Giải Toán lớp 7 trang 45, 46 tập 2 Cánh diều giúp các bạn học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi Hoạt động, Luyện tập vận dụng và bài tập trong SGK bài 1 Biểu thức số – Biểu thức đại số thuộc chương 6 Biểu thức đại số.
Toán 7 Cánh diều tập 2 trang 45, 46 Tập 2 được biên soạn với các lời giải chi tiết, đầy đủ và chính xác bám sát chương trình sách giáo khoa môn Toán lớp 7. Giải Toán lớp 7 trang 45, 46 là tài liệu cực kì hữu ích hỗ trợ các em học sinh trong quá trình giải bài tập. Đồng thời phụ huynh có thể sử dụng để hướng dẫn con em học tập và đổi mới phương pháp giải phù hợp hơn.
Giải Toán 7 Bài 1: Biểu thức số. Biểu thức đại số
Trả lời câu hỏi Hoạt động Toán 7 tập 2
Giải Toán 7 trang 45, 46 Cánh diều – Tập 2
Trả lời câu hỏi Hoạt động Toán 7 tập 2
Hoạt động 1
Xác định các số và các phép tính có trong mỗi biểu thức.
Biểu thức |
Số |
Phép tính |
Gợi ý đáp án
Biểu thức |
Số |
Phép tính |
100; 20; 3; 30; 1,5 |
Trừ, nhân, cộng |
|
300; |
Cộng, nhân, chia |
|
2; 3; 4; 5 |
Nhân, chia, lũy thừa |
Hoạt động 2
Viết biểu thức biểu thị:
a) Diện tích của hình vuông có độ dài cạnh là x (cm);
b) Số tiền mà bác An phải trả khi mua x (kg) gạo nếp và y (kg) gạo tẻ, biết giá 1 kg gạo nếp là 30000 đồng và giá 1 kg gạo tẻ là 16 000 đồng.
Gợi ý đáp án
a) Biểu thức biểu thị diện tích của hình vuông có độ dài cạnh là x (cm) là: (cm2).
b) Giá tiền của x (kg) gạo nếp là: (đồng).
Giá tiền của y (kg) gạo tẻ là: (đồng).
Số tiền mà bác An phải trả là: (đồng).
Giải Toán 7 trang 45, 46 Cánh diều – Tập 2
Bài 1
Một hình chữ nhật có chiều dài là 5 cm, chiều rộng là 6 cm. Biểu thức nào sau đây dùng để biểu thị chu vi hình chữ nhật đó?
a) 2.5 + 6 (cm)
b) 2.(5 + 6) (cm).
Gợi ý đáp án
Biểu thức b) 2.(5 + 6) (cm) dùng để biểu thị chu vi hình chữ nhật đó.
Bài 2
Tính giá trị của biểu thức:
a) M = 2(a + b) tại a = 2, b = – 3;
b) N = – 3xyz tại x = – 2, y = – 1, z = 4;
c) tại x = – 1; y = – 3.
Gợi ý đáp án
a) Thay giá trị a = 2, b = – 3 vào biểu thức đã cho, ta có:
M = 2(a + b) = 2.(2 + ( – 3)) = 2.(2 – 3) = 2.( – 1) = – 2.
b) Thay giá trị x = – 2, y = – 1, z = 4 vào biểu thức đã cho, ta có:
N = – 3xyz = – 3. – 2. – 1.4 = 6. – 1.4 = – 6.4 = – 24.
c) Thay giá trị x = – 1; y = – 3 vào biểu thức đã cho, ta có:
Bài 3
Cho A = – ( – 4x + 3y),B = 4x + 3y,C = 4x – 3y. Khi tính giá trị của biểu thức tại x = – 1 và y = – 2, bạn An cho rằng giá trị của các biểu thức A và B bằng nhau, bạn Bình cho rằng giá trị của các biểu thức A và C bằng nhau. Theo em, bạn nào đúng? Vì sao?
Gợi ý đáp án
Thay giá trị x = – 1 và y = – 2 vào các biểu thức đã cho, ta có:
A = – ( – 4x + 3y) = – ( – 4. – 1 + 3. – 2) = – (4 + – 6) = – ( – 2) = 2.
B = 4x + 3y = 4. – 1 + 3. – 2 = – 4 + – 6 = – 10.
C = 4x – 3y = 4.( – 1) – 3.( – 2) = – 4 – – 6 = – 4 + 6 = 2.
Ta thấy 2 ≠ -2 = 2. Do vậy, khi thay giá trị x = – 1 và y = – 2 vào các biểu thức đã cho ta thấy giá trị của các biểu thức A và C bằng nhau.
Vậy bạn Bình nói đúng.
