Bạn đang xem bài viết Tinh dầu đinh hương và các công dụng của nó tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Đinh hương là loài cây có hoa chứa hàm lượng tinh dầu lớn. Vậy tinh dầu này là gì, công dụng nó ra sao. Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!
Ngoài công dụng chính là làm gia vị trong nhiều nền ẩm thực khác nhau thì tinh dầu đinh hương còn được ứng dụng nhiều trong ngành thực phẩm và dược phẩm. Những ứng dụng đó là gì, hãy cùng nhau khám phá ngay sau đây nhé!
Tinh dầu đinh hương là gì?
Tinh dầu đinh hương là phần tinh dầu được chiết xuất từ cây đinh hương (Syzygium aromaticum). Trong đó phần thu lấy tinh dầu là nụ hoa chưa nở.
Trong tinh dầu đinh hương chứa một lượng lớn các hợp chất phenolic có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm, diệt côn trùng và chống oxy hóa. FDA đã công nhận tinh dầu đinh hương là an toàn. Vì vậy, nó được sử dụng trong nước hoa, mỹ phẩm, sản phẩm vệ sinh, thuốc và thực phẩm.
Trong tinh dầu đinh hương đã có ít nhất 30 hợp chất được xác định, trong đó:
– Eugenol là hợp chất chính, chiếm ít nhất 50%.
– Phần còn lại từ 10 – 40% là eugenyl axetat, β-caryophyllene và α-humulene.
– 10% cuối là các thành phần phụ hoặc vi lượng như dietyl phthalate, caryophyllene oxit, cadinene, α-copaene, 4 – (2-propenyl) -phenol, chavicol và α-cubebene
Những công dụng của tinh dầu đinh hương
Kháng khuẩn trên cả gram âm và gram dương
Nhờ đặc tính ưa béo mà tinh dầu đinh hương có thể thấm qua màng tế bào. Sau đó, nó phá hủy thành tế bàonhờ tương tác với polysaccharid, axit béo và phospholipid là những thành phần cấu tạo nên màng tế bào. Và khi thành tế bào bị phá hủy thì vi khuẩn sẽ được tiêu diệt.
Ngoài ra, tinh dầu đinh hương còn có thể ức chế cả vi khuẩn gram dương và gram âm. Nhưng nó ức chế tốt hơn đối với vi khuẩn gram dương. Nguyên nhân được cho là gram âm có thêm lớp phức hợp lipopolysaccharid ở màng ngoài tế bào vi khuẩn, điều này làm giảm đáng kể tốc độ khuếch tán các hợp chất kháng khuẩn ưa mỡ.
Có khả năng chống oxy hóa cao
Thành phần của tinh dầu đinh hướng chứa các chất chống oxy hóa như eugenol, eugenyl acetate, β-caryophyllene và α-humulene, giúp bảo vệ tế bàokhỏi quá trình oxy hóa gốc tự do.
Các hợp chất trên có bản chất là phenol, chúng chuyển electron hoặc nguyên tử hydro để trung hòa tác nhân oxy hóa thành các gốc tự do, dẫn đến quá trình oxy hóa bị chặn.
Có thể xua đuổi hoặc diệt côn trùng
Tinh dầu đinh hương có khả năng xua đuổi các loài côn trùng như bọ chét, rệp, bọ ve, kiến lửa đỏ, muỗi (C. pipiens), gián Mỹ và Đức.
Hoạt động diệt côn trùng của tinh dầu đinh hương theo 2 cách thức sau:
– Tiêu diệt trứng nhằm ngăn cản sự sinh sôi của côn trùng.
– Tiêu diệt ấu trùng để không có chúng phát triển thành côn trùng trưởng thành.
Có khả năng kháng vi – rút tốt
Đã có những ghi nhận về khả năng chống lại vi – rút Ebola, cúm A và herpes simplex loại 1 và 2.
Nghiên cứu gần đây về chất ức chế protease của vi – rút Tây sông Nile cho thấy rằng các dẫn xuất eugenol có thể ức chế hoạt động của vi – rút Tây sông Nile và thấy được tiềm năng chống lại các vi – rút như sốt xuất huyết, Zika và sốt vàng da.[1]
Ngoài ra, eugenol cũng được nghiên cứu như một chất có thể ức chế giai đoạn đầu của nhiễm HIV – 1. Điều này có được là do eugenol làm giảm sự nhân lên của vi – rút và tăng sản xuất tế bào lympho (tế bào tham gia vào sự miễn dịch của cơ thể).[2]
Tác dụng chống viêm và chữa lành vết thương
Eugenol trong đinh hương có khả năng chống viêm nhờ khả năng ức chế cyclo oxygenase 2 (COX 2), là enzyme tham gia vào quá trình tạo prostagladin (một trong những chất gây viêm). Nhờ đặc tính chống viêm (chống lại sưng, nóng, đỏ, đau) và khả năng xâm nhập vào tủy răng để đi vào máu mà tinh dầueugenol được dùng nhiều trong nha khoa.[3]
Khả năng chống viêm của tinh dầu đinh hương (eugenol) tương đương với gel diclofenac (thuốc kháng viêm thuộc nhóm Nsaids), giảm viêm từ 60 – 20% sau 3 giờ. Ở chuột bị thương, khi dùng tinh dầu đinh hương điều trị đã cho thấy sự co lại đáng kể hơn 95% của vết thương sau 15 ngày đầu tiên. Kết quả này tương đương với việc bôi gel neomycin (thuốc kháng sinh dùng ngoài da trị nhiễm khuẩn. [4]
Tác dụng giảm đau an toàn
Tinh dầu đinh hương được sử dụng để giảm đau đầu, đau răng.
