Giải Toán lớp 7 trang 85, 86 tập 1 Cánh diều giúp các bạn học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời 3 câu hỏi trong SGK bài 2Hình lăng trụ đứng tam giác – Hình lăng trụ đứng tứ giác.
Toán 7 Cánh diều Bài 2 tập 1 trang 81, 82,83, 84, 85,86 được biên soạn với các lời giải chi tiết, đầy đủ và chính xác bám sát chương trình sách giáo khoa môn Toán lớp 7 tập 1. Giải Toán 7 Hình lăng trụ đứng tam giác – Hình lăng trụ đứng tứ giáclà tài liệu cực kì hữu ích hỗ trợ các em học sinh trong quá trình giải bài tập. Đồng thời phụ huynh có thể sử dụng để hướng dẫn con em học tập và đổi mới phương pháp giải phù hợp hơn. Bên cạnh đó các bạn xem thêm Bài tập cuối chương 3.
Toán 7 Bài 2: Hình lăng trụ đứng tam giác. Hình lăng trụ đứng tứ giác
- Trả lời câu hỏi Hoạt động Toán 7 Bài 2
- Giải Toán 7 trang 85 Cánh diều – Tập 1
- Lý thuyết Hình lăng trụ đứng tam giác, tứ giác
Trả lời câu hỏi Hoạt động Toán 7 Bài 2
Hoạt động 1
Thực hiện các hoạt động sau:
a) Vẽ trên giấy kẻ ô vuông hai hình tam giác và ba hình chữ nhật như ở Hình 20.
b) Cắt rời theo đường viền của hình vừa vẽ (phần tô màu) và gấp lại để nhận được hình khối như ở Hình 21. Những hình khối như thế gọi là Hình lăng trụ đứng tam giác (còn gọi tắt là lăng trụ đứng tam giác).
c) Quan sát lăng trụ đứng tam giác ở Hình 21, nêu số mặt, số cạnh và số đỉnh của lăng trụ đứng tam giác đó.
Gợi ý trả lời
a) Vẽ trên giấy kẻ ô vuông hai hình tam giác và ba hình chữ nhật như ở Hình 20,
b) Cắt rời theo đường viền của hình vừa vẽ (phần tô màu) và gấp lại để nhận được hình khối như ở Hình 21. Những hình khối như thế gọi là Hình lăng trụ đứng tam giác (còn gọi tắt là lăng trụ đứng tam giác).
c) Lăng trụ đứng tam giác có 5 mặt, 9 cạnh và 6 đỉnh.
Hoạt động 2
Quan sát lăng trụ đứng tam giác ở Hình 22, đọc tên các mặt, các cạnh và các đỉnh của lăng trụ đứng tam giác đó.
Gợi ý trả lời
Quan sát hình 22 ta có:
– Lăng trụ đứng tam giác ABC.A’B’C’
– Đáy dưới ABC, đáy trên A’B’C’
– Các mặt bên: AA’B’B, BB’C’C, CC’A’A
– Các cạnh đáy: B, BC, CA, A’B’, B’C’, C’A’
– Các cạnh bên: AA’, BB’, CC’
– Các đỉnh A, B, C, A’, B’, C’
Hoạt động 3
Quan sát lăng trụ đứng tam giác ABC.A’B’C’ ở Hình 23 và cho biết:
a) Đáy dưới ABC và đáy trên A’B’C’ là hình gì?
b) Mặt bên AA’C’C là hình gì?
c) So sánh độ dài hai cạnh bên AA’ và CC’.
Gợi ý trả lời
a) Đáy dưới ABC và đáy trên A’B’C’ là tam giác.
b) Mặt bên AA’C’C là hình chữ nhật.
c) Độ dài hai cạnh bên AA’ và CC’ bằng nhau.
