Bạn đang xem bài viết Tìm hiểu ý nghĩa cây đủng đỉnh, hình ảnh, cách trồng, chăm sóc tại nhà tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Cây đủng đỉnh là một trong những loại cây quen thuộc được nhiều người sử dụng để trang trí với những ý nghĩa trong phong thủy mà nó mang lại. Hôm nay, hãy cùng Neu-edutop.edu.vn tìm hiểu tất tần tật về loại cây này qua bài viết sau nhé.
Cây đủng đỉnh là cây gì?
Nguồn gốc, ý nghĩa cây đủng đỉnh
Cây đủng đỉnh hay còn có tên gọi khác là cây đùng đình có tên khoa học là Caryota urens là một loài cây thân cột thẳng. Cây thường mọc nhiều các tỉnh thành như: Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Ninh Bình, Nghệ An, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Khánh Hòa. Cây đủng đỉnh có ý nghĩa rất lớn đối với y học cổ truyền và là một vị thuốc dùng để chữa nhiều bệnh.
Ý nghĩa phong thuỷ cây đủng đỉnh
Cây đủng đỉnh là loại cây gắn bó quen thuộc với người dân Việt Nam, trong phong thủy, cây tượng trưng cho sự đầy đủ, sung túc, sức khỏe và thịnh vượng nên được trồng làm cây cảnh ở nhiều gia đình Việt.
Đặc điểm, phân loại cây đủng đỉnh
Cây đủng đỉnh có thân đơn, thường mọc thành bụi cao từ 2-10m. Thân thẳng, hình trụ. Khi cây còn bé sẽ mảnh và nhỏ, khi cây trưởng thành sẽ to rễ, thân to bằng cây cao.
Lá cây đủng đỉnh có hình lông chim dài 1,5-3m uống chung lớn. Lá chét mọc so le, dài khoảng 15 – 20cm. Lá kép đủng đỉnh lớn, dài 1,5 đến 3m, nhiều lá chét mọc so le nhau. Hoa có màu kem, nhỏ, thường mọc thành các mo dày đặc. Hoa thường ra vào mùa hè. Quả tròn, khi chín màu đỏ đậm, ra vào tầm tháng 11-12.
Tác dụng của cây đủng đỉnh
Tác dụng đối với sức khỏe
Trong đông y, cây đủng đỉnh là một vị thuốc giúp chữa nhiều bệnh như: tiểu máu, bí tiểu, băng huyết, rong kinh, khí hư,… Dưới đây là một số bài thuốc giúp ích cho sức khỏe mời bạn tham khảo:
-
Bài thuốc chữa tiểu ra máu, bí tiểu: Sử dụng 20g bẹ cây đủng đỉnh để sắc uống
-
Bài thuốc chữa ho ra máu: Chuẩn bị 10g bẹ đủng đỉnh đốt cháy, 12g qua lâu nhân sắc với nước uống
-
Bài thuốc chữa băng huyết: Phối hợp bẹ đủng đỉnh, xơ mướp với tỷ lệ 1:1 đốt thành tro, mỗi lần uống dùng 6g pha với ít rượu hoặc nước muối uống khi đói
-
Bài thuốc trị khí hư: Rễ đủng đỉnh, rễ Cau, rễ Tre, rễ Cọ, mỗi loại 12g. Cắt nhỏ nguyên liệu sắc còn 1 chén nước uống làm 2 lần/ngày mỗi lần nửa chén.
Lưu ý: Bài thuốc chỉ mang tính chất tham khảo, tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Cách trồng và chăm sóc cây đủng đỉnh
Cách trồng cây đủng đỉnh tại nhà
Cần chú ý cách đào hố khi trồng cây đủng đỉnh, hố đào phải hình vuông, nón lót trước khi trồng. Sau khi trồng bón phân chuồng, phân hữu cơ kết hợp với bón vôi để phòng sâu bệnh.
Cách chăm sóc cây đủng đỉnh
-
Tưới nước: Tưới cây 2-3 lần/ tuần
-
Ánh sáng: Giai đoạn cây còn nhỏ, nên che bóng. Cây đã trưởng thành ưa nắng nên trồng cây ngoài trời
-
Bón phân: Bón lót trước khi trồng. Đặc biệt, giai đoạn ra hoa và đậu quả cần bón phân chuồng, phân hữu cơ và bón voi để phòng bệnh
-
Sâu bệnh: Cây thường mắc bệnh như rệp sáp, khi cây bị bệnh, sử dụng dung dịch Supracide hoặc là Suprathion phun sẽ diệt được chúng
Lưu ý khi trồng và chăm sóc cây đủng đỉnh
-
Bón phân lót trước khi trồng
-
Đối với cây con, trồng trong bóng râm, nếu trồng cây lớn có thể trồng ngoài nắng do cây ưa nắng
-
Bón phân, tưới nước đều đặn nhất là khi cây ra hoa và đậu quả
10 hình ảnh đẹp về cây đủng đỉnh
Vừa rồi, Neu-edutop.edu.vn đã cùng bạn tìm hiểu ý nghĩa cây đủng đỉnh cũng như cách trồng và chăm sóc cây tại nhà. Hy vọng bạn sẽ có thêm những thông tin hữu ích qua bài viết.
Mua trái cây tươi ngon tại Neu-edutop.edu.vn nhé:
Neu-edutop.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Tìm hiểu ý nghĩa cây đủng đỉnh, hình ảnh, cách trồng, chăm sóc tại nhà tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.