Bài 4
Nho là một đặc sản của Ninh Thuận. Năm 2021, giá mua nho đỏ Red Cardinal là 45 000 đồng/kg, nho xanh NH01-48 là 70 000 đồng/kg, nho ba màu NH01-152 là 140 000 đồng/kg.
a) Viết biểu thức tính số tiền khi mua x (kg) nho đỏ Red Cardinal, y (kg) nho xanh NH01-48 và t (kg) nho ba màu NH01-152.
b) Tính số tiền khi mua 300 kg nho đỏ Red Cardinal, 250 kg nho xanh NH01-48 và 100 kg nho ba màu NH01-152.
Gợi ý đáp án
a)
Biểu thức tính số tiền khi mua x (kg) nho đỏ Red Cardinal: 45000x (đồng).
Biểu thức tính số tiền khi mua y (kg) nho xanh NH01-48: 70000y (đồng).
Biểu thức tính số tiền khi mua t (kg) nho ba màu NH01-152: 140000t (đồng).
Vậy biểu thức tính số tiền khi mua x (kg) nho đỏ Red Cardinal, y (kg) nho xanh NH01-48 và t (kg) nho ba màu NH01-152 là:
45000x + 7000 – y + 140000t(đồng).
b) Số tiền khi mua 300 kg nho đỏ Red Cardinal, 250 kg nho xanh NH01-48 và 100 kg nho ba màu NH01-152 là:
45000.300 + 70000.250 + 140000.100 = 13500000 + 17500000 + 14000000 = 45000000 (đồng)
Bài 5
Bạn Quân dự định mua 5 cốc trà sữa có giá x đồng/cốc và 3 lọ sữa chua có giá y đồng/lọ. Khi đến cửa hàng, bạn Quân thấy giá bán trà sữa mà bạn dự định mua đã giảm 10%, còn giá sữa chua thì không thay đổi.
a) Viết biểu thức biểu thị:
– Giá tiền của 1 cốc trà sữa sau khi giảm giá;
– Số tiền mua 5 cốc trà sữa sau khi giảm giá;
– Số tiền mua 3 lọ sữa chua.
b) Bạn Quân mang theo 195 000 đồng. Số tiền này vừa đủ để mua lượng trà sữa và sữa chua như dự định (khi chưa giảm giá). Giá tiền của một cốc trà sữa sau khi đã giảm giá là bao nhiêu? Biết giá một lọ sữa chua là 15 000 đồng.
Gợi ý đáp án
a)
Giá bán trà sữa mà bạn Quân dự định mua đã giảm 10%, số tiền mà bạn Quân được giảm là:
Biểu thức biểu thị:
– Giá tiền của 1 cốc trà sữa sau khi giảm giá là
– Số tiền mua 5 cốc trà sữa sau khi giảm giá là
– Số tiền mua 3 lọ sữa chua là 3y.
b)
Biểu thức biểu thị số tiền vừa đủ để mua lượng trà sữa và sữa chua như dự định (khi chưa giảm giá) là:
5x + 3y = 195000 = 5x + 3.15000 = 195000.
x = 30000.
Vậy giá tiền của một cốc trà sữa khi chưa giảm giá là 30000 đồng.
Giá tiền của một cốc trà sữa sau khi đã giảm giá là: (đồng).
Bài 6
a) Lãi suất ngân hàng quy định cho kì hạn 1 năm là r%/năm. Viết biểu thức đại số biểu thị số tiền lãi khi hết kì hạn 1 năm nếu gửi ngân hàng A đồng.
b) Cô Ngân gửi ngân hàng 200 triệu đồng với lãi suất 6%/năm. Hết kì hạn 1 năm, cô Ngân nhận được số tiền lãi là bao nhiêu?
Gợi ý đáp án
a) Biểu thức đại số biểu thị số tiền lãi khi hết kì hạn 1 năm nếu gửi ngân hàng A đồng là:
(đồng).
b) Cô Ngân gửi ngân hàng 200 triệu đồng với lãi suất 6%/năm. Hết kì hạn 1 năm, cô Ngân nhận được số tiền lãi là:
(triệu đồng).
Bài 7
Các nhà khoa học đã đưa ra cách ước tính chiều cao của trẻ em khi trưởng thành dựa trên chiều cao b của bố và chiều cao m của mẹ (b, m tính theo đơn bị xăng-ti-mét) như sau:
Chiều cao của con trai =
Chiều cao của con gái =
Theo cách ước tính trên, nếu bố cao 170 cm, mẹ cao 160 cm thì chiều cao ước tính của con trai, con gái khi trưởng trành là bao nhiêu?
Gợi ý đáp án
Theo cách ước tính trên, nếu bố cao 170 cm, mẹ cao 160 cm thì chiều cao ước tính của con trai, con gái khi trưởng trành là:
Chiều cao của con trai
=
Chiều cao của con gái
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Toán 7 Bài 1: Biểu thức số. Biểu thức đại số Giải Toán lớp 7 trang 45, 46 – Tập 2 sách Cánh diều của Neu-edutop.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.