MIL-STD-810G là một trong những tiêu chuẩn ít thường thấy trên các dòng laptop. Bài viết dưới đây sẽ giải thích tiêu chuẩn MIL-STD-810G là gì và giới thiệu những đặc trưng của tiêu chuẩn này.
Tiêu chuẩn MIL-STD-810G là gì? Có trên thiết bị nào?
MIL-STD-810G khi mới được áp dụng là tiêu chuẩn quân đội được đặt ra dành cho những thiết bị công nghệ được sử dụng bởi binh lính Mỹ. Đây là tiêu chuẩn để đánh giá khả năng bền bỉ và chống chịu của thiết bị khi gặp những va đập, yếu tố môi trường tác động.
Tiêu chuẩn này được các hãng công nghệ ứng dụng vào sản xuất và phát triển các thiết bị laptop, điện thoại của mình nhằm tạo ra những lợi thế khác biệt trong ngành sản xuất thiết bị công nghệ thông minh vốn đang tìm kiếm không ngừng những tính năng đột phá.
Dòng điện thoại Doogee S90 mới ra mắt gần đây cũng đạt tiêu chuẩn này với tính năng Kickstarter chuyên dành cho nhóm đối tượng người dùng thường xuyên phải làm việc ngoài trời hay chơi những loại thể thao mạo hiểm ngoài trời như leo núi, trượt tuyết,…
Trước đó, LG cũng ứng dụng tiêu chuẩn MIL-STD-810G này trong việc sản xuất điện thoại trên nhiều dòng sản phẩm của mình như LG G8 ThinQ, LG G7 ThinQ, LG V50 ThinQ, LG V40 ThinQ, LG V30 và V35 ThinQ.
Nếu như điện thoại của bạn không được thiết kế với tiêu chuẩn này, có thể mua ốp lưng đạt chuẩn MIL-STD-810G để bảo vệ máy tốt hơn khỏi những va đập hằng ngày.
Ngoài ra, một vài dòng smart watch, thiết bị đeo tay theo dõi sức khỏe cũng được trang bị tiêu chuẩn MIL-STD-810G đầy bền bỉ này.
Lợi ích của MIL-STD-810G
Với những khả năng chống va đập của tiêu chuẩn MIL-STD-810G, người dùng không còn phải lo lắng trong những trường hợp như vô tình làm rơi hay vật nặng nào đó va đập vào thiết bị của mình.
Những tác động về mặt môi trường như bụi bẩn hay nhiệt độ quá khắc nghiệt cũng không còn gây ảnh hưởng. Đặc biệt, với những gia đình có con nhỏ, bố mẹ có thể an tâm giao thiết bị điện tử của mình hơn.
Những ai thường xuyên làm việc ở công trường xây dụng cũng không còn phải canh cánh lo bảo vệ thiết bị của mình khi chúng được sản xuất dựa trên tiêu chuẩn MIL-STD-810G. Thậm chí với những công việc tiếp xúc với mồi trường ngoài trời như lái tàu, sẽ không lo nước biển hay sương muối gây hư hỏng thiết bị.
Ngoài ra, nhiệt độ thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh cũng không hề ảnh hưởng và thay đổi đến hoạt động của các thiết bị được ứng dụng tiêu chuẩn siêu bền bỉ này.
Những thiết bị được trang bị tiêu chuẩn MIL-STD-810G còn có khả năng chống nước tuyệt vời.
Các thiết bị đạt tiêu chuẩn MIL-STD-810G càng đặc biệt cần thiết với những ai có công việc thường xuyên ở trên cao với xác xuất rơi các thiết bị khá thường xuyên.
Làm sao một thiết bị có thể đạt chuẩn MIL-STD-810G?
Nột thiết bị để đạt chuẩn MIL-STD-810G cần phải trải đến 29 vòng kiểm tra ngoài trời rất khắt khe và kỹ càng liên quan đến một số yếu tố như khả năng chống sock, khả năng chống va đập, khả năng chịu nhiệt và còn nhiều hơn thế nữa.
