Bạn đang xem bài viết Tỏi ngâm mật ong: 11 tác dụng đối với sức khoẻ và cách làm bổ dưỡng tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Tỏi ngâm mật ong là phương thuốc dân gian rất tốt cho sức khoẻ của con người. Hãy cùng Nhà thuốc An Khang tìm hiểu tác dụng của tỏi ngâm mật ong qua bài viết dưới đây nhé.
Vì sao tỏi ngâm mật ong tốt cho sức khỏe?
Theo Viện y học ứng dụng Việt Nam, thành phần allicin được tìm thấy trong của tỏi tươi có tác dụng kháng khuẩn, chống oxy hóa mạnh. Từ đó nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể.[1]
Ngoài ra, một đánh giá năm 2014 nhận thấy rằng rằng cắt hoặc đập dập tép tỏi tươi giải phóng nhiều allicin hơn là sử dụng cả tép.[2]
Nói đến mật ong, đây là nguồn thực phẩm chứa hàm lượng cao các chất chống oxy hoá như các flavonoid và polyphenol có đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm, cân bằng hệ thống miễn dịch và ngăn ngừa bệnh tật.[3]
Nhờ công dụng hữu ích của từng thành phần, tỏi ngâm mật ong đặc biệt tốt cho sức khỏe. Bạn có thể lựa chọn các dòng mật ong chất lượng có tại Nhà thuốc An Khang để sử dụng.
Tỏi ngâm mật ong đặc biệt tốt cho sức khỏe
Công dụng của tỏi ngâm mật ong
Kháng khuẩn
Một nghiên cứu phát hiện ra rằng khi kết hợp tỏi và mật ong tazma có thể ngăn chặn một số loại vi khuẩn phát triển và dùng như một loại thuốc kháng khuẩn tự nhiên thay thế.[4]
Ngoài ra, một nghiên cứu tại phòng thí nghiệm cũng cho thấy sự kết hợp giữa nước ép tỏi và mật ong thậm chí có thể ngăn chặn các loại nhiễm trùng do vi khuẩn không thể điều trị bằng thuốc kháng sinh.[5]
Kháng virus
Các nhà nghiên cứu kết luận rằng mật ong, đặc biệt là mật ong Manuka, có tác dụng gần như các loại thuốc kháng virus, ngăn chặn virus cúm phát triển trong một nghiên cứu năm 2014.[6]
Nuôi dưỡng làn da
S-allyl cysteine được tìm thấy trong tỏi giúp bảo vệ da khỏi tác hại của tia UV, ức chế hình thành nếp nhăn, giữ gìn tuổi trẻ và chống lão hóa.[7][8]
Do đó, khi sử dụng kết hợp tỏi với mật ong trong thói quen hàng ngày sẽ giúp nuôi dưỡng và làm trẻ hóa làn da.
Hỗ trợ chăm sóc, trị rụng tóc
Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc sử dụng gel tỏi đã làm tăng đáng kể hiệu quả trong việc điều trị rụng tóc.[9]
Ngoài ra, một nghiên cứu đã cho thấy sử dụng mật ong giữ ẩm cho tóc, giảm tình trạng gàu ngứa, chữa lành tổn thương da đầu và cải thiện tình trạng rụng tóc.[10]
Do đó, khi được sử dụng tỏi ngâm mật ong tạo nên một liệu pháp hữu hiệu để thúc đẩy sự phát triển khỏe mạnh của tóc.
Tiện lợi hơn, bạn có thể lựa sử dụng một số viên uống dưỡng tóc, giảm tình trạng gãy rụng và kích thích mọc tóc nhanh tại Nhà thuốc An Khang.
Tăng cường miễn dịch
Chiết xuất của tỏi đã được báo cáo trong một nghiên cứu là đóng một vai trò góp phần trong việc gia tăng tế bào, nâng cao chức năng miễn dịch.[11]
Mật ong cũng là thành phần chứa nhiều chất chống oxy hóa tự nhiên và có thể giúp chống lại các gốc tự do, viêm nhiễm và cân bằng hệ thống miễn dịch.
Do đó, đừng bỏ qua tỏi ngâm mật ong nếu muốn tăng cường khả năng miễn dịch của bạn.
Giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và đột quỵ
Chất chống oxy hoá hữu ích có nhiều trong cả tỏi và mật ong. Vì vậy, việc sử dụng thường xuyên tỏi ngâm mật ong sẽ mang lại hiệu quả cao trong việc ngăn ngừa các bệnh tim mạch và đột quỵ.
Một nghiên cứu phát hiện ra rằng các phân tử lưu huỳnh trong tỏi có thể giúp bảo vệ cơ tim khỏi bị tổn thương và làm cho các mạch máu đàn hồi tốt hơn. Điều này giúp ngăn ngừa bệnh tim, cục máu đông và đột quỵ.[12]
Ngoài ra, tỏi có có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ bằng cách:[2]
- Điều hòa huyết áp.
