất.
Máy xay sinh tố Philips HR2221/00 được trang bị lưỡi dao bằng thép không gỉ sắc bén, có thể xay các loại thực phẩm một cách nhanh chóng
Trong quá trình sử dụng
- Nhằm đảm bảo máy hoạt động trơn mượt và không bị kẹt, bạn nên sử dụng nút mồi trước khi xay liên tục.
- Trong khi xay nên cho thêm một ít nước để tăng hiệu quả xay trộn của máy, giúp máy hoạt động tối đa năng suất.
- Bạn không nên dùng máy xay liên tục trong một thời gian dài.
- Không nên dùng tay hoặc bất kỳ vật cứng như muỗng, đũa nào để lấy hay trộn thực phẩm khi máy đang chạy để tránh nguy hiểm.
Máy xay sinh tố Toshiba MX-60T(H) có công suất lên đến 600W, hoạt động vô cùng mạnh mẽ, xay thực phẩm nhanh chóng và tiết kiệm thời gian
Sau khi sử dụng
- Tắt máy, rút phích cắm điện. Bảo quản phích cắm điện tránh trường hợp dây điện bị hư hỏng sẽ nguy hiểm khi sử dụng.
- Vệ sinh thật kỹ bộ lưỡi dao, cối xay.
- Thường xuyên kiểm tra, làm sạch động cơ máy nhằm giúp máy hoạt động trơn tru nhất.
Vệ sinh kỹ máy sau mỗi lần sử dụng để tránh tình trạng nấm mốc, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng
Bảo quản máy
- Đặt máy xay sinh tố ở nơi thoáng mát và hạn chế va đập với các vật nặng khác.
- Lưỡi dao của máy xay sắc bén vì thế nên để xa tầm tay của trẻ nhỏ.
Bạn nên bảo quản máy xay sinh tố ở nơi khô ráo và an toàn sau khi sử dụng
Bài viết trên đã tổng hợp các lỗi thường gặp trên máy xay sinh tố nhằm giúp bạn có quá trình xay nguyên liệu hiệu quả, an toàn nhất. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào hãy để lại bình luận bên dưới để được giải đáp nhé!
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Tổng hợp các lỗi thường gặp trên máy xay sinh tố tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.