Khách du lịch đến với Sapa không chỉ bị lôi cuốn bởi vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ mộng mơ mà còn yêu thích những giá trị văn hóa, nét đẹp đến từ chính con người sinh sống tại vùng đất núi rừng Tây Bắc này đó chính là đồng bào các dân tộc thiểu số ở Sapa. Hình ảnh về các dân tộc ở Sapa khiến Sapa trở thành điểm đến khám phá văn hóa Việt Nam hàng đầu đối với bạn bè quốc tế.
Sapa là một thị trấn nhỏ của huyện Sapa, Lào Cai, Tây Bắc Việt Nam, nằm ở độ cao 1600m so với mực nước biển với địa hình khá hiểm trở nên đây là nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc thiểu số của Việt Nam sống bằng nghề nông và các nghề thủ công. Có rất nhiều dân tộc cùng chung sống tại Sapa điển hình đó là: Dân tộc H’mong, Dân tộc Dao đỏ, dân tộc Tày, dân tộc Giáy, dân tộc Xá Phó. Cùng nhau tìm hiểu về những phong tục tập quán và truyền thống văn hóa riêng của mỗi dân tộc tại Sapa nhé!
1. Dân tộc H’Mông
Dân tộc H’mông là dân tộc chiếm số lượng người lớn nhất tại Sapa hiện nay (50% dân số Sapa nên bạn có thể bắt gặp người H’mông rất thường xuyên khi đi du lịch Sapa. Trang phục của người H’mông rất dễ để nhận biết: Nam giới thường mặc quần màu đen hoặc xanh đen, áo cánh ngắn tay giống như áo gile, vạt áo dài quá mông. Nam giới H’mông thường đồi mũ tròn, nông, ôm đỉnh đầu, mũ thường có màu đen tuyền hoặc có một vòng thêu thổ cẩm. Phụ nữ H’mông cũng thường mặc đồ màu đen, đội khăn đen, mặc áo khoác không có tay áo, vạt dài tới gối.
Cách tạo ra trang phục áo của phụ nữ người H’mông khá đặc biệt, vải áo được lăn ép bằng sáp ong nên màu áo có ánh bạc. Phụ nữ H’mông không mặc váy mà mặc quần ngắn ngang đầu gối và cuốn xà cạp quanh bắp chân bằng băng vải hẹp.
Người H’mông sinh sống tại Sapa chủ yếu bằng sản xuất nông nghiệp và thủ công. Nông sản của người H’mông là ngô, lúa nương, khoai, mạch ba góc, ý dĩ, vừng, các loại rau củ…Ngoài ra người H’mông còn trông thuốc và các loại cây ăn quả nổi tiếng ở Sapa như táo, đào, mận…
Địa điểm du lịch vô cùng nổi tiếng của Sapa hiện nay đó là bản Cát Cát là nơi sinh sống chủ yếu của người H’mông. Đây là ngôi làng có lịch sử lâu đời vẫn còn lưu giữ những nghề thủ công truyền thống của dân tộc H’mông đó là: trồng bông dệt vải và chế tác trang sức truyền thống. Đến đây bạn sẽ được tìm hiểu và quan sát về cuộc sống sinh hoạt của người H’mông, tận mắt trông thấy cách người H’mông tạo ra những bộ trang phục truyền thống và thưởng thức những món ăn đặc sản của Tây Bắc như thắng cố, rượu ngô, đậu xị…
Gàu Tào là lễ hội nổi tiếng nhất của người H’Mông, đây là cơ hội để người H’mông có khoảng thời gian nghỉ ngơi sau khoảng thời gian dài lao động vất vả, cất tiếng hát những bài dân ca. Những bài dân ca được thể hiện thông qua câu hát và giãi bày qua nhạc cụ dân tộc truyền thống của người H’mông như sáo, khèn, kèn và đàn môi.