- Hạ cholesterol cao.
- Ngăn ngừa hình thành máu đông và xơ cứng mạch máu.
Tăng cường trí nhớ và sức khỏe não bộ
Tỏi và mật ong đều chứa nhiều hợp chất chống oxy hóa giúp cân bằng hệ thống miễn dịch, bảo vệ não của bạn khỏi các bệnh thông thường như sa sút trí tuệ và Alzheimer.
Đặc biệt, các nghiên cứu lưu ý rằng chiết xuất tỏi già chứa một lượng chất chống oxy hóa acid kyolic cao, có thể giúp dưỡng não, bảo vệ não khỏi bị hư hại do lão hóa và bệnh tật. Từ đó, giúp cải thiện trí nhớ và tăng cường khả năng tập trung.[14]
Ngăn ngừa chứng trào ngược dạ dày, thực quản
Mật ong có tính ấm, tính kháng viêm và kháng khuẩn rất tốt, làm giảm các cơn đau do viêm loét dạ dày gây ra một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Tỏi giúp ức chế quá trình co bóp tiết dịch acid của dạ dày, đẩy nhanh quá trình tiêu hóa, hỗ trợ đắc lực trong việc điều trị các chứng như ợ hơi, ợ chua, đầy bụng khó tiêu.
Do đó, kết hợp tỏi và mật ong là một trong những cách chữa trào ngược dạ dày hiệu quả.
Hỗ trợ điều trị cao huyết áp
Trong một báo cáo chỉ ra rằng, sử dụng tỏi có thể làm giảm huyết áp ở hơn 80% bệnh nhân bị huyết áp cao. Ngoài ra, với liều 240 – 960mg chiết xuất tỏi già làm giảm đáng kể khoảng 12 mmHg huyết áp trong 12 tuần.[2]
Hơn nữa, kết quả của một nghiên cứu khác cho thấy rằng uống mật ong có liên quan đến việc giảm tỷ lệ mắc bệnh tăng huyết áp ở phụ nữ.[16]
Do đó, với các đặc tính trên, sử dụng tỏi ngâm mật ong có thể hỗ trợ điều trị cao huyết áp hiệu quả.
Ngừa ung thư hiệu quả
Mật ong được sử dụng cho việc phát triển các phương pháp điều trị mới cho bệnh nhân ung thư và các khối u liên quan đến ung thư qua các nghiên cứu.[17]
Các dẫn xuất allylsulfide chứa trong tỏi có hoạt tính chống ung thư mạnh mẽ, ức chế sự phát triển của tế bào khối u, tăng cường giải độc và bảo vệ DNA khỏi các chất gây ung thư được hoạt hóa.[2]
Trị mụn trứng cá
Vì mụn trứng cá được hình thành do tích tụ quá nhiều độc tố, lỗ chân lông bị tắc và nhiễm trùng do vi khuẩn mà tỏi lại là một chất chống oxy hóa mạnh, có đặc tính chống viêm, kháng khuẩn. Do đó, tỏi có thể được sử dụng để trị mụn trứng cá.[19]
Mật ong là một chất khử trùng và chống viêm tự nhiên, kiểm soát sự tích tụ của bụi trong lỗ chân lông trên da và hấp thụ các tạp chất từ lỗ chân lông. Ngoài ra, mật ong còn giúp làm lành các nốt mụn, ngăn ngừa nhiễm trùng và làm giảm sưng đỏ của mụn.
Vì vậy, tỏi ngâm mật ong được ứng dụng để điều trị mụn trứng cá.
Tác dụng phụ của tỏi ngâm mật ong
Đây là một số tác dụng phụ của tỏi ngâm mật ong bạn cần phải hiểu rõ để phòng tránh trong sử dụng:
- Dị ứng với mật ong hoặc tỏi.
- Đầy bụng, khó tiêu, thậm chí là rối loạn tiêu hóa.
- Tăng đường huyết: Trong tỏi ngâm mật ong có hàm lượng mật ong khá lớn, lượng đường cao nên khi sử dụng có thể làm tăng mức đường huyết, không phù hợp với người bị bệnh tiểu đường.
- Gây loãng máu với biểu hiện thường gặp là chảy máu cam.
Đối tượng không nên sử dụng tỏi ngâm mật ong
- Trẻ sơ sinh dưới một tuổi vì trong mật ong có chứa các bào tử vi khuẩn, tác động đến hệ tiêu hóa của trẻ. Từ đó gây ra một tình trạng như táo bón, suy nhược, nghiêm trọng là ngộ độc.
- Phụ nữ mang thai.
- Người bị bệnh tiểu đường.
- Người bị rối loạn tiêu hoá, dị ứng tỏi/ mật ong.
- Người đang sử dụng những loại thuốc chống đông máu.
Cách dùng tỏi ngâm mật ong thơm ngon, đúng cách
Chuẩn bị:
- 3 củ tỏi.