Theo nghiên cứu về tác dụng của việc sử dụng tại chỗ và toàn thân của tinh dầu đinh hương đối với chứng tê giác mạc và giảm đau, các nhà khoa học đã chứng minh được đặc tính giảm đau và gây tê của tinh dầu đinh hương. Như vậy, tinh dầu đinh hương là thuốc giảm đau an toàn, hiệu quả và rẻ tiền. [5]
Mang đặc tính chống ung thư
Các thành phần eugenol, α-humulene, và β-caryophyllene của tinh dầu đinh hương, có hoạt tính gây độc tế bào và kháng u, đã được sử dụng như những lựa chọn thay thế trong việc phòng ngừa ung thư.
Bên cạnh đó, các hoạt chất này còn giảm các tác dụng phụ của hóa trị, bao gồm buồn nôn, nôn, chán ăn và giảm cân,…
Tinh dầu đinh hương đã được thử nghiệm về tác động chống lại trên ung thư ruột kết, tuyến tụy, bạch cầu, cổ tử cung và tuyến tiền liệt.
Cơ chế chống ung thư được ghi nhận như kích hoạt các enzym giải độc, chống oxy hóa và gây độc tế bào,…[6]
Lưu ý khi sử dụng tinh dầu đinh hương
Khi sử dụng tinh dầu đinh hương bạn cần lưu ý một số điều sau đây:
– Tinh dầu đinh hương có thểgây kích ứng da. Bạn cần thử tinh dầu đã pha loãng ở phần trong khuỷa tay để chắc rằng mình không bị dị ứng.
– Mặc dù hiếm, nhưng bạn có thể bị dị ứng khi sử dụng tinh dầu đinh hương. Các dấu hiệu nhận thấy là ngứa, phát ban, thở khò khè, ho, nôn mửa hoặc tiêu chảy,…
– Tinh dầu đinh hương có thể xảy ra tương tác thuốc, do đó bạn cần tránh sử dụng tinh dầu đinh hương khi sử dụng các loại thuốc sau:
Thuốc chống đông máu: aspirin, clopidogrel, dipyridamole, prasugrel,…
Thuốc chống trầm cảmnhư chất ức chế tái hấp thu seretonin có chọn lọc (SSRI) như citalopram, escitalopram, fluvoxamine, paroxetine,…hoặc chất ức chế monoamine oxidase (MAOs)như norepinephrin, dopamin,…
– Không dùng tinh dầu đinh hương nếu bạn vừa trải qua cuộc phẩu thuật lớn, bị loét dạ dày hoặc bị rối loạn chảy máu như bệnh máu khó đông.
Trên đây là những thông tin về tinh dầu đinh hương và những công dụng chính của nó. Hy vọng bài viết giúp bạn có thêm những hiểu biết về tinh dầu đinh hương và giúp bạn sử dụng tinh dầu đinh hương một cách an toàn và hiệu quả hơn.
Nguồn: NCBI, Healthline
Nguồn tham khảo
-
Discovery of novel West Nile Virus protease inhibitor based on isobenzonafuranone and triazolic derivatives of eugenol and indan-1,3-dione scaffolds
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/31557229/
-
Anti-HIV-1 Activities of Aerial Parts of Ocimum basilicum and its Parasite Cuscuta campestris
https://www.researchgate.net/profile/Mandana-Behbahani/publication/288189249_Anti-HIV-1_Activities_of_Aerial_Parts_of_Ocimum_basilicum_and_its_Parasite_Cuscuta_campestris/links/5a624880a6fdccb61c52650c/Anti-HIV-1-Activities-of-Aerial-Parts-of-Ocimum-basilicum-and-its-Parasite-Cuscuta-campestris.pdf
-
Eugenol suppresses cyclooxygenase-2 expression in lipopolysaccharide-stimulated mouse macrophage RAW264.7 cells
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/12757841/
-
Anti-inflammatory and wound healing potential of a clove oil emulsion
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/32442923/
-
Effects of topical and systemic administration of Eugenia caryophyllata buds essential oil on corneal anesthesia and analgesia
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/27651809/
-
Biological effects of various chemically characterized essential oils: investigation of the mode of action against Candida albicans and HeLa cells
https://pubs.rsc.org/en/content/articlehtml/2016/ra/c6ra21108a
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Tinh dầu đinh hương và các công dụng của nó tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.