Được phát hiện vào đầu thế kỉ thứ 19, cho đến nay, tia hồng ngoại đã được ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống hằng ngày với những lĩnh vực chuyên dụng như y tế, điện tử, quân sự,… Hãy cùng tìm hiểu kĩ hơn về tia hồng ngoại và ứng dụng của tia hồng ngoại qua bài viết dưới đây nhé.
Tia hồng ngoại là gì? Có mấy loại
Tia hồng ngoại là bức xạ điện từ có bước sóng dài hơn ánh sáng mà mắt thường có thể nhìn thấy.
Thông thường, mắt chúng ta có thể nhìn thấy 7 màu của ánh sáng từ tím đến đỏ, trong đó ánh sáng đỏ có bước sóng lớn nhất là 700nm. Do đó, tia hồng ngoại sẽ có bước sóng vào khoảng 700 nm đến 1 mm và được chia làm 3 loại theo chiều dài bước sóng.
Trong đó bao gồm tia hồng ngoại gần, tia hồng ngoại trung và tia hồng ngoại xa. Tia hồng ngoại xa có bước sóng dài nhất và có năng lượng bức xạ thấp nhất.
Nguyên lí hoạt động của tia hồng ngoại
Tất cả mọi vật có nhiệt độ lớn hơn 0 độ K đều có thể phát ra tia hồng ngoại, chẳng hạn như đèn LED, remote tivi, màn hình máy tính,… và lượng lớn tia hồng ngoại đến từ mặt trời. Các nhà khoa học đã chứng minh tia hồng ngoại xa có bước sóng từ 4 đến 14 micromet rất quan trọng đối với sự sống, sinh trưởng và phát triển của sinh vật trên Trái Đất.
Tia hồng ngoại xa khi tiếp xúc với vùng da trên cơ thể sẽ tỏa ra nhiệt lượng, làm ấm và lan tỏa đến những khu vực xung quanh. Nhiệt lượng này giúp thúc đẩy cơ thể sinh ra loại vật chất có tác dụng tu bổ các protein và tăng cường chức năng miễn dịch cơ thể.
Với bước sóng dài, nên tia hồng ngoại xa rất an toàn với sức khỏe và hoàn toàn không gây tổn thương cho cơ thể.
Ứng dụng tia hồng ngoại trong cuộc sống
Tia hồng ngoại được ứng dụng khá phổ biến trong y học, được chứng minh có khả năng điều trị nhiều căn bệnh như: ung thư, viêm dạ dày, viêm gan, viêm tuyến tiền liệt, huyết áp cao, hen suyễn,… Ngoài ra, tia hồng ngoại còn giúp làm dịu các vết thương do bỏng lạnh hoặc bỏng nóng gây ra, có tác dụng làm đẹp da, điều trị mụn,…
Các thiết bị điện tử như điều khiển từ xa, chuột quang,… sử dụng đèn LED phát ra tia hồng ngoại để truyền tải thông tin. Các cảm biến hồng ngoại ở nhiều nơi công cộng như sân bay, bệnh viện,… giúp nhận biết người và các đồ vật di chuyển xung quanh, cũng như phát hiện những vật thể lạ có trong vali của hành khách.
Đặc biệt, tia hồng ngoại được ứng dụng vào thiết bị nhìn đêm như camera giám sát, đèn pha,… giúp chúng ta quan sát được trong môi trường có cường độ ánh sáng yếu, được dùng rộng rãi trong quân sự cũng như đời sống hằng ngày.
Mong rằng với bài viết trên, bạn đã có thêm nhiều thông tin hữu ích về tia hồng ngoại và ứng dụng của tia hồng ngoại nhé.