- 500ml mật ong nguyên chất.
- 01 lọ thủy tinh có nắp đậy.
Cách làm:
- Bóc vỏ và loại bỏ phần gốc dưới cùng của mỗi tép tỏi.
- Làm dập nhẹ từng tép để mật ong dễ thẩm thấu hơn và nước từ tỏi cũng giúp làm loãng mật ong đủ để bắt đầu lên men.
- Cho tỏi vào lọ thủy tinh đã được khử trùng qua nước sôi và để khô, để lại một khoảng trống phía trên cùng của nắp.
- Thêm mật ong vào lọ đủ để ngập tỏi và đậy nắp.
- Mỗi hai ngày, hãy mở nắp lọ để lượng khí trong quá trình lên men tích tụ thoát ra ngoài và lật ngược lọ để đảm bảo rằng tất cả tỏi được phủ bằng mật ong.
- Bạn có thể sử dụng tỏi ngâm mật ong bất kỳ thời điểm nào trong quá trình ngâm nhưng nên để trong 1 tháng để tỏi chín hoàn toàn.
Lưu ý khi sử dụng tỏi ngâm mật ong
- Có thể bảo quản tỏi ngâm mật ong đã lên men ở nơi tối mát, tránh ánh nắng trực tiếp lên đến 01 năm nhưng cũng đừng sử dụng quá lâu bởi nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe.
- Không dùng hỗn hợp khi có hiện tượng đổi màu hoặc có mùi vị khác lạ so với ban đầu.
- Nên uống 15mg hỗn hợp với 250ml nước vào buổi sáng, trước khi ănkhoảng 30 – 45 phút. Tránh sử dụng hỗn hợp sau khi ăn để hạn chế tình trạng rối loạn tiêu hóa.
Xem thêm:
- So sánh về mật ong nguyên chất và mật ong tiệt trùng
- Tự tay làm siro tỏi gừng hấp mật ong trị ho hiệu quả không ngờ
- Sử dụng tỏi đen đúng cách để không phản tác dụng
- Lợi ích, tác hại và lưu ý khi sử dụng gừng ngâm mật ong
- Những tác hại khi sử dụng mật ong không đúng cách
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn thông tin về những tác dụng của tỏi ngâm mật ong đối với sức khỏe. Hãy chia sẻ bài viết này nếu thấy hữu ích bạn nhé!
Nguồn: Healthline, Daburhoney, Farmsteady
Nguồn tham khảo
-
Allicin: Chemistry and Biological Properties
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6271412/
-
Garlic: a review of potential therapeutic effects
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4103721/
-
Identification and quantification of antioxidant components of honeys from various floral sources
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/12358452/
-
Combined antibacterial activity of stingless bee (Apis mellipodae) honey and garlic (Allium sativum) extracts against standard and clinical pathogenic bacteria
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3757282/
-
Antimicrobial Activity Of Garlic Juice (Allium Sativum), Honey, And Garlic -Honey Mixture On Some Sensetive And Multiresistant Microorganisms
https://www.lifesciencesite.com/lsj/life1004/325_21789life1004_2429_2435.pdf
-
Anti-influenza Viral Effects of Honey In Vitro: Potent High Activity of Manuka Honey
https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S0188440914001106
-
Testing garlic for possible anti-ageing effects on long-term growth characteristics, morphology and macromolecular synthesis of human fibroblasts in culture
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/7526077/
-
Anti-wrinkle and anti-inflammatory effects of active garlic components and the inhibition of MMPs via NF-κB signaling
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/24066081/
-
Combination of topical garlic gel and betamethasone valerate cream in the treatment of localized alopecia areata: a double-blind randomized controlled study
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/17314444/
-
Therapeutic and prophylactic effects of crude honey on chronic seborrheic dermatitis and dandruff
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/11485891/
-
Effect of Allium Cepa and Allium Sativum on Some Immunological Cells in Rats
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3746674/
-
Garlic-Derived Organic Polysulfides and Myocardial Protection
https://academic.oup.com/jn/article/146/2/403S/4584812
-
Garlic: a review of potential therapeutic effects
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4103721/
-
Neuroprotective Effects of Aged Garlic Extract on Cognitive Dysfunction and Neuroinflammation Induced by β-Amyloid in Rats
https://www.mdpi.com/2072-6643/9/1/24/htm
-
Garlic: a review of potential therapeutic effects
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4103721/
-
Associations between honey consumption and prehypertension in adults aged 40 years and older
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/31760826/
-
Honey and Cancer: Sustainable Inverse Relationship Particularly for Developing Nations—A Review
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3385631/
-
Garlic: a review of potential therapeutic effects
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4103721/
-
Garlic in dermatology
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4211483/
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Tỏi ngâm mật ong: 11 tác dụng đối với sức khoẻ và cách làm bổ dưỡng tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.