Những thiết bị thông qua bài kiểm tra khó nhằn này sẽ được gắn mác “combat ready” hay “military grade“.
Hiện trên thế giới chỉ có 20 phòng thí nghiệm đảm bảo các bài kiểm tra này và chứng nhận được thiết bị đã đáp ứng được tiêu chuẩn MIL-STD-810G hay chưa. Một trong số đó phải kết đến Juniper Systems.
Các thiết bị điện thoại để vượt qua kiểm tra tiêu chuẩn MIL-STD-810G phải đảm bảo đáp ứng được ít nhất những yếu tố sau: Khả năng chống rơi vỡ, chống chịu va đập, mưa gió, cát bụi, nhiệt độ khắc nghiệt, sương muối, độ ẩm, thử thách độ cao và còn nhiều hơn nữa.
Cách Junifer Systems test các thiết bị?
Các kỹ sư của Juniper Systems sử dụng kết hợp thử nghiệm thiết bị trong nhà và bên thứ ba để đáp ứng hoặc vượt quá yêu cầu của ít nhất 10 thử nghiệm MIL-STD-810G khác nhau trên mỗi thiết bị của mình.
Ví dụ: Với thử nghiệm khả năng chống sốc MIL-STD-810G, Juniper Systems yêu cầu thực hiện 26 lần đánh rơi thiết bị trên bề mặt gỗ dán trên bê tông.
Các dòng máy tính và máy tính bảng hiện tại của Juniper Systems đáp ứng hoặc vượt quá các thông số kỹ thuật của các thử nghiệm MIL-STD-810G dưới đây:
– Phương pháp 500,5- Áp suất thấp: phương pháp này được thưc hiện trong một căn phòng có áp suất thấp để xác định thiết bị liệu có hoạt động hiệu quả trong môi trường áp suất thấp và khả năng chịu đựng sự thay đổi áp suất đột ngột.
– Phương pháp 501,5- Nhiệt độ cao: kiểm tra hiệu suất hoạt động của máy tính trong môi trường có nhiệt độ cao và độ nhạy của các hoạt động giao tiếp bình thường như kết nối thiết bị, hoạt động của bàn phím,…
– Phương pháp 502,5- Nhiệt độ thấp: tương tự như phương pháp nhiệt độ cao, người ta kiểm tra độ ổn định của hoạt động của máy tính trong môi trường nhiệt độ thấp.
– Phương pháp 506,5- Mưa: kiểm tra mức độ ngăn chặn sự xâm nhập của nước vào lớp vỏ bảo vệ.
– Phương pháp 507,5- Độ ẩm: xác định sự kháng cự của thiết bị với độ ẩm không khí bởi độ ẩm có thể gây ra nhiều sự hỏng hóc vật lý và hóa học, làm ảnh hướng đến hiệu năng của thiết bị.
– Phương pháp 510,5: Cát và bụi: xác định khả năng chống lại tác động của các hạt bụi có thể xâm nhập qua các vết nứt, đường nứt và khớp và kiểm tra độ bền bỉ của phần thân vỏ thông qua thử nghiệm thổi cát với các hạt cát lớn và sắc nhọn.
– Phương pháp 514.6- Độ rung: thiết bị sẽ được đặt trong một cỗ máy rung liên tục theo các chu kì khác nhau và nếu thiết bị vẫn hoạt động bình thường trong thời gian rung lắc đó thì sẽ hoàn thành được yêu cầu.
– Phương pháp 516.6- Rơi tự do và sốc: đảm bảo thiết bị có thể chịu được những cú xóc bất ngờ hoặc rung động thoáng qua gặp phải trong việc xử lý, vận chuyển và dịch vụ môi trường.
Trên đây là bài viết giới thiệu tiêu chuẩn MIL-STD-810G là gì? Thiết bị nào trang bị tiêu chuẩn này? Mong rằng bài viết cung cấp thông tin hữu ích để bạn hiểu hơn về tiêu chuẩn thú vị này trên thiết bị công nghệ.