Bạn đang xem bài viết Tìm hiểu về Chronometer và cách nhận biết đồng hồ chuẩn Chronometer tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Chronometer được biết đến là tiêu chuẩn cho độ chính xác trong đồng hồ. Vậy thật sự thì Chronometer là gì và làm sao để nhận biết đồng hồ đạt chuẩn Chronometer? Hãy cùng Neu-edutop.edu.vn tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!
Khái niệm Chronometer là gì?
Chronometer là một thuật ngữ nói đến tiêu chuẩn độ chính xác cao dành cho các loại đồng hồ. Mọi đồng hồ thuộc dòng cao cấp đến từ Thụy Sỹ đều được yêu cầu cần phải đạt được tiêu chuẩn này. Chứng nhận chất lượng Chronometer sẽ được kiểm định và duyệt bởi tổ chức COSC (Contrôle Officiel Suisse des Chronomètres), một tổ chức có trách nhiệm đo đạc và kiểm định chất lượng của các loại đồng hồ.
Để đồng hồ được cấp giấy chứng nhận này thì đồng hồ phải vượt qua nhiều cuộc thử nghiệm khó khăn trong nửa tháng (khoảng 15 ngày) và liên tục 24 tiếng mỗi ngày ở 5 vị trí với các mức nhiệt độ khác nhau.
Sự khác biệt giữa Chronometer và Chronograph
Người dùng khi tìm mua đồng hồ thường nhầm lẫn giữa Chronometer và Chronograph, tuy nhiên đây là 2 thuật ngữ có ý nghĩa vô cùng khác nhau. Sự khác nhau giữa 2 yếu tố này như sau:
– Đối với Chronometer: Đây là chứng nhận về độ chính xác của đồng hồ do tổ chức COSC (Contrôle Officiel Suisse des Chronomètres) kiểm định.
– Đối với Chronograph: Khác với Chronometer, Chronograph là một trong những tính năng trên đồng hồ, cụ thể là chức năng bấm giờ của đồng hồ. Đa số những đồng hồ 3 kim đều được tích hợp chức năng này.
Các tiêu chí để đạt chuẩn Chronometer
Đa số các mẫu đồng hồ đến từ Thụy Sỹ sau khi được sản xuất sẽ được tham gia kiểm tra chuẩn Chronometer. Tại trụ sở COSC, đồng hồ sẽ được phân tích dữ liệu thông qua nhiều bài kiểm tra và so sánh với 2 chiếc đồng hồ nguyên tử có độ chính xác tuyệt đối để kiểm tra kỹ càng về độ chính xác.
Để nhận được chứng nhận Chronometer thì đồng hồ cần đạt được 7 tiêu chí. Cụ thể:
Tiêu chí 1: Về tốc độ trung bình trong 1 ngày được đánh giá sau 10 ngày thử nghiệm, độ lệch của đồng hồ chỉ trong khoảng từ -4 đến +6 giây/ngày.
Tiêu chí 2: Ở tiêu chí này, đồng hồ được theo dõi về tốc độ thay đổi trung bình ở 5 điểm khác nhau, bao gồm 3 chiều thẳng đứng và 2 chiều nằm ngang trong khoảng thời gian 10 ngày. Tốc độ trung bình của đồng hồ không được có sự sai lệch quá 2 giây.
Tiêu chí 3: Là tiêu chí đo đạc tốc độ thay đổi lớn nhất của bộ máy đồng hồ, khi đo đạc tại 5 vị trí khác nhau trên đồng hồ thì tốc độ thay đổi lớn nhất không được lớn hơn 5 giây/ngày.
Tiêu chí 4: Trừ giá trị trung bình theo hai chiều thẳng đứng và nằm ngang sao cho độ chênh lệch thời gian của đồng hồ phải nằm trong khoảng từ -6 đến +8 giây.
Tiêu chí 5: Tiêu chí này đo đạc sự chênh lệch giữa tốc độ lớn nhất trong ngày so với tốc độ trung bình trong 1 ngày của đồng hồ. Sự chênh lệch của 2 thông số này không được quá 10 giây/ngày.
Tiêu chí 6: Để đồng hồ trong nhiệt độ từ 8 độ C và 38 độ C và bắt đầu thử nghiệm đồng hồ. Đồng hồ đạt chuẩn là đồng hồ phải có thời gian không được sai khác so với thời gian chuẩn quá 0,6 giây trong mỗi ngày.
Tiêu chí 7: Tiêu chí cuối cùng đó là đo đạc mức sai số lũy tiến của đồng hồ. Thông số này được đo bằng cách xem xét sự sai số giữa tốc độ trung bình trong ngày ở ngày thử nghiệm đầu tiên và ngày thử nghiệm cuối cùng để xem xét sự chênh lệch sai số giữa 2 ngày này. Đồng hồ đạt chuẩn sẽ không được chênh lệch nhau quá 5 giây.
Hiện nay, trên thế giới chỉ có đúng 3% đồng hồ Thụy Sỹ vượt qua bài kiểm tra này và được cấp giấy chứng nhận của COSC. Tuy nhiên, đây chỉ là tiêu chuẩn dành riêng cho đồng hồ Thụy Sỹ còn các loại đồng hồ lắp ráp tại Nhật Bản hay Đức đều có tiêu chuẩn riêng của mình. Ví dụ như ở Đức có cơ quan nghiên cứu chuẩn DIN 8319 hay thường biết đến là ISO 3159, tại Pháp thì có chuẩn đồng hồ Observatory Chronometer.
Cách nhận biết đồng hồ chuẩn Chronometer
Để nhận biết được đồng hồ chuẩn Chronometer bạn hãy quan sát trên mặt số, vỏ hoặc bộ máy được khắc dòng chữ Superlative Chronometer Officially Certified cùng với đó là giấy chứng nhận đi kèm bên trong. Đôi khi, cùng mẫu mã, cùng thương hiệu nhưng tùy chiếc đồng hồ có loại được chứng nhận có loại không do đó bạn nên hỏi kỹ trước khi mua nhé!
Một số hiệu đồng hồ hiện nay được cấp giấy chứng nhận Chronometer kể đến như: Rolex, Breitling, Omega, Panerai hay TAG Heuer. Trong đó, đồng hồ Rolex đến từ Thụy Sỹ bạn có thể dễ dàng tìm ra chiếc đồng hồ chuẩn Chronometer.
Câu hỏi thường gặp về đồng hồ Chronometer
Làm sao biết đồng hồ có chuẩn Chronometer?
Đồng hồ chuẩn Chronometer có những đặc điểm chung như dòng chữ Superlative Chronometer Officially Certified được khắc lên mặt số, vỏ, bộ máy hoặc chứng nhận đi kèm.
Đồng hồ chuẩn Chronometer có đắt không?
Các dòng đồng hồ chuẩn Chronometer thường có giá thành đắt hơn các phiên bản đồng hồ khác bởi vì đồng hồ đều đạt 7 tiêu chí của bài kiểm tra do đó đồng hồ có độ chính xác cực kỳ cao, cũng như chất lượng vô cùng tốt.
Mời bạn tham khảo một số mẫu đồng hồ thời trang thanh lịch, sang trọng hiện đang kinh doanh tại Neu-edutop.edu.vn:
Trên đây là bài viết giới thiệu đồng hồ chuẩn Chronometer. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn trong việc hiểu về đồng hồ Chronometer.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Tìm hiểu về Chronometer và cách nhận biết đồng hồ chuẩn Chronometer tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.