Giải Toán 7 trang 85 Cánh diều – Tập 1
Bài 1
Tìm số thích hợp cho vào chỗ trống
Gợi ý đáp án
Hình lăng trụ đứng tam giác |
Hình lăng trụ đứng tứ giác |
|
Số mặt |
5 |
6 |
Số đỉnh |
6 |
8 |
Số cạnh |
9 |
12 |
Số mặt đáy |
2 |
2 |
Số mặt bên |
3 |
4 |
Bài 2
Chọn từ “đúng (Đ)”, “sai (S)” thích hợp cho ? trong bảng sau:
Gợi ý đáp án
Hình lăng trụ đứng tam giác | Hình lăng trụ đứng tứ giác | |
Các mặt đáy song song với nhau. | Đ | Đ |
Các mặt đáy là tam giác. | Đ | S |
Các mặt đáy là tứ giác. | S | Đ |
Mặt bên là hình chữ nhật. | Đ | Đ |
Thể tích bằng diện tích đáy nhân với độ dài cạnh bên. | Đ | Đ |
Diện tích xung quang bằng chu vi đáy nhân với độ dài cạnh bên. | Đ | Đ |
Bài 3
Cho các hình 32a, 32b, 32c:
(i) Hình nào trong các hình 32a, 32b, 32 c là hình lăng trụ đứng tam giác? Hình lăng trụ đứng tứ giác?
(ii) Tính diện tích xung quanh của hình lăng trụ đứng tam giác, hình lăng trụ đứng tứ giác ở Hình 32.
(iii) Tính thể tích của hình lăng trụ đứng tam giác, hình lăng trụ đứng tứ giác có ở Hình 32.
Gợi ý đáp án
(i) Trong hình 32a, 32b, 32c ta thấy Hình 32c là hình lăng trụ đứng tam giác, Hình 32a là hình lăng trụ đứng tứ giác.
Hình 32b không phải hình lăng trụ đứng tam giác hay hình lăng trụ đứng tứ giác vì các mặt bên của nó không phải hình chữ nhật.
(ii)
+) Hình lăng trụ đứng tam giác (Hình 32c)
Chu vi đáy là: 3 + 4 + 5 = 12 (cm)
Diện tích xung quanh là: Sxq = 12.6 = 72 (cm2)
+) Hình lăng trụ đứng tứ giác (Hình 32a)
Chu vi đáy là: 2.(3 + 4) = 2.7 = 14 (cm)
Diện tích xung quanh là: Sxq = 14.5 = 70 (cm2).
(iii)
+) Hình lăng trụ đứng tam giác (Hình 32c)
Diện tích đáy là: S = .3.4=6 (cm2)
Thể tích hình lăng trụ đứng tam giác là: V = S.h = 6.6 = 36 (cm3)
+) Hình lăng trụ đứng tứ giác (hình 32a)
Diện tích đáy là: S = 3.4 = 12 (cm2)
Thể tích hình lăng trụ đứng tứ giác là: V = S.h = 12.5 = 60 (cm3).
Lý thuyết Hình lăng trụ đứng tam giác, tứ giác
I. Hình lăng trụ đứng tam giác
– Có 6 đỉnh
– Có 2 mặt đáy cùng là tam giác và song song với nhau, 3 mặt bên là các hình chữ nhật.
– Các cạnh bên bằng nhau
– Chiều cao là độ dài một cạnh bên.
II. Hình lăng trụ đứng tứ giác
– Có 8 đỉnh
– 2 mặt đáy cùng là tứ giác và song song với nhau, 4 mặt bên là các hình chữ nhật.
– Các cạnh bên bằng nhau.
– Chiều cao là độ dài một cạnh bên.
Chú ý: Hình hộp chữ nhật cũng là một hình lăng trụ đứng tứ giác
III. Diện tích xung quanh. Thể tích
Diện tích xung quanh = chu vi đáy . chiều cao
Thể tích = diện tích đáy . chiều cao
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Toán 7 Bài 2: Hình lăng trụ đứng tam giác. Hình lăng trụ đứng tứ giác Giải Toán lớp 7 trang 85 – Tập 1 sách Cánh diều của Neu-edutop.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.