2. Dân tộc Xá Phó
Dân tộc Xá Phó nghe rất xa lạ với hầu hết người dân Việt Nam vì đây là dân tộc thuộc nhóm dân tộc Phù Lá rất ít người. Trên toàn đất nước Việt Nam số lượng người thuộc dân tộc này chỉ có vỏn vẹn 4000 người. Ở Sapa cũng không có quá nhiều người Xá Phó sinh sống, người Xá Phó thường cư ngụ tại các bản làng ở xã Nậm Sài phía nam huyện Sapa. Đây là vùng đất hẻo lánh, đường đi khó khăn nên ít tiếp xúc với những khu đông dân khác ở Sapa
Người Xá Phó cũng giống với hầu hết các dân tộc ít người khác đó là sinh sống chủ yếu bằng nghề nông. Đồng bào Xá Phó canh tác trên các ruộng nương, các ngọn đồi cùng nhau rất đoàn kết và gắn bó. Nhà truyền thống của người Xá Phó đó là nhà sàn có thêm các lán nhỏ để làm kho thóc. Ngoài làm nông, người Xá Phó còn nuôi gia súc, gia cầm, trồng bông dệt vải, đan lát mây tre để có thu nhập.
Người Xá Phó ở Sapa rất ít nhưng lại vô cùng hiếu khách và thân thiện nên nếu có cơ hội đến Sapa khách du lịch cũng có thể ghé đến thăm quan các bản làng của người Xá Phó để được nghe những điệu hát, điệu múa truyền thống của dân tộc ít người này qua những cô gái, chàng trai nơi đây tiếp đón.
3.Dân tộc Giáy
Dân tộc Giáy ở Sapa tập trung chủ yếu ở các bản làng quanh thung lũng Tả Van. Đây là bản làng được rất nhiều khách du lịch ghé thăm thường xuyên khi đi du lịch Sapa vì nét đẹp văn hóa hòa quyện với nét đẹp thiên nhiên rất độc đáo. Người Giáy thường sống ở thung lũng để tiện cho việc chăn nuôi và chăm sóc cây trồng. Ngoài trồng lúa tẻ, người Tày thường nuôi gà, vịt, ngựa, trâu để có kinh tế cho gia đình
Trang phục của người Giáy không cầu kỳ như người Dao Đỏ mà rất giản dị ít thêu thùa, chỉ có các băng vải màu viền quanh cổ và vạt áo. Người Giáy nấu cơm khá cầu kỳ, thường luộc gạo gần chín rồi cho vào chõ để đồ cho chín hẳn và dùng nước luộc gạo để uống.
Lễ hội lớn nhất của người Giáy ở Sapa đó là lễ hội “Gióng Pooc” diễn ra vào tháng Giêng hàng năm với mong muốn cầu cho một một năm mới mùa màng bội thu, mưa thuận gió hòa, người dân sống ấm no, hạnh phúc. Người Giáy có kho tàng văn học, ca giao phong phú, các sự tích để giải thích cho các hiện tượng thiên nhiên. Muốn tham gia lễ hội của người Giáy du khách có thể sắp xếp khoảng thời gian đi du lịch Sapa vào dịp đầu năm mới.
Trên đây là giới thiệu về một số các dân tộc sinh sống ở Sapa hiện nay, ngoài khám phá thiên nhiên Sapa đẹp ngất ngây thì việc tìm hiểu về nét đẹp văn hóa của Sapa thông qua các dân tộc sinh sống ở nơi đây cũng là trải nghiệm đáng nhớ đối với du khách trong nước và cả bạn bè quốc tế. Chuyến đi Sapa không chỉ giúp bạn được thư giãn, ngắm cảnh đẹp mà còn là cơ hội để các dân tộc Việt hiểu nhau và đoàn kết, yêu thương lẫn nhau hơn và hiểu về sự đa dạng văn hóa, trân quý những giá trị truyền thống của dân tộc.
Đăng bởi: Hòa Khánh
Từ khoá: Tìm Hiểu Những Nét đặc Sắc Về Văn Hoá Của Các Dân Tộc Tại Sapa
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Tìm Hiểu Những Nét đặc Sắc Về Văn Hoá Của Các Dân Tộc Tại Sapa của Neu-edutop.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.