Bạn đang xem bài viết Tìm hiểu đặc điểm, chức năng các nút, ký hiệu trên amply tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Amply là thiết bị dùng để khuếch đại tín hiệu âm thanh và truyền đến thiết bị phát (loa). Để chỉnh amply hát karaoke hay, nghe nhạc chuẩn và điều chỉnh được amply theo ý muốn, mời bạn cùng Neu-edutop.edu.vn tìm hiểu về ý nghĩa, chức năng của các ký hiệu trên amply nhé!
Ý nghĩa, chức năng của các ký hiệu trên mặt trước amply
Cấu tạo amply thường bao gồm các phần cơ bản có chức năng khá giống nhau gồm: phần chỉnh Micro, phần chỉnh Echo, phần chỉnh đường nhạc, phần chỉnh đường tổng.
Phần chỉnh Micro: Điều chỉnh âm thanh đầu ra của giọng nói.
- Đường cắm micro: 2 ngỏ cắm sử dụng jack 6 ly để cắm micro.
- Nút nhấn tăng hoặc giảm 20dB (khi bạn gắn micro hoặc nhạc cụ thì cần tắt nút này).
- Nút Vol: Cân chỉnh tín hiệu vào của đường micro.
- Nút PAL: Điều chỉnh tín hiệu cho bên phải hoặc bên trái.
- Nút Echo: Điều chỉnh tiếng Echo cho micro.
- Nút Low: Tăng hoặc giảm âm trầm – bass.
- Nút Mid: Tăng hoặc giảm âm trung – mid (hỗ trợ cho giọng yếu).
- Nút Hi: Tăng hoặc giảm âm cao – treble.
Phần chỉnh Echo: Chỉnh độ vang của tiếng
- Nút Vol: Tăng hoặc giảm của tiếng Echo, RPT, DLAY.
- Nút Low: Tăng hoặc giảm âm trầm.
- Nút Hi: Điều chỉnh âm cao tạo tiếng vang.
- Nút RPT: Tăng hoặc giảm số lần của tiếng lặp lại.
- Nút DLY: Tăng hoặc giảm độ dài của tiếng delay.
Phần chỉnh đường nhạc: Chỉnh đường đi của âm
- Nút Vol: Chỉnh tín hiệu đi vào cho đường nhạc.
- Nút Pal: Chỉnh tín hiệu ở bên phải hoặc bên trái.
- Nút Low: Tăng hoặc giảm âm thanh trầm.
- Nút Mid: Tăng hoặc giảm âm thanh trung.
- Nút Hi: Tăng hoặc giảm âm thanh cao.
Phần chỉnh đường tổng
- Nút Vol: Tăng hoặc giảm âm lượng của đầu ra.
- Nút Low: Tăng hoặc giảm âm trầm.
- Nút Mid: Tăng hoặc giảm âm trung.
- Nút Hi: Tăng hoặc giảm âm cao.
Ý nghĩa, chức năng của các cổng kết nối amply (mặt sau)
- Signal GND: Trạm gắn dây nối đất, giúp chống nhiễu và tránh bị điện giật khi có hiện tượng rò điện.
- Inputs: Các cổng kết nối tín hiệu âm thanh vào
- Phono: Cổng kết nối với máy hát dĩa loại lớn (cổng này chỉ dành cho tín hiệu công suất nhỏ, không được kết nối với các nguồn tín hiệu khác).
- CD: Cổng kết nối với đầu phát CD/VCD/DVD.
- Tuner: Cổng kết nối với máy nghe đài (Radio).
- Line: Cổng kết nối với các nguồn tín hiệu âm thanh khác như TV, MP3,…
- Recorder: Cổng kết nối với các thiết bị có chức năng thu âm.
- PB (Playback): Cổng kết nối với tín hiệu âm thanh ra (Audio Out) của đầu thu âm.
- Rec (Recorder): Cổng kết nối với tín hiệu âm thanh vào (Audio In) của đầu thu âm.
- Pre Out: Cổng xuất âm thanh ra dưới dạng tiền khuếch âm (khuếch đại âm thanh mức nhỏ) dùng để kết nối với các thiết bị khuếch đại âm thanh khác.
- Speaker Systems: Cổng kết nối với loa.
Lưu ý khi điều chỉnh các nút trên amply
– Áp dụng nguyên tắc “mở sau cùng, tắt đầu tiên”, amply sẽ là bộ phận được mở sau cùng khi kết nối với loa và tắt đầu tiên khi không sử dụng. Nếu bạn mở amply trước, nó sẽ khuếch đại các tín hiệu khi tắt/mở loa, micro và các thiết bị khác gây rít, hú và làm giảm chất lượng âm thanh của loa.
– Bạn nên điều chỉnh các nút chức năng một cách từ từ để tránh loa thay đổi công suất đột ngột
– Thao tác điều chỉnh từng nút chức năng một, không điều chỉnh nhiều nút cùng lúc.
Trên đây là tất tần tật về lợi ích, chức năng, các ký hiệu trên amply, hy vọng qua bài viết này có thể cung cấp nhiều thông tin bổ ích cho bạn. Nếu có thắc mắc cần giải đáp, bạn hãy để lại bình luận phía bên dưới nhé!
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Tìm hiểu đặc điểm, chức năng các nút, ký hiệu trên